Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

Nguyễn Dữ, có nơi viết là Nguyễn Dư. Ông là tác giả của tập Truyền kỳ mạn lục, được mệnh danh là thiên cổ kỳ bút.

Nguyễn Dữ sống và thời thời Lê sơ, thời nhà Mạc. Quê ông ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Có thuyết nói, Nguyễn Dữ là là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan.

Nguyễn Dữ được cho là thông minh từ nhỏ, đọc nhiều hiểu rộng. Nguyễn Dữ có làm quan một thời gian, nhưng sau lấy cớ nuôi mẹ để từ quan. Có nơi nói, ông viết Truyền kỳ mạn lục ở vùng núi Thanh Hóa.

Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện lạ) được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702–?) ca ngợi là thiên cổ kỳ bút. Tập truyện gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán.

PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh nhận định: “Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ... tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong dục vọng.

Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dư dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật “phản diện” như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và “yêu quái ở Xương Giang” cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì “nghiệp oan” mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Dường như Nguyễn Dư không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời.

Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp. Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật”.

GS. Bùi Duy Tân thì đánh giá: “Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và màu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới... Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia.

Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn “bá giả” để đề cao đạo “thuần vương”, phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến...

Truyền kỳ mạn lục còn là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động”.

Mới đọc mấy chuyện đầu phải nói là vô cùng phấn khích vì nó khác xa tưởng tượng của mình. Chuyện ma dân gian nên nhiều thứ khá thô và tục, nhưng lại được kể dưới ngòi bút nhà văn nho giáo nên câu từ chau chuốt, nhân vật toàn nói bằng lối biền ngẫu và hầu như chuyện nào cũng thấy có xuất hiện một hoặc vài bài thơ. Thêm nữa là tuy lời văn ngập điển cố Trung Quốc nhưng bối cảnh lại rõ nét Việt Nam, chủ yếu là giai đoạn loạn lạc cuối Trần đầu Hồ, các tên địa danh ở các tỉnh phía Bắc, cùng nhiều tín ngưỡng chỉ ở VN mới có.

Tuy vậy theo mình nội dung các chuyện bị từa tựa nhau nhiều, càng đọc càng bắt đầu thấy chán vì các chi tiết có phần lặp lại. Nhất là dạng chuyện 1 nhân vật nào đó gặp hồn người đã qua đời xong đối thơ đối văn rồi bàn thế sự, hoàn toàn không có cao trào và ý nghĩa sâu xa thì người đọc thời nay thiếu hiểu biết như mình không nắm bắt được.

4- sao, bỏ qua văn phong cổ thì mình nghĩ đây là cuốn văn học trung đại khá dễ đọc, đủ hiểu vì sao được mang dạy ngay lớp 6 :v


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

262 reviews1,220 followers

July 12, 2022

có vài truyện hay, nhưng mà không cứu nổi những truyện không hay. :)) mệt với cái tư tưởng Nho giáo thật sự. vừa toxic masculinity vừa chẳng coi phụ nữ và các đạo khác ra gì.

classic fantasy vnese-lit


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

56 reviews65 followers

February 6, 2017

Từ cuối năm 2016, tôi chủ định đọc các tác phẩm văn học Việt Nam nhiều hơn so với trước, đặc biệt là các tác phẩm cổ điển. Trước đó tôi chỉ đọc những thơ, từ, phú nên có phần trông đợi khá nhiều ở "Truyền kỳ mạn lục". Tuy rằng Nguyễn Dữ đa phần tuyển chứ không viết, nhưng cách sưu tầm và viết lại từ truyện dân gian rất lý thú. Cái hay nhất và cũng là nhược điểm của truyện là do sự xuất hiện của rất nhiều bài thơ thất ngôn Đường luật. Gần như truyện nào cũng có thơ Đường, một số truyện sẽ tôn cá tính, tài hoa của nhân vật nhưng dài quá sẽ khiến mạch truyện bị loãng. Cuối mỗi truyện lại có lời bình, không rõ của Nguyễn Dữ ghi hay do hậu bối đọc sau mà lưu lại nhưng đây cũng là một điều thú vị, tôi có cảm giác được đối thoại với một người đọc khác về cuốn sách vậy. Tuy nhiên, người viết lời bình quá cực đoan và coi thường các truyền thống, Đạo giáo khác mà viết bình nhiều truyện còn rất phiến diện, thậm chí còn có chỗ coi khinh phụ nữ. Vì không giỏi lịch sử nên không dám chắc lời tựa của Trúc Khê có thật sự chính xác không (về thời Tiền Lê và Hậu Lê), nhưng bản sách chuyển thể sang Quốc Ngữ rất ổn. Nói chung, đây là cuốn sách dễ đọc, nhưng tôi cũng không quá lưu luyến lắm.

classic vietnam


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

64 reviews6 followers

January 28, 2022

Công nhận nghe thích ghê luôn á, nhất là mấy vần thơ người xưa làm, đọc thành tiếng mới dịu dàng mướt tai làm sao. Tuy rõ là cụ Nguyễn Dữ có lời bình gay gắt về Phật giáo (ông theo Nho giáo), nhưng đọc được ý tứ văn thơ của người thời cách mình trăm năm cũng thú vị. Hay hơn Tang Thương Ngẫu Lục.

Phù hợp nghe audiobook khi dọn nhà ngày Tết, cảm thấy thấm đẫm chất Việt Nam quê nhà. 😂

2022-done fiction sử-việt


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

33 reviews

October 21, 2018

Tích truyện khá thú vị. Lời bình của Nguyễn Dữ là từ cái nhìn của con người Nho học nên có coi thường Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian khác, đôi lúc có chỗ hiếu sát và ít lòng nhân.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

77 reviews41 followers

August 21, 2018

Dù các bạn trên Instagram có vote là đọc "Người đan chữ xếp thuyền" trước nhưng mà M đã ngó lơ đi mà đọc "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ tiên sinh trước. Vì ngẫm đang tháng cô hồn, đọc một cuốn sách viết về chuyện kỳ dị vẫn là hợp thời hơn. Trước tiên là khen cái bìa sách (vâng lại của Tùng Nâm) đẹp mà nhã, M còn phải lục hộp bookmark để kiếm tấm bookmark bìa giấy nâu có vẽ hoa sen cho hợp cuốn sách mà kẹp vào. Giá có tấm kẹp sách sơn thếp vàng thì mới hay, nay thấy mình vẫn còn thiếu nhiều dạng bookmark quá. Đây là tập văn tổng hợp những câu truyện kỳ dị, ma quái lưu truyền trong dân gian được Nguyễn Dữ tiên sinh ghi chép lại, sửa đổi và thêm thắt cho thêm phần sinh động. Mỗi mẩu truyện đều có lời thơ, bài từ là lời đối đáp giữa các nhân vật, phần chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa đều đầy đủ, cuối truyện là lời bình con chưa rõ là của ai. Tập văn này trích nhiều tích cổ của cả người Hán lẫ người Việt, qua nhiều câu truyện riêng biệt mà thấy được nếp sống, tư tưởng và tài hoa của người xưa, đặc biệt chính là về tầng lớp sĩ tử phong lưu thời bấy giờ. Bối cảnh cũ, có nhiều tư tưởng không còn phù hợp, khi đọc còn vài điều thấy không ưa, kiếp số mỹ nhân, vần sao cũng chưa vừa ý quân. Có vài mẩu truyện mà đọc giả cũng đã quen, ấy là: Truyện chức phán sự ở đền Tản Viên, Từ Thức lấy vợ tiên, Truyện người con gái Nam Xương. Còn truyện mà trái tim thiếu nữ của M thích nhất, ấy là Lệ nương. Tóm gọn lại một câu là thế này, nên đọc, nên đọc. Ps: Đọc xong cuốn này chuyển sang "Người đan chữ xếp thuyền", thấy ngôn từ thú vị mà sâu rộng đẹp đẽ khôn cùng.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

71 reviews15 followers

June 21, 2018

Cả một tuần quân sự gặm nhấm quyển này. Không hổ danh là thiên cổ kì bút, đây là tập truyện mình thích nhất trong số các tập truyện cổ. Từ lõi cổ tích dân gian, tác giả đã nhào nặn thêm tính bác học của văn thơ cổ, lời trau chuốt, nhiều điển tích (đọc chú thích hoài 2,3 lần mới hết). Công nhận, học cả đống điển tích và ứng dụng vào văn thơ là cả một kì công. Nhiều người không thích TKML vì nhiều thứ trong sách còn cổ hủ. Nhưng mình cảm thấy rất thú vị. Nó là một lát cắt cho thấy những giá trị tinh thần, đạo đức thời xưa, cách con người mượn truyện đời trước để nói truyện đương thời, cách họ nhìn về phụ nữ, yêu ma, quan lại, sống chết,... Lời văn như thơ, âu là cái tài của Nguyễn Dư (không phải Nguyễn Dữ nhé)

literature


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

994 reviews107 followers

July 7, 2021

Từ nhỏ xíu xiu cuốn này đã nằm chình ình trong nhà mình và mỗi lần khan sách mình đều mở ra đọc 1 chút, hồi nhỏ mình thấy không hay, cách viết với mấy câu cổ cổ khiến mình buồn ngủ, mà mình lại là đứa không sợ ma nên đọc cũng không sợ luôn. Cho đến khi mình lớn, cũng đọc kha khá sách này kia rồi mình mới thấy à thì cũng được. Mình đánh giá cao giá trị nhân văn trong 1 số truyện, còn lại mình thấy cũng bình thường.

vietnam-before-75


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

276 reviews50 followers

October 5, 2019

Truyện huyền ảo, thần thoại như Truyền kỳ mạn lục đáng để làm mê mẩn những kẻ mộng mơ. Sánh được với Liêu Trai chí dị lắm chứ.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

28 reviews

October 22, 2022

Khá khó đọc, vì nhiều thơ và điển cố mà khả năng hiểu thì hạn hẹp. Nếu Trung Quốc có Liêu Trai chí dị thì mình có Truyền kì mạn lục. Đọc xong mới nhận ra hồi bé đọc (cỡ 10 tuổi) rồi nhưng phải gạn bỏ phần thơ và điển cố chú thích ra vì không hiểu, giờ đọc vẫn không hiểu gì nhiều lắm nhưng tác phẩm có nhắc đến khá nhiều nhân vật lịch sử Việt như những mảnh ghép của họ như Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác … tác phẩm mang màu sắc huyền ảo ma quái thì chắc ai cũng biết rồi nhưng còn mang nặng tư tưởng Đạo giáo thì đọc cho biết thôi chứ áp vào thời nữ quyền giờ chắc thấy khá khó chịu nhưng cũng nói nên tư tưởng thời xưa như thế nào, đọc để hiểu thì cũng không cần phán xét quá nhiều.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

47 reviews

April 5, 2020

Mình vốn không thích tiếng Tàu hay lối nói vòng vo quá nhiều ẩn dụ dẫn dắt nhiều điển tích điển cố, nên từ trước vẫn luôn tránh những sách cổ (thiếu hiểu biết nền nên tránh vì không thể nhớ hết cũng chưa có đủ hứng thú để tìm hiểu). Trong tập này thì duy có Chuyện người con gái Nam Xương dễ đọc dễ thấm nhất (chắc vì thế nên được đưa vào sách giáo khoa), ngoài ra các truyện về nhân tài ở ẩn hay duyên người và tiên cũng để lại nhiều suy nghĩ.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

173 reviews23 followers

Read

May 9, 2020

Văn ngày xưa đọc vừa lạ, vừa hay, ngôn ngữ đẹp đẽ lạ thường. Nhiều thơ, điển tích điển cố từ bên Tàu nên đọc hơi khó hiểu và không cảm nhận được hết cái đẹp, cũng làm hơi mất tập trung vào mạch truyện chính. Tư tưởng phong kiến còn nặng nề, giá trị người phụ nữ còn bị xem nhẹ, đọc để hiểu thêm biết thêm cũng tốt. Thích hai truyện Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu với Truyện kỳ ngộ ở trại Tây nhất.

tác-giả-việt-nam


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

198 reviews4 followers

May 6, 2020

Truyền kỳ mạn lục là một tuyển tập những truyện ngắn kinh dị huyền ảo trong dân gian do Nguyễn Dữ sưu tầm và ghi chép lại. Được coi là một trong những danh tác xưa của Việt Nam, các tích truyện hầu hết là mượn chuyện xưa nói chuyện nay, cuối mỗi truyện còn có lời bình không rõ của tác giả hay người đời sau thêm vào. Truyện theo phong cách xưa, có rất nhiều điển tích, điển cố và thơ Đường.

horror novel


July 2, 2020

Một cuốn sách kinh điển với những áng văn thơ được đánh giá là tuyệt vời, những điển tích hay cùng với tầng lớp ý nghĩa răn đe, giáo dục con ngư���i. Nhưng quả thật, một độc giả trẻ như mình thực sự không đủ khả năng thấm được tất cả nội dung tác phẩm truyền tải.

Chỉ xin được lĩnh hội tinh thần tích cực và những điểm sáng của tác phẩm kinh điển này ❤️❤️❤️


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

10 reviews

March 28, 2018

Truyện kể chi tiết, hình ảnh mô tả đầy chất thơ và cách kể chuyện mới mẻ xét theo thời điểm truyện được viết (I think). Tuy lời bình của tác giả có thể không phù hợp nữa trong quan niệm thời nay. Đáng đọc để nghiên cứu vềcác quan niệm đạo đức và chuẩn mực hành xử của con người thời trung đại.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

203 reviews25 followers

June 7, 2018

Thế kỷ 16 mà Nguyễn Dữ đã có tư tưởng tiến bộ được như thế này. Nhũng câu chuyện từ nhiều thế kỷ trước mà cứ như đang nói chuyện thời nay. Xuất sắc.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

97 reviews4 followers

November 5, 2021

Sách viết theo lối cổ, nhiều điển cố điển tích nên không hợp gu của mình lắm. Truyện nhiều chi tiết kì ảo, lồng nhiều bài học về đạo đức nhân sinh. Nhiều thơ, quá nhiều thơ =)))


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

140 reviews96 followers

February 9, 2022

Bỏ qua cốt truyện đơn giản thì văn hay phết đó chứ, khá bánh cuốn.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

273 reviews49 followers

June 28, 2016

Không hoàn toàn như mong đợt nhưng đủ để thấy hay. Lời bình sau mỗi truyện (nếu có) không thật sự khiến người đọc thỏa mãn, vì đôi khi góc nhìn hơi phiến diện và đặc biệt là một số thể hiện ý coi thường Phật giáo của Nho giáo. Mặc dù biết rằng tác giả sùng kính đạo giáo của mình, nhưng cũng không nên không tôn trọng đạo giáo của người khác như vậy. Sách rất ít lỗi, nhưng "ăn tốn giấy" hơi nhiều ở khâu thơ văn chữ Hán. Tuy nhiên, có 1 điều rất tệ là sai sót về lịch sử: đoạn bình của Trúc Khê về tác phẩm nhầm lẫn không thể chấp nhận giữa thời kỳ Tiền Lê và Hậu Lê, không rõ là sai sót của Trúc Khê hay do ban biên tập.


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

44 reviews1 follower

October 14, 2016

Một cuốn sách hay và mang giá trị nghệ thuật cao. Đây là một trong số ít những cuốn sách về cuộc sống thời phong kiến với những giá trị cổ xưa: giá trị gia đình, giá trị vợ chồng, lối thi khoa bảng, xướng thơ, đối đáp, ... nhưng lại nằm trong bối cảnh nhà nước phong kiến Việt Nam, với những giá trị văn hoá và lịch sử của nước Việt chứ không phải Trung Quốc như phần lớn sách thể loại này. Các bài thơ có ngôn từ trau chuốt và mang nhiều điển tích cũng như những đoạn hội thoại. Tôi học được rất nhiều từ cuốn sách này. Tôi chỉ tiếc là bây giờ mình mới thưởng thức đầy đủ tác phẩm, mặc dù tôi đã đọc một vài mẩu chuyện ở đâu đó.

favorites poetry vietnamese


Truyền kỳ mạn lục là gì năm 2024

120 reviews5 followers

November 13, 2022

Mình đọc Truyền Kỳ Mạn Lục vì nó được ví như Liêu Trai Chí Dị phiên bản Việt Nam. Đọc xong thì cảm thấy về truyện kỳ ảo như thế này thì truyện Việt Nam thua truyện Trung Quốc một bậc. Trong toàn bộ 20 truyện thì chỉ có khoảng 5 truyện thực sự hấp dẫn còn lại đọc hơi chán. Cho 4 sao là theo cảm tính , ủng hộ văn học nước nhà chứ thực sự thì 3 sao.

Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

Ông là tác giả của tập Truyền kỳ mạn lục, được mệnh danh là thiên cổ kỳ bút. Nguyễn Dữ sống và thời thời Lê sơ, thời nhà Mạc. Quê ông ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

Truyền kỳ mạn lục tiếng Anh là gì?

The Truyền kỳ mạn lục (傳奇漫錄, "Casual Records of Transmitted Strange Tales") is a 16th-century Vietnamese historical text, in part a collection of legends, by Nguyễn Dữ (阮餘) composed in Chữ Hán.

Truyền kì mạn lục có bao nhiêu tác phẩm?

Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả.

Truyện truyền kì xuất hiện khi nào?

Về đặc trưng thể loại: Truyền kì là một kiểu truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện thời Đường, tiếp tục phát triển qua các thời Tống, thời Minh. Thể loại này được truyền vào Việt Nam và thực sự phát triển ở thế kỉ XV, phát triển rực rỡ ở thế kỉ XVI với Truyển kì mạn lục của Nguyễn Dữ.