Thay đổi chủ hộ khẩu mất bao lâu

Tách hộ khẩu là thủ tục hành chính khiến nhiều người phải mất khá nhiều thời gian để thực hiện. Tuy không phức tạp về thủ tục nhưng thời gian giải quyết tách hộ khẩu mất bao lâu lại không được nhanh chóng như mong đợi của người đăng ký trên thực tế. Trong khi đó, việc thay đổi hộ khẩu lại được mong muốn càng nhanh càng tốt. Một phần cũng bởi Cơ quan có thẩm quyền cần thẩm định hồ sơ trước khi ghi nhận thông tin thay đổi. Hãy cùng ACC tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Thay đổi chủ hộ khẩu mất bao lâu
Tách hộ khẩu mất bao lâu

Trước tiên, để xác định được tách hộ khẩu mất bao lâu thì chúng ta cần phải biết pháp luật quy định về thời hạn giải quyết thủ tục này như thế nào.

Căn cứ Khoản 3, Điều 25, Luật cư trú năm 2020 quy định về thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện những công việc:

+ Thẩm định hồ sơ

+ Cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú 

+ Thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin

– Trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, thời gan theo Luật định từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ cho đến khi người đăng ký nhận được kết quả là Thông báo về việc đã cập nhật thông tin thay đổi về tách hộ là 05 ngày làm việc.

Dựa vào quy định về thời gian giải quyết tách hộ khẩu mất bao lâu của pháp luật, có thể thấy rằng thời gian tối đa là 05 ngày làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này có thể ngắn hơn hoặc thậm chí kéo dài hơn rất nhiều nếu có cơ quan có thẩm quyền có lý do chính đáng. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến khoảng thời gian này?

Thứ nhất, thời gian nộp hồ sơ

– Quy định của pháp luật không đưa ra thời hạn nộp hồ sơ đối với thủ tục tách hộ này bởi căn cứ để đăng ký xuất phát từ nhu cầu của người dân.

– Tuy nhiên, thời gian nộp hồ sơ lại ảnh hưởng đến thời gian giải quyết kết quả. Bởi khi có ý định về việc tách hộ thì chúng ta nên gửi hồ sơ càng sớm càng tốt để không bị ảnh hưởng đến việc tách hộ trên thực tế hoặc những hồ sơ khác đang cần có hộ khẩu được tách.

Thứ hai, thành phần hồ sơ

Bước quan trọng nhất để cơ quan đăng ký cư trú giải quyết hồ sơ tách hộ là thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Do đó, việc hồ sơ có hợp lệ hay không và đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật chưa là yếu tố vô cùng quan trọng để xác định thời gian giải quyết.

Thứ ba, những điều kiện tách hộ

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ nhưng những điều kiện để tách hộ lại không được đáp ứng thì cơ quan có thẩm quyền cũng không thể giải quyết được. Do đó, việc xác định để đáp ứng các điều kiện tách hộ trên cùng một chỗ ở hợp pháp là rất quan trọng.

Xuất phát từ quy định và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tách hộ khẩu mất bao lâu, chúng ta có thể đưa ra những lưu ý để quá trình này có thể thực hiện nhanh chóng hơn như sau:

– Chuẩn bị hồ sơ khi có dự định sẽ tách hộ càng sớm càng tốt

– Thu thập đầy đủ những thành phần hồ sơ tách hộ đầy đủ theo quy định

– Đảm bảo những yêu cầu để hồ sơ được hợp lệ, như:

+ Chữ ký

+ Đóng dấu của cơ sở lưu trú

+ Ý kiến của chủ hộ/chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp

+ Tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo là bản sao có công chứng, chứng thực.

– Xem xét các điều kiện để được tách khẩu đã đầy đủ hay chưa trước khi nộp.

Trên đây là những hướng dẫn của Công ty luật ACC về thời gian tách hộ khẩu mất bao lâu và những lời khuyên từ kinh nghiệm hoạt động hành nghề để Qúy khách hàng có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho Qúy khách hàng trong thực tế thực hiện thủ tục tách hộ để đảm bảo vừa đúng quy định của pháp luật mà  không ảnh hưởng đến dự định của cá nhân trong thực tế.

(PLO)- Điều kiện để làm chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường có hợp thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ.

Nhiều trường hợp người đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu gia đình bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự khiến cho một số thủ tục hành chính liên quan đến cư trú bị ảnh hưởng. Trường hợp nhà tôi là chủ hộ (ba tôi) đã mất.

Cho tôi hỏi khi gặp những trường hợp như vậy thì thủ tục thay đổi chủ hộ được thực hiện như thế nào?

Bạn đọc Tiến Nguyễn

Luật sư Từ Tiến Đạt, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Điều 25 Luật cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú.

Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Do đó, điều kiện để làm chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường có hợp thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ (theo Khoản 1, Điều 29 Luật Cư trú). 

Theo đó, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

Hồ sơ nộp tại công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

Thay đổi chủ hộ khẩu mất bao lâu
Cách điều chỉnh họ tên trên CCCD khi hộ khẩu ghi sai

(PLO)- Thủ tục điều chỉnh thông tin tại sổ hộ khẩu được xem xét tiến hành cùng lúc với thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD.

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục chuyển hộ khẩu, nhập hộ khẩu tại nơi ở mới ?
  • 2. Cáchđăng ký tạm trú để con đi học đúng tuyến ?
  • 3. Tư vấn tách hộ khẩu khi chủ hộ chuyển đi nơi khác ?
  • 4. Chuyển hộ khẩu cho con cần làm những thủ tục như thế nào ?
  • 4.1 Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu
  • 4.2 Nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên tại công an quận
  • 5. Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • 6. Mẫu giấy chuyển hộ khẩu

1. Thủ tục chuyển hộ khẩu, nhập hộ khẩu tại nơi ở mới ?

Xin chào Công ty Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Vợ chồng tôi lấy nhau được hơn hai năm nay tôi mới làm thủ tục nhập khẩu cho vợ tôi,con tôi. Đồng thời tôi muốn tách khẩu gia ở riêng;Nhưng vì giấy chuyển khẩu của vợ tôi lại khác huyện và hiện đang bị quá thời hạn.Vậy tôi phải làm những thủ tục gì?

Mong quý công ty giải đáp giúp Xuân Quyết xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất bạn có thể thực hiện thủ tục tách khẩu theo quy định tại điều 27 Luật cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ 01/07/2021) như sau:

Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:

a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó bạn có thể đến cơ quan công an có thẩm quyền để thực hiện thủ tục tách khẩu, bạn xác định cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điều 9 thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:

" Điều 9. Thẩm quyền đăng ký thường trú

1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh."

Sau khi làm tách khẩu xong bạn có thể thực hiện thủ tục để nhập khẩu cho vợ theo thủ tục sau:

- Vợ bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu trong phiếu báo này phải có ý kiến đồng ý của bạn về việc đồng ý cho vợ bạn nhập khẩu

+ Bản khai nhân khẩu, hộ khẩu.

+ Giấy chuyển hộ khẩu

+ Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn

+ Sổ hộ khẩu của bạn.

- Sau đó vợ bạn sẽ nộp hồ sơ các giấy tờ trên tại công an huyện hoặc xã nơi bạn cư trú theo quy định về thẩm quyền trên để thực hiện việc nhập khẩu

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

2. Cáchđăng ký tạm trú để con đi học đúng tuyến ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em và vợ con đang ở tạm trú tại Q7 TP.HCM, chỉ tạm trú chung sổ ở dảy nhà trọ từ năm 2008. Năm nay con em sẽ lên lớp 1. Anh cho em hỏi em có cần phải làm sổ tạm trú riêng để con em đi học đúng tuyến trường của phường hay không, hay chỉ cần sổ tạm trú chung của khu nhà trọ là đủ.

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư.

Người gửi: Nguyễn Văn Nguyện

Thay đổi chủ hộ khẩu mất bao lâu

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Về việc đăng ký tạm trú được quy định tại Luật cư trú năm 2020 như sau:

" Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú

1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú

1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, khi sổ tạm trú được cấp cho gia đình bạn thì con bạn được coi là đã đăng ký tạm trú mà không cần sổ tạm trú riêng. Bạn có thể sử dụng sổ tạm trú riêng đó để đăng ký nhập học cho con theo quy định của nhà trươngf. Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

3. Tư vấn tách hộ khẩu khi chủ hộ chuyển đi nơi khác ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Gia đình tôi có 3 nhân khẩu gồm 2 vợ chồng và 1 đứa con.

Tôi xin nhập hộ khẩu vào gia đình người bạn theo hình thức ở nhờ nhà người bạn, vậy khi người bạn có mua nhà ở phường khác và họ muốn chuyển hộ khẩu tới nơi ở mới nhưng gia đình tôi vẫn ở chỗ cũ thì có tách hộ khẩu được không? Trường hợp này chủ hộ khẩu chuyển đi thì 2 gia đình phải làm thế nào để tách khẩu?

Mong luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: H.Q

>>Luật sư tư vấn luật dân sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Căn cứ theo điều 25, Luật cư trú 2020quy định về tách sổ hộ khẩu, trường hợp của bạn mà được chủ hộ đồng ý cho tách khẩu và bạn có nhu cầu tách sổ hộ khẩu thì bạn có thể làm thủ tục tách khẩu.

Hồ sơ tách khẩu gồm: sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ.

4. Chuyển hộ khẩu cho con cần làm những thủ tục như thế nào ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi xin nhờ văn phòng luật sư tư vấn, việc là: Tôi đang sống tại Quận 4, có một con trai 25 tháng tuổi, đã nhập hộ khẩu tại Quận 7. Do con tôi sắp đến tuổi đi học mẫu giáo, để tiện cho con đi học và đưa đón, tôi muốn chuyển hộ khẩu cho con sang ở cùng ông bà nội có hộ khẩu tại Quận 1. Vậy, tôi phải làm những thủ tục gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

- Nguyen Pham

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đang sống tại Quận 4, có một con trai 25 tháng tuổi, đã nhập hộ khẩu tại Quận 7. Do con bạn sắp đến tuổi đi học mẫu giáo, để tiện cho con đi học và đưa đón, tôi muốn chuyển hộ khẩu cho con sang ở cùng ông bà nội có hộ khẩu tại Quận 1. Để chuyển hộ khẩu cho con về với ông bà nội, bạn cần liên hệ với Công an quận 7 để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu.

4.1 Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Sổ hộ khẩu.

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Văn bản đồng ý cho con đăng ký thường trú về với ông bà nội của vợ chồng bạn có xác nhận của UBND phường nơi cư trú;

- Giấy chuyển hộ khẩu;

- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ ông, cháu (giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND phường nơi cư trú);

- Sổ hộ khẩu của ông, bà nội.

4.2 Nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên tại công an quận

- Bạn có thể nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ). Sau khi tiếp nhận xong sẽ được nhận 1 phiếu biên nhận hẹn ngày lấy. Trong vòng 15 ngày sẽ được cấp sổ hộ khẩu, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết. Lệ phí đăng ký cư trú không quá 15.000đ/lần đăng ký. Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ VNAH; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.

5. Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Mẫu ban hành
theo TT số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014

PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU

Kính gửi: …………………………….

I. Thông tin về người viết phiếu báo

1. Họ và tên (1): ………… 2. Giới tính:...

3. CMND số:……… 4. Hộ chiếu số:...

5. Nơi thường trú:...

6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ...

…………... Số điện thoại liên hệ:...

II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

1. Họ và tên (1):……………... 2. Giới tính:...

3. Ngày, tháng, năm sinh:……/….../….. 4. Dân tộc:…… 5. Quốc tịch:...

6. CMND số:……… 7. Hộ chiếu số:...

8. Nơi sinh:...

9. Nguyên quán:...

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:...

11. Nơi thường trú:...

12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ...

…………… Số điện thoại liên hệ:...

13. Họ và tên chủ hộ:…… 14. Quan hệ với chủ hộ: ...

15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (2):...

...

16. Những người cùng thay đổi:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Nơi sinh

Nghề nghiệp

Dân tộc

Quốc tịch

CMND số (hoặc Hộ chiếu số)

Quan hệ với người có thay đổi

……, ngày….tháng….năm…
Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3)
(Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày….tháng….năm…
NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN (4):...

...

...

...

...

...

...

……, ngày…tháng…năm…
TRƯỞNG CÔNG AN:………..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

(1) Viết chữ in hoa đủ dấu

(2) Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu ...

(3) Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.

(4) Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việc công dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất.

Ghi chú: Trường hợp người viết phiếu báo cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II

6. Mẫu giấy chuyển hộ khẩu

………………

………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Mẫu HK07 ban hành theo TT số

36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014

Số:……./GCHK

GIẤY CHUYỂN HỘ KHẨU

(Phần lưu tại cơ quan cấp giấy)

1. Họ và tên (1):...

2. Tên gọi khác (nếu có):...

3. Ngày, tháng, năm sinh: … /... ./… 4. Giới tính:...

5. Nơi sinh:...

6. Nguyên quán:...

7. Dân tộc:…... 8. Tôn giáo:…… 9. Quốc tịch:...

10. Nơi thường trú:...

...

11. Họ và tên chủ hộ nơi đi …… 12. Quan hệ với chủ hộ: ...

13. Lý do chuyển hộ khẩu:...

...

14. Nơi chuyển đến:...

...

15. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Nguyên quán

Dân tộc

Quốc tịch

CMND số (hoặc Hộ chiếu số)

Quan hệ (3)

…….., ngày…tháng…năm…
TRƯỞNG CÔNG AN………
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Viết chữ in hoa đủ dấu;

(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.

(3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1.

Ghi chú: Lập 02 bản, một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy.

………………

………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Mẫu HK07

ban hành theo TT số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014

Số:……./GCHK

GIẤY CHUYỂN HỘ KHẨU

(Phần cấp cho người chuyển hộ khẩu)

1. Họ và tên (1):...

2. Tên gọi khác (nếu có):...

3. Ngày, tháng, năm sinh: ……./……./…….

4. Giới tính:...

5. Nơi sinh:...

6. Nguyên quán:...

7. Dân tộc:……...…………..

8. Tôn giáo:…………….. 9. Quốc tịch:...

10. Nơi thường trú:...

...

11. Họ và tên chủ hộ nơi đi:………...

12. Quan hệ với chủ hộ:...

13. Lý do chuyển hộ khẩu:...

...

14. Nơi chuyển đến:...

...

15. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Nguyên quán

Dân tộc

Quốc tịch

CMND số (hoặc Hộ chiếu số)

Quan hệ (3)

…….., ngày…tháng…năm…

TRƯỞNG CÔNG AN………

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

(1) Viết chữ in hoa đủ dấu;

(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.

(3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1.

Ghi chú: Lập 02 bản, một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!