Tết trung thu là tết gì năm 2024

Tết Trung thu là một ngày lễ quan trọng trong truyền thống văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa người Á Đông nói riêng. Vì sao Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên, hãy cùng Bò Tơ Quán Mộc tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Để giải thích vì sao Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên, trước tiên chúng ta hãy cùng nhìn lại về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu.

1. Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu (phiên âm Hán Việt) có nghĩa là ngày Tết vào chính giữa của mùa thu, tính theo âm lịch tức là Rằm Tháng Tám (15/8).

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam đã có cách đây hàng nghìn năm, với dấu vết được khắc lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, là ngày lễ hội của nông dân sau vụ mùa, tạ ơn thần linh đã ban cho một mùa màng bội thu. Theo văn bia khắc ở chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật như lễ hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh, Tết Trung thu còn được tổ chức xa hoa trong cung Vua, phủ Chúa.

Tết trung thu là tết gì năm 2024
Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam

Ngoài những chứng cứ mang tính lịch sử thì trong văn hóa dân gian nước ta còn lưu truyền khá nhiều sự tích về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu với những sắc màu ly kỳ hấp dẫn như: sự tích Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc… Người Việt chấp nhận và dung hòa tất cả những sự tích ấy trong tiềm thức để làm phong phú thêm cho sắc màu cổ tích của ngày Tết Trung thu. Ngày nay, trong các hoạt động văn nghệ tổ chức vào ngày Tết Trung thu, người ta thường xây dựng hình tượng một cung trăng có cả 3 nhân vật: Hằng Nga, chú Cuội và Thỏ Ngọc.

2. Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Ý nghĩa ban sơ của Tết Trung thu là dịp để người nông dân tạ ơn thần linh phù hộ cho mùa màng và cùng nhau ăn mừng vụ mùa bội thu. Vì Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm Tháng Tám âm lịch, theo quan niệm là ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm nên ngày này còn là dịp để các cao nhân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia, dân tộc. Theo quan niệm dân gian, trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Vào Tết Trung thu, mỗi gia đình thường bày biện bánh trái, hoa quả được mùa trong năm đó để dâng lên thần linh, thắp hương gia tiên rồi sau đó cùng nhau phá cỗ, thưởng trăng. Với sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Trung - Việt, người Việt còn du nhập lễ hội rước đèn để cầu mong may mắn, xua tan những điều xấu, không may.

Tết trung thu là tết gì năm 2024
Phá cỗ, rước đèn, ngắm trăng là những tục lệ cần phải có của ngày Tết Trung thu

Người Việt cũng có truyền thống tặng quà nhau bằng những cặp bánh Trung thu với hai loại nhân bánh nướng và bánh dẻo, tượng trưng cho lời chúc trọn vẹn, đủ đầy.

3. Vì sao Tết Trung thu lại được gọi là Tết Đoàn viên?

Trong tâm thức người Việt, Tết Trung thu là ngày lễ quan trọng mà tất cả các thành viên trong gia đình, dù có đi đâu xa cũng cố gắng trở về để cùng gia đình đoàn tụ, phá cỗ dưới ánh trăng. Trẻ em thì thích thú với các trò chơi đeo mặt nạ, rước đèn ông sao, người lớn thì vui vẻ tề tựu bên mâm hoa quả cúng rằm, tỉ tê nhiều câu chuyện trong cuộc sống. Tết Trung thu của người Việt luôn tràn ngập tiếng cười của người lớn và trẻ thơ, ai cũng mong muốn được hòa mình vào phút giây này mà cố gắng tề tựu cùng gia đình, nên Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên.

Tết trung thu là tết gì năm 2024
Tết Trung thu từ lâu đã trở thành ngày Tết Đoàn viên của các gia đình Việt

Chỉ còn ít ngày nữa là thời khắc Tết Đoàn viên 2020 sẽ đến, bạn đã có dự định mới mẻ gì dành cho gia đình yêu thương của mình hay chưa? Ghé Bò Tơ Quán Mộc để cảm nhận trọn vẹn một Trung thu đoàn viên ấm tình cùng gia đình cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời đấy ạ!

Xem thêm những ưu đãi cho ngày Tết Trung thu 2020 của Bò Tơ Quán Mộc TẠI ĐÂY bạn nhé! Chúc bạn và gia đình có một mùa Trung thu ấm áp, trọn vẹn!

Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm (ngày 15/8 Âm lịch). Năm 2023 này, Tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 9 Dương lịch.

Tết Trung thu có từ bao giờ?

Không ai biết Tết Trung thu có từ bao giờ, hoặc chính thức từ khi nào người Việt bắt đầu “ăn” Tết Trung thu. Sách “Việt Nam phong tục” của soạn giả Phan Kế Bính, có ghi lại rằng, Tết Trung thu còn gọi là Tết trẻ em, với tục treo đèn bày cỗ xuất phát từ điển tích liên quan đến lễ sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, cả nước treo đèn kết hoa, lâu dần thành tục lệ. Và ở Việt Nam, do những ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, cũng theo tục treo đèn vào đêm rằm tháng 8.

Soạn giả Phan Kế Bính còn lý giải, tục rước đèn có từ đời Tống, truyền rằng thời vua Nhân Tôn có con cá chép thành yêu tinh, cứ đêm trăng lại biến thành cô gái làm hại người. Lúc đó ông Bao Công giúp dân làm chiếc đèn hình con cá để soi khi đi ngoài đường, khiến con tinh cá chép sợ mà không dám hại người nữa. Cụ Phan Kế Bính cũng giải thích thêm: “Lời ấy huyền hoặc lắm, vị tất đã thật”.

Sách “Hội hè lễ tết của người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Huyên cũng đề cập đến sự tích Trung thu liên quan đến vua Đường Minh Hoàng (thế kỷ VII): “Một đêm rằm tháng Tám, vua ra khỏi cung và được một đạo sĩ chống gậy đến mời lên cung trăng dạo chơi”. Nhà vua đã thấy một thế giới khác hẳn trần gian, cây cối đang trổ hoa, thảm cỏ thơm và mượt như nhung, cung điện nguy nga có chữ “Cung Quảng Hàn”, những nàng thiếu nữ xinh đẹp mặc xiêm hồng và áo trắng múa theo nhạc. Lúc trở về trần gian, nhớ những kỳ quan trên cung trăng, nhà vua đã sai các cung tần múa và đàn ca điệu này”.

Sách “Bắc Kỳ tạp lục” của Henri-Emmanuel Souvignet xuất bản năm 1903 viết ngắn gọn: “Ngày 15 tháng 8 âm lịch, Tết Trung thu, trong ngày này mọi người làm và ăn những chiếc bánh có hình mặt trăng (bánh nguyệt hay bánh mặt trăng)”.

Thậm chí, trong sách “Việt Nam Văn Minh Sử” của tác giả Lê Văn Siêu hồi đầu thế kỷ 20, khi phân tích các hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ (văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2.500 năm), cũng đề cập đến tháng 8 trăng sáng nhất, cùng các công việc chuẩn bị hội hè trước ngày đông chí, trùng hợp với khoảng thời gian diễn ra Tết Trung thu sau này.

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Những thông tin về nguồn gốc Tết Trung thu cũng phần nào thể hiện ý nghĩa của nó. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Việt đã có lễ hội trăng tròn mùa thu từ thời cổ đại, được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trung thu là lúc thời tiết mát mẻ, nhà nông hoàn thành việc thu hoạch vụ mùa nên tổ chức vui chơi, ăn mừng và cúng lễ cầu nguyện cho mùa sau mưa gió thuận hoà, mùa màng bội thu.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu thời xa xưa là sự tri ân đối với thiên nhiên, với tổ tiên đã phù hộ cho mọi người được no ấm, là niềm mong ước sẽ được bội thu trong mùa sau, và cũng là sự tự thưởng cho mình sau những ngày lao động vất vả, tận hưởng niềm vui khi nhìn thấy thành quả lao động.

Sự đoàn viên, sum họp cũng là ý nghĩa quan trọng của ngày Tết Trung thu. Vào ngày này, người người nhà nhà sửa biện mâm cỗ để cúng gia tiên, mọi người quây quần cùng vui chơi và hàn huyên.

Trong cuốn "Việt Nam phong tục" soạn giả Phan Kế Bính viết: "Dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...".

Ngày xưa trong dịp Tết Trung thu, trẻ con được người lớn mua hoặc làm cho những món đồ chơi như đèn lồng, đồ chơi bồi bằng giấy hình voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, hoặc làm đèn cù, ông nghè đất…

Khi trăng lên, người lớn sẽ ngồi ăn bánh, uống trà, ngắm trăng. Người trẻ tuổi thì cùng nhau hát điệu Trống quân. Trẻ em thì dắt nhau thành từng nhóm rước đèn, múa sư tử, đánh trống, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, tiếng reo hò, tiếng đùa vang khắp cả đường.

Tết Trung thu là dịp để mọi người sắp xếp công việc để trở về quê, sum họp với gia đình và quây quần bên mâm cỗ đoàn viên. Sau đó, cả nhà sẽ cùng uống trà, ăn bánh, ngắm trăng, trò chuyện và ôn lại những kỷ niệm đẹp.

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á thường tổ chức các lễ hội vào dịp này như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Đặc biệt với Hàn Quốc, đây là một trong những ngày lễ cổ truyền lớn nhất.