Test point-to point là gì

Chương III

KẾT NỐI HỆ THỐNG SCADA TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Nguyên tắc thực hiện


  1. Công trình nhà máy điện hoặc trạm biến áp trước khi đóng điện vận hành phải thực hiện thoả thuận, kết nối tín hiệu SCADA với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA theo Quy định này và Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.

  2. Thoả thuận kết nối hệ thống SCADA được thực hiện đồng thời với quá trình thực hiện Thoả thuận đấu nối theo Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.

  3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận kết nối hệ thống SCADA như sau:

    1. Công trình thuộc phạm vi quản lý, vận hành của Đơn vị truyền tải điện hoặc Đơn vị phân phối điện, Chủ đầu tư thoả thuận kết nối hệ thống SCADA trực tiếp với Cấp điều độ có quyền điều khiển;

    2. Công trình thuộc phạm vi quản lý, vận hành của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (trừ Đơn vị phân phối điện) hoặc lưới điện phân phối, sau khi nhận được hồ sơ thoả thuận đấu nối, Đơn vị truyền tải điện hoặc Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư thực hiện thỏa thuận kết nối hệ thống SCADA.

  1. Trường hợp công trình nhà máy điện hoặc trạm biến áp có nhiều Cấp điều độ có quyền điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm phối hợp, chia sẻ, thống nhất thông tin và các nội dung liên quan đến thỏa thuận kết nối hệ thống SCADA.

Mục 1

ĐĂNG KÝ KẾT NỐI HỆ THỐNG SCADA ĐỐI VỚI



NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

Đăng ký kết nối


  1. Trong quá trình thỏa thuận đấu nối đối với các nhà máy điện, trạm biến áp mới hoặc trong quá trình chuẩn bị đầu tư, kết nối hệ thống SCADA đối với các nhà máy điện, trạm biến áp đang vận hành, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị truyền tải điện hoặc Đơn vị phân phối điện để đăng ký kết nối hệ thống SCADA với Cấp điều độ có quyền điều khiển, bao gồm các tài liệu sau:

              1. Văn bản đề nghị kết nối hệ thống SCADA của Chủ đầu tư;

              2. Dự kiến kế hoạch trang bị thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống kênh truyền;

    1. Dự kiến giải pháp kết nối kênh truyền từ nhà máy điện hoặc trạm biến áp đến hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký kết nối hệ thống SCADA, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:

  1. Bảng danh sách dữ liệu SCADA theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy định này;

  2. Chuẩn giao thức truyền tin giữa thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  3. Các mẫu thỏa thuận, biên bản nghiệm thu;

  4. Các hướng dẫn về trình tự thực hiện tiếp theo, khuyến cáo khả năng thay đổi về công nghệ, giải pháp kỹ thuật tại hệ thống SCADA trung tâm.

Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật


  1. Trước khi thực hiện đầu tư, lắp đặt, kết nối tín hiệu SCADA với Cấp điều độ có quyền điều khiển, Chủ đầu tư phải gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển hồ sơ thiết kế kỹ thuật hạng mục SCADA, bao gồm:

              1. Danh mục hồ sơ hạng mục thiết bị đầu cuối RTU/Gateway

  • Thuyết minh giải pháp kỹ thuật hạng mục thiết bị đầu cuối RTU/Gateway;

  • Sơ đồ đấu nối lưới điện khu vực;

  • Sơ đồ nối điện chính;

  • Sơ đồ phương thức bảo vệ;

  • Sơ đồ kết nối thiết bị đầu cuối RTU/Gateway với thiết bị điện;

  • Bảng thống kê thiết bị hạng mục RTU/Gateway;

  • Bảng danh sách dữ liệu SCADA phù hợp với sơ đồ phương thức bảo vệ và danh sách dữ liệu SCADA chuẩn.

              1. Hồ sơ hạng mục kênh truyền

  • Thuyết minh giải pháp kỹ thuật hạng mục kênh truyền;

  • Sơ đồ kết nối kênh truyền;

  • Văn bản thỏa thuận cung cấp kênh truyền (nếu có);

  • Bảng thống kê thiết bị hạng mục kênh truyền;

  • Văn bản thỏa thuận vị trí lắp đặt và nguồn cấp cho thiết bị.

  1. Khi nhận được hồ sơ thiết kế kỹ thuật hạng mục SCADA, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo trình tự sau:

              1. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Chủ đầu tư danh mục các tài liệu cần bổ sung;

              2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư để thống nhất hoặc yêu cầu sửa đổi, hiệu chỉnh thiết kế kỹ thuật nếu có;

              3. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật và gửi lại cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để làm cơ sở thỏa thuận.

  2. Sau khi thống nhất nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật hạng mục SCADA, Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư tiến hành ký văn bản thỏa thuận để Chủ đầu tư thực hiện lắp đặt, kết nối tín hiệu SCADA.

Đăng ký kiểm tra End-to-End


  1. Trước thời điểm dự kiến đóng điện lần đầu đối với các nhà máy điện, trạm biến áp mới hoặc trước thời điểm dự kiến kiểm tra End-to-End đối với các nhà máy điện, trạm biến áp đang vận hành, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End kèm theo Bảng danh sách dữ liệu SCADA chi tiết phù hợp với thiết kế kỹ thuật và sơ đồ phương thức bảo vệ đã được thỏa thuận.

  2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End với Cấp điều độ có quyền điều khiển trong thời hạn sau:

  1. Đối với nhà máy điện xây dựng mới, chậm nhất 01 tháng trước ngày dự kiến đóng điện lần đầu;

  2. Đối với trạm biến áp xây dựng mới, chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến đóng điện lần đầu;

  3. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp đang vận hành, chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến kiểm tra End-to-End.

  1. Sau khi nhận được Văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư theo trình tự sau:

  1. Trường hợp cần bổ sung, hiệu chỉnh Bảng danh sách dữ liệu SCADA, trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận Văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End của Chủ đầu tư, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Chủ đầu tư danh sách dữ liệu SCADA cần bổ sung, hiệu chỉnh;

  2. Trường hợp cần bổ sung, hiệu chỉnh Bảng danh sách dữ liệu SCADA theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện và gửi lại cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được Văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End và Bảng danh sách dữ liệu SCADA hoàn chỉnh, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư bằng văn bản kèm theo kế hoạch kiểm tra nghiệm thu End-to-End.

Kiểm tra nghiệm thu End-to-End


  1. Trước thời điểm kiểm tra nghiệm thu End-to-End, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành các nội dung sau:

  1. Hoàn thành lắp đặt các thiết bị liên quan đến hạng mục SCADA và kết nối kênh truyền với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  2. Chủ trì thực hiện kiểm tra nghiệm thu kênh truyền theo các nội dung quy định tại Mục 3 Chương III Quy định này và bàn giao kênh truyền SCADA cho Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  3. Hoàn thiện kiểm tra nghiệm thu Point-to-Point theo các nội dung quy định tại Mục 3 Chương III Quy định này;

  4. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thực hiện kiểm tra nghiệm thu End-to-End;

đ) Thống nhất kế hoạch kiểm tra nghiệm thu End-to-End với Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Sau khi thống nhất kế hoạch kiểm tra End-to-End, Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp, kiểm tra nghiệm thu End-to-End theo các nội dung quy định tại Mục 3 Chương III Quy định này.

  2. Trường hợp kiểm tra End-to-End không đạt yêu cầu, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

  3. Trường hợp kiểm tra End-to-End đạt yêu cầu, Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư có trách nhiệm thống nhất, ký Biên bản kiểm tra nghiệm thu End-to-End và Biên bản xác nhận kết nối tín hiệu SCADA.

  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày ký Biên bản kiểm tra nghiệm thu End-to-End, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi cho Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan văn bản xác nhận việc hoàn thiện kết nối tín hiệu SCADA.

  5. Mẫu Biên bản kiểm tra nghiệm thu kênh truyền, Biên bản kiểm tra nghiệm thu Point-to-Point, Biên bản kiểm tra End-to-End được quy định tại Phụ lục 3, Phụ lục 4 và Phụ lục 5 Quy định này.

Mục 2

ĐĂNG KÝ KẾT NỐI SCADA ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP CẢI TẠO HOẶC MỞ RỘNG


Đăng ký cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway


        1. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển hồ sơ đăng ký bao gồm văn bản đề nghị và dự kiến kế hoạch cải tạo, mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway.

        2. Khi nhận được hồ sơ, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, đánh giá ảnh hưởng của việc cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway.

  1. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:

  1. Bảng danh sách dữ liệu SCADA theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy định này;

  2. Các mẫu thỏa thuận, biên bản nghiệm thu;

  3. Các hướng dẫn về trình tự thực hiện tiếp theo.

Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật đối với các trường hợp cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway


  1. Trước khi tiến hành cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển hồ sơ thiết kế kỹ thuật hạng mục SCADA, bao gồm các tài liệu sau:

  1. Đánh giá cấu trúc, cấu hình thiết bị RTU/Gateway hiện hữu, giải pháp cải tạo hoặc mở rộng RTU/Gateway hiện hữu, sơ đồ nguyên lý kết nối phần mở rộng với phần hiện hữu;

  2. Sơ đồ nối điện chính trước và sau khi cải tạo hoặc mở rộng;

  3. Sơ đồ phương thức bảo vệ trước và sau khi cải tạo hoặc mở rộng;

  4. Bảng danh sách dữ liệu SCADA phần mở rộng;

đ) Bảng thống kê vật tư thiết bị mở rộng RTU/Gateway.

  1. Trường hợp bắt buộc phải thay thế toàn bộ thiết bị đầu cuối RTU/Gateway hiện hữu, Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các thủ tục như đối với các công trình nhà máy điện hoặc trạm biến áp xây dựng mới hoặc đã vào vận hành nhưng chưa thực hiện kết nối hệ thống SCADA.

  2. Khi nhận được hồ sơ thiết kế kỹ thuật hạng mục SCADA, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo trình tự sau:

  1. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Chủ đầu tư các tài liệu cần bổ sung;

  2. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư ý kiến thống nhất hoặc đề nghị sửa đổi thiết kế kỹ thuật (nếu có);

  3. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật và gửi lại cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để làm cơ sở thỏa thuận.

  1. Sau khi thống nhất nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật, Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư tiến hành ký văn bản thỏa thuận.

Đăng ký kiểm tra End-to-End đối với các trường hợp cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway


  1. Chậm nhất 15 ngày trước thời điểm dự kiến kiểm tra End-to-End, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End kèm theo Bảng danh sách dữ liệu SCADA chi tiết phù hợp với thiết kế kỹ thuật và sơ đồ phương thức bảo vệ đã được thỏa thuận.

  2. Sau khi nhận được văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư theo trình tự sau:

              1. Trường hợp cần bổ sung, hiệu chỉnh Bảng danh sách dữ liệu SCADA, trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được Văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End của Chủ đầu tư, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Chủ đầu tư danh sách dữ liệu SCADA cần bổ sung, hiệu chỉnh;

              2. Trường hợp cần bổ sung, hiệu chỉnh Bảng danh sách dữ liệu SCADA theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện và gửi lại cho Cấp điều độ có quyền điều khiển;

              3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được Văn bản đăng ký kế hoạch kiểm tra End-to-End và Bảng danh sách dữ liệu SCADA hoàn chỉnh, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm trả lời Chủ đầu tư bằng văn bản kèm theo kế hoạch kiểm tra nghiệm thu End-to-End.

Kiểm tra End-to-End đối với các trường hợp cải tạo hoặc mở rộng thiết bị đầu cuối RTU/Gateway


  1. Trước thời điểm dự kiến kiểm tra End-to-End, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành các nội dung sau:

  1. Hoàn thành lắp đặt thiết bị hạng mục SCADA tại nhà máy điện hoặc trạm biến áp và kết nối kênh truyền với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  2. Hoàn thiện kiểm tra, nghiệm thu Point-to-Point theo các nội dung quy định tại Mục 3 Chương III Quy định này;

  3. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thực hiện kiểm tra End-to-End;

d) Thống nhất kế hoạch kiểm tra nghiệm thu End-to-End với Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Sau khi thống nhất kế hoạch kiểm tra End-to-End, Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp kiểm tra nghiệm thu End-to-End theo các nội dung quy định tại Mục 3 Chương III Quy định này.

  2. Trường hợp kiểm tra End-to-End không đạt yêu cầu, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển kiểm tra, xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

  3. Trường hợp kiểm tra End-to-End đạt yêu cầu, Cấp điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư có trách nhiệm thống nhất, ký Biên bản kiểm tra nghiệm thu End-to-End và Biên bản xác nhận kết nối tín hiệu SCADA.

  4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra nghiệm thu End-to-End, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi cho Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan văn bản xác nhận việc hoàn thiện kết nối tín hiệu SCADA của nhà máy điện hoặc trạm biến áp với Cấp điều độ có quyền điều khiển.

Mục 3

NỘI DUNG KIỂM TRA NGHIỆM THU POINT-TO-POINT VÀ END-TO-END


Nội dung kiểm tra nghiệm thu Point-to-Point từ RTU đến thiết bị điện


  1. Đối với các tín hiệu SDI và DDI, kiểm tra nghiệm thu Point-to-Point bao gồm các nội dung sau:

    1. Giả lập tín hiệu tương ứng với danh sách dữ liệu SCADA đã được thống nhất;

    2. Kiểm tra, so sánh tín hiệu tại RTU và các tín hiệu đã giả lập.

  2. Đối với các giá trị AI, kiểm tra Point-to-Point bao gồm các nội dung sau:

    1. Tạm thời cách ly mạch áp, nối tắt mạch dòng phía trước thiết bị đo lường của nhà máy điện hoặc trạm biến áp;

    2. Dùng thiết bị tạo dòng, tạo áp giả lập lần lượt 05 giá trị bao gồm 01 giá trị nhỏ nhất, 03 giá trị ngẫu nhiên, 01 giá trị lớn nhất đối với từng tín hiệu;

    3. Kiểm tra so sánh tín hiệu tại RTU và các tín hiệu tại các tủ đo lường;

    4. Khôi phục lại chế độ làm việc bình thường của các mạch dòng, mạch áp;

đ) Đối với nấc phân áp máy biến áp, thay đổi vị trí nấc phân bằng cách tăng và giảm 01 nấc so với vị trí đang vận hành sau đó so sánh với giá trị nhận được tại RTU.

  1. Đối với tín hiệu RC, kiểm tra, nghiệm thu Point-to-Point bao gồm các nội dung sau:

    1. Nhà máy điện hoặc trạm biến áp xác nhận tất cả các thiết bị nhất thứ sẵn sàng làm việc;

    2. Chuyển trạng thái điều khiển tại tủ điều khiển thiết bị và tại RTU về vị trí điều khiển từ xa;

    3. Tại máy tính kết nối RTU, thực hiện gửi lệnh điều khiển:

  • Đóng hoặc mở đối với máy cắt, dao cách ly;

  • Tăng hoặc giảm nấc phân áp máy biến áp;

  • Giá trị đặt công suất (MW/MVAr) và điện áp đầu cực (kV) đối với tổ máy phát điện;

    1. Kiểm tra, giám sát tại thiết bị để xác nhận đã nhận được đúng các tín hiệu điều khiển;

đ) Sau khi kết thúc kiểm tra nghiệm thu Point-to-Point, chuyển chế độ điều khiển tại tủ điều khiển thiết bị và tại RTU về chế độ điều khiển tại chỗ.

Nội dung kiểm tra nghiệm thu Point-to-Point từ hệ thống SAS/DCS đến máy tính Gateway


Giả lập, kiểm tra, so sánh tín hiệu tại Gateway với các tín hiệu tại hệ thống SAS/DCS, bao gồm các nội dung:

    1. Kiểm tra, so sánh đúng địa chỉ đối với từng tín hiệu;

    2. So sánh trạng thái các tín hiệu SDI và DDI tại hệ thống SAS/DCS và tại Gateway;

    3. So sánh các giá trị tín hiệu AI tại SAS/DCS và tại Gateway.

Nội dung kiểm tra nghiệm thu kênh truyền


        1. Đối với kênh truyền có giao diện 4W

              1. Sử dụng máy đo là máy thu phát âm tần đặt được tần số và mức công suất phát để kiểm tra kênh truyền;

              2. Thực hiện kiểm tra kênh truyền theo 02 cách như sau:

  • Đo mức thu theo hai chiều riêng rẽ lần lượt tại đầu kênh truyền phía nhà máy điện hoặc trạm điện và phía hệ thống SCADA trung tâm;

  • Thực hiện nối tắt dây phát (Tx) và dây thu (Rx) tại đầu kênh truyền phía nhà máy điện hoặc trạm điện để đo mức thu tại đầu kênh truyền phía hệ thống SCADA trung tâm.

              1. Nội dung kiểm tra

Phát giá trị công suất -10dBm vào đôi dây phát ở 02 đầu kênh truyền lần lượt ở các mức tần số 300, 600, 1020, 1500, 2000, 2400, 3000, 3400 (Hz), trở kháng 600Ωvà đo mức thu trên đôi dây thu ở đầu kênh truyền phía đối diện;

              1. Kênh truyền được xác định đảm bảo chất lượng trong trường hợp đạt được các kết quả kiểm tra như sau:

  • Giá trị công suất thu ở các mức tần số đã phát ra có sai khác không vượt quá 01dBm so với công suất phát;

  • Độ ổn định của mức thu tại mỗi mức tần số không vượt quá 0.2dB trong khoảng thời gian đo 10 phút;

  • Mức nhiễu thu nền đo trong dải từ 300 Hz đến 3400 Hz phải nhỏ hơn -65dBm.

        1. Đối với kênh truyền có giao diện V.24/RS232

              1. Sử dụng máy đo chuẩn RS232 để kiểm tra kênh truyền;

              2. Cách thức kiểm tra kênh truyền

Thực hiện nối tắt dây thu với dây phát tại đầu kênh truyền phía nhà máy điện hoặc trạm điện để đo chuỗi bit tốc độ 9,6 Kbit/s phát ra từ máy đo trong khoảng thời gian tối thiểu là 08 giờ.

              1. Kênh truyền được xác định đảm bảo chất lượng trong trường hợp đạt được các kết quả kiểm tra như sau:

  • Tỉ lệ lỗi bit BER nhỏ hơn 10-5;

  • Không có lỗi giây nghiêm trọng (SES = 0).

        1. Đối với kênh truyền có giao diện Ethernet

  1. Sử dụng máy đo chuẩn Ethernet để kiểm tra kênh truyền.

  2. Cách thức kiểm tra kênh truyền

Thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN11300:2016 về Kênh thuê riêng Ethernet điểm - điểm - Yêu cầu truyền tải do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

  1. Kênh truyền được xác định đảm bảo chất lượng trong trường hợp các tham số đo tối thiểu là băng thông, độ trễ, lỗi khung phải đảm bảo theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11300:2016.

Nội dung kiểm tra nghiệm thu End-to-End


  1. Nguyên tắc chung

  1. Thí nghiệm kiểm tra lần lượt từng tín hiệu theo bảng danh sách dữ liệu SCADA đã được thống nhất tại thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  2. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp chưa kết nối với Trung tâm điều khiển, kiểm tra End-to-End được thực hiện từ thiết bị điện của nhà máy điện hoặc trạm biến áp đến hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  3. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp đã kết nối với Trung tâm điều khiển, kiểm tra End-to-End được thực hiện từ thiết bị điện của nhà máy điện hoặc trạm biến áp đến Trung tâm điều khiển và đến hệ thống SCADA trung tâmcủa Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Kiểm tra giao thức truyền tin

              1. Sử dụng máy tính có cài đặt phần mểm kiểm tra giao thức quét dữ liệu từ thiết bị đầu cuối RTU/Gateway để kiểm tra các tham số của giao thức truyền tin;

              2. Mẫu Biên bản kiểm tra giao thức truyền tin quy định tại Phụ lục 6 Quy định này.

  1. Đối với tín hiệu SDI

  1. Tác động vào các thiết bị điện cung cấp các tín hiệu SDI để tạo lập lần lượt từng tín hiệu tương ứng với danh sách dữ liệu đã được thống nhất;

  2. Tín hiệu bảo vệ Rơ le tác động, thực hiện cách ly mạch áp, nối tắt mạch dòng phía trước của thiết bị bảo vệ tương ứng và dùng thiết bị tạo dòng, tạo áp giả lập lần lượt các tín hiệu bảo vệ tác động từ thiết bị;

  3. Tín hiệu SDI phải được kiểm tra lần lượt ở 02 trạng thái 0 và 1;

  4. Nhà máy điện hoặc trạm biến áp chưa kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải kiểm tra, xác nhận đúng địa chỉ, đúng trạng thái của từng tín hiệu và đảm bảo phải chính xác giữa nhà máy điện hoặc trạm biến áp và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

đ) Nhà máy điện hoặc trạm biến áp đã kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải cùng đồng thời kiểm tra, xác nhận đúng địa chỉ, đúng trạng thái của từng tín hiệu, đảm bảo phải chính xác giữa nhà máy điện hoặc trạm biến áp, Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Đối với tín hiệu DDI

  1. Tác động vào các thiết bị cung cấp các tín hiệu DDI để tạo lập lần lượt từng tín hiệu tương ứng với danh sách dữ liệu đã được thống nhất;

  2. Tín hiệu DDI phải được kiểm tra các trạng thái đóng, mở và không xác định;

  3. Nhà máy điện hoặc trạm biến áp chưa kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải kiểm tra, xác nhận đúng địa chỉ, đúng trạng thái của từng tín hiệu và đảm bảo phải chính xác giữa nhà máy điện hoặc trạm biến áp và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  4. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp đã kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải cùng đồng thời kiểm tra, xác nhận đúng địa chỉ, đúng trạng thái của từng tín hiệu, đảm bảo phải chính xác giữa nhà máy điện hoặc trạm biến áp, Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Đối với các giá trị AI

  1. Cách ly mạch áp, nối tắt mạch dòng phía trước thiết bị đo lường của nhà máy điện hoặc trạm biến áp;

  2. Dùng thiết bị tạo dòng, tạo áp giả lập lần lượt 05 giá trị bao gồm 01 giá trị nhỏ nhất, 03 giá trị ngẫu nhiên, 01 giá trị lớn nhất đối với từng tín hiệu;

  3. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp chưa kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải kiểm tra, xác nhận đúng địa chỉ, đúng trạng thái của từng tín hiệu và đảm bảo phải chính xác giữa nhà máy điện hoặc trạm biến áp và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

  4. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp đã kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải cùng đồng thời kiểm tra, xác nhận đúng địa chỉ, đúng trạng thái của từng tín hiệu, đảm bảo phải chính xác giữa nhà máy điện hoặc trạm biến áp, Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển;

đ) Khôi phục lại chế độ làm việc bình thường của các mạch dòng, mạch áp;

  1. Đối với nấc phân áp máy biến áp, thay đổi vị trí nấc phân áp bằng cách tăng và giảm 01 nấc so với vị trí đang vận hành sau đó so sánh đồng thời với giá trị nhận được tại Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  1. Đối với các tín hiệu RC

  1. Tại nhà máy điện hoặc trạm biến áp xác nhận tất cả các thiết bị nhất thứ sẵn sàng làm việc;

  2. Chuyển trạng thái các khóa điều khiển về chế độ điều khiển từ xa;

  3. Đối với nhà máy điện hoặc trạm biến áp chưa kết nối với Trung tâm điều khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển gửi các lệnh điều khiển sau thông qua hệ thống SCADA:

  • Đóng, mở đối với máy cắt, dao cách ly;

  • Tăng, giảm nấc phân áp máy biến áp;

  • Giá trị đặt công suất (MW/MVAr) và điện áp đầu cực (kV) đối với tổ máy phát điện đến thiết bị đầu cuối RTU/Gateway (khi tổ máy chưa vận hành) và đến tổ máy (khi tổ máy đã vào vận hành);

  • Nhà máy điện hoặc trạm biến áp kiểm tra, giám sát, xác nhận thiết bị đã nhận đúng lệnh điều khiển và đã thay đổi trạng thái;

  • Cấp điều độ có quyền điều khiển kiểm tra trạng thái của thiết bị đã thay đổi và phù hợp với tại trạm, nhà máy điện.

  1. Nhà máy điện hoặc trạm biến áp đã kết nối với Trung tâm điều khiển, Trung tâm điều khiển gửi các lệnh điều khiển sau:

  • Đóng, mở đối với máy cắt, dao cách ly;

  • Tăng, giảm nấc phân áp máy biến áp;

  • Giá trị đặt công suất (MW/MVAr) và điện áp đầu cực (kV) đối với tổ máy phát điện đến thiết bị đầu cuối RTU/Gateway (khi tổ máy chưa vận hành) và đến tổ máy (khi tổ máy đã vào vận hành);

  • Nhà máy điện hoặc trạm biến áp kiểm tra, giám sát, xác nhận thiết bị đã nhận đúng lệnh điều khiển và đã thay đổi trạng thái;

  • Cấp điều độ có quyền điều khiển, Trung tâm điều khiển cùng kiểm tra và xác nhận trạng thái của thiết bị đã thay đổi và phù hợp với tại nhà máy điện hoặc trạm biến áp;

  • Sau khi kết thúc kiểm tra nghiệm thu End-to-End phải chuyển trạng thái điều khiển tại tủ điều khiển thiết bị và tại RTU về trạng thái điều khiển tại chỗ.

Chương IV

QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG SCADA/EMS/DMS

Mục 1

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA

VẬN HÀNH HỆ THỐNG SCADA/EMS/DMS

Trách nhiệm của Cấp điều độ có quyền điều khiển


Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc DMS, hệ thống kênh truyền và các thiết bị phụ trợ khác, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm:

  1. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc DMSvà các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, tin cậy và bảo mật.

  2. Thông báo cho Đơn vị quản lý vận hành thông tin về cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc DMS và các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với các Đơn vị quản lý vận hành để kịp thời phát hiện sự cố hoặc tình trạng hoạt động không ổn định của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway hoặc hệ thống kênh truyền thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị quản lý vận hành để kịp thời khôi phục hoạt động trong thời gian sớm nhất.

  3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc DMS và thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường hoặc nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, quá trình xử lý phải thực hiện theo các quy định tại Mục 3 Chương này.

Trách nhiệm của Đơn vị quản lý vận hành


Trong quá trình quản lý vận hành thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền và các thiết bị phụ trợ khác, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:

  1. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền và các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, tin cậy và bảo mật.

  2. Đảm bảo kết nối liên tục và truyền đầy đủ tín hiệu SCADA từ Trung tâm điều khiển, nhà máy điện hoặc trạm biến áp tới hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.

  3. Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thông tin về cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền và các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý.

  4. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền và thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường hoặc nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, quá trình xử lý phải thực hiện theo các quy định tại Mục 3 Chương này.

  5. Trường hợp có kế hoạch tạm ngừng vận hành thiết bị đầu cuối RTU/Gateway hoặc thực hiện thao tác thiết bị tại Trung tâm điều khiển, nhà máy điện hoặc trạm biến áp gây gián đoạn tín hiệu SCADA về Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành phải thông báo bằng văn bản với Cấp điều độ có quyền điều khiển về mục đích, thời gian dự kiến tạm ngừng vận hành và thời gian dự kiến khôi phục kết nối tín hiệu SCADA.

Trách nhiệm của Đơn vị điều hành kênh truyền


        1. Đơn vị điều hành kênh truyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành điều phối việc thiết lập, phân đoạn xử lý sự cố và khôi phục kênh truyền trên hệ thống kênh truyền SCADA.

        2. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống kênh truyền thuộc phạm vi quản lý và điều hành, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường hoặc nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, quá trình xử lý phải thực hiện theo các quy định tại Mục 3 Chương này.

Каталог: userfile -> User -> trungnla -> files -> 2017
files -> Qt lua chon bne va tinh can
files -> CụC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lực cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CụC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lực cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Development of market rules


Поделитесь с Вашими друзьями:
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì
Test point-to point là gì