Thế nào là dụng thuốc an toàn

         Sử dụng thuốc hợp lý an toàn (SDTHL) là nhiệm vụ quan trọng trong ngành y tế. Để đạt được mục tiêu này trách nhiêm trực tiếp thuộc về 3 nhóm đối tượng: người kê đơn (bác sĩ điều trị ), dược sĩ lâm sàng (DSLS) và nguời sử dụng thuốc trong đó DSLS đóng vai trò là cầu nối giữa bác sĩ - người đưa ra  y lệnh và người sử dụng - nguời phải thực hiện y lệnh.         Để SDTHL trước hết phải chọn được thuốc hợp lý. Hợp lý là phải cân nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/Rủi ro và Hiệu quả/Chi phí đạt cao nhất.         Tuy nhiên, một số thuốc hợp lý phải nằm trong một đơn hợp lý, nghĩa là ngoài tiêu chuẩn hợp lý của từng thuốc riêng biệt còn phải tính đến nhiều mặt khác, trong đó 3 vấn đề quan trọng nhất là: Phối hợp thuôc phải đúng (không có tương tác bất lợi ). Khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao( số lần dùng trong ngày ít, khả năng chi trả phù hợp với người bệnh ). Có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.         Muốn sử dụng thuốc hợp lý không chỉ cần đến các kiến thức liên quan đến thuốc và bệnh mà còn phải đưa kiến thức này đến người bệnh cụ thể có nghĩa là phải hiểu rõ các đặc điểm của người bệnh như các bệnh mắc kèm (gan, thận, tim, phổi....), các bất thường về sinh lý (béo phì, có thai...), tuổi tác (trẻ em, người già) đến các thói quen (nghiện rượu, thuốc lá, ăn kiêng...) và cả hoàn cảnh kinh tế. Như vậy trong điều trị phải tính đến người bệnh chứ không phải chỉ là bệnh đơn thuần.         Sau đây là bốn nội dung cụ thể liên quan đên sử dụng thuốc hợp lý an toàn: -Hiệu quả điều trị tốt: Hiệu quả là khả năng khỏi bệnh tốt, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bệnh cao. -An toàn cao: Là khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn thấp nghĩa là tỷ lệ Hiêu quả/Nguy cơ rủi ro cao. -Tiện dụng (dễ sử dụng): Tiện dụng hay dễ sử dụng bao gồm cách đưa thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày .. phù hợp, càng đơn giản càng tốt. -Kinh tế ( rẻ nhất so với các thuốc đã đạt 3 tiêu chuẩn trên): Kinh tế có thể tính theo chi phí tiền của một loại thuốc đó cho một ngày điều trị hoặc cho cả liệu trình điều trị. Giá thuốc có thể chọn là thuốc sản xuất trong nước hoặc ngoại nhập. Có những trường hợp người ta tính vào chi phí điều trị cả tiền của các xét nghiệm cận lâm sàng cần phải làm khi sử dụng thuốc.

         Có nhiều tài liệu còn đưa vào thêm một tiêu chuẩn “sẵn có” nghĩa là thuốc phải có ở cơ sở điều trị, như vậy là phải ưu tiên cho những thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu.

(Sở y tế Hà nội- Chương trình sử dụng thuốc hợp lý an toàn)

Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!


Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cũng như lưu thông phân phối dược phẩm tăng quá lớn. Nước ta cũng vậy. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân biết và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Thế nào là dụng thuốc an toàn

 Tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh.

Khi có bệnh và phải dùng thuốc, bệnh nhân nên đặt câu hỏi tại sao phải dùng thuốc. Có phương pháp nào khác thay thế thuốc để điều trị không? Tại sao phải dùng thuốc này? Tại sao lại phải dùng nhiều thuốc như vậy? Thuốc này có dễ mua không?... Thuốc, có định nghĩa như mọi người đã biết, nó là sản phẩm dùng để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người. Nhưng luôn luôn ghi nhớ rằng nó chưa phải là hướng duy nhất để điều trị bệnh tốt nhất. Bởi lẽ ngoài tác dụng tốt, đúng mục đích cho điều trị, nó còn có tác dụng phụ, phản ứng có hại của thuốc (ADR)... cho đến nay ngay đến từ ngữ vẫn còn nhiều người, kể cả số ít đang làm chuyên môn trong ngành y, hiểu chưa thấu đáo, còn có sự lẫn lộn giữa tác dụng phụ và ADR. Ta nên hiểu cụ thể là ngoài tác dụng chính, thuốc còn có thêm các tác dụng khác nữa. Ví dụ như diazepan (seduxen) là thuốc giải lo âu, bồn chồn còn có tác dụng an thần, gây ngủ mà mọi người vẫn gọi nhầm là thuốc ngủ. Thuốc sản xuất đã đạt GMP, GLP, GSP... nhưng vẫn có ADR xảy ra với cá thể bệnh nhân. Vì vậy ngay từ vấn đề từ ngữ cũng cần hiểu chi tiết, nếu không hướng sử dụng thuốc sẽ có nhầm lẫn xảy ra.

Thuật ngữ chuyên ngành rất cần cho người bệnh

Sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi của lâm sàng và liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh trong một khoảng thời gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và cho cộng đồng (WHO, 1998). Cụ thể hơn người sử dụng cần quan tâm đến số phận của thuốc trong cơ thể, quá trình tác dụng của thuốc lên cơ thể (dược lực học) và ngược lại là quá trình tác động của cơ thể lên thuốc (dược động học). Trong đó vấn đề cần quan tâm nhất là: tương tác thuốc (làm giảm hiệu lực, gây độc...), phối hợp thuốc (bất lợi và có lợi). Thuốc chữa triệu chứng (hết triệu chứng có thể dừng thuốc). Thuốc điều trị căn nguyên (phải tuân theo phác đồ nghiêm ngặt về liều lượng, thời gian dùng...). Người xưa có câu "cơm ba bát thuốc ba thang” ngụ ý nói thuốc thang phải có liều lượng. Thuốc cần phải dùng đúng theo thời gian quy định một cách nghiêm ngặt theo nhịp sinh học để phát huy được tác dụng tốt nhất. Ví dụ uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn và trong khi ăn, vào buổi sáng, vào buổi tối trước khi đi ngủ... người ta đưa ra khái niệm liên quan đến liều lượng, đó là "cửa sổ điều trị". Nó thể hiện nồng độ tối đa mà cơ thể có thể dung nạp được trước khi xuất hiện tác dụng gây độc của thuốc. Như vậy độ rộng của "cửa sổ điều trị" hẹp thì độ an toàn của thuốc sẽ thấp và ngược lại. Thuốc có "cửa sổ điều trị" hẹp phải cảnh giác vì liều điều trị và liều độc gần nhau. Vấn đề tương tác thuốc có thể dự kiến được và có khi không dự kiến trước được. Tương tác giữa cơ thể tác động lên thuốc (tương tác dược động học), giữa thuốc và thụ thể (tương tác dược lực học) gián tiếp làm nhiễu tác dụng của thuốc. Tuổi "49 chưa qua 53 đã tới" là tuổi thay đổi sinh lý và tuổi càng cao lượng thuốc lại dùng nhiều lên gây ra tương tác thuốc có ảnh hưởng lớn đến tương đương sinh học của thuốc. Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, trạng thái sinh lý bệnh lý của bệnh nhân, người nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, chế độ dinh dưỡng, có tự dùng thuốc gì không, các bệnh mắc phải (rối loạn chuyển hóa, thần kinh, tim mạch, tâm thần kinh, chức năng gan, thận...) cũng như vậy. Sử dụng thuốc cấp cứu, chống độc, chống sốc cũng có chuyên luận cụ thể và cần chú ý tất cả những vấn đề đã nêu ở trên. Ở đây quan tâm đến vấn đề thời gian dùng từng thuốc và giữa các thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, hướng tâm thần, tim mạch... Điều này được bác sĩ dặn kỹ lưỡng. Nó cũng có trong tờ hướng dẫn sử dụng ở trong hộp thuốc. Bệnh nhân cũng có thể tham khảo kỹ ở các sách hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược. Việc phối hợp thuốc có tỷ lệ thuận với nguy cơ cao, cho nên cần hạn chế vấn đề này. "Trình độ thầy thuốc không được đo theo độ dài của đơn". Không phối hợp trên năm loại thuốc và càng phối hợp ít càng tốt. Không nên phối hợp thuốc khi lợi ích chưa được chứng minh. Vấn đề tương tác thuốc (thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm, thuốc - nước uống), kể cả ở ngoài cơ thể (do quá trình sản xuất, bảo quản, lưu thông phân phối...) có khi là đối kháng hoặc cộng hưởng, có khi là do hiện tượng vật lý, hoá học (ôxy hoá khử, thuỷ phân,...), do dược lực (hoạt tính, ái lực do liên kết, thay đổi vị trí...) có thể sẽ gây ra bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân, lợi bất cập hại.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc qua thông tin quảng cáo

Hiện nay bệnh nhân có tâm lý thích được bác sĩ kê cho nhiều thuốc, thuốc biệt dược mới thì mới vừa ý. Tâm lý này là bất lợi. Bệnh nhân cần tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm dựa vào cơ chế để kê đơn, hướng dẫn sử dụng, điều chỉnh thuốc, chứ không phải từ phía tiếp thị theo lợi nhuận. Việc hướng dẫn nên mô phỏng bằng ngôn ngữ cộng đồng để bệnh nhân dễ hiểu, ví dụ: hệ tim mạch giống như hệ thống cấp nước trong gia đình, máy bơm (như quả tim), ống dẫn nước (mạch máu). Ống dẫn nước lâu ngày han gỉ, lắng đọng (giống sự tạo thành tế bào bọt và mảng vữa xơ), làm tắc ống nước và gây ra rò gỉ, vỡ ống nước (giống như tai biến mạch máu). Từ đó bệnh nhân tự liên hệ, hiểu biết và nhớ để sử dụng thuốc cho an toàn, hiệu quả, hợp lý.

DSCKII. Nguyễn Hữu  Minh


By Victoria Healthcare 09 Tháng 4 2019

Thế nào là dụng thuốc an toàn

Thuốc uống là một phần trong liệu trình chữa bệnh và  điều. Việc dùng thuốc gắn liền với các nguy cơ gặp phản ứng phụ. Để giảm thiểu rủi ro trên, tốt nhất bạn nên nghe theo lời khuyên của dược sĩ khi mua thuốc. 

Một số lưu ý khi dùng thuốc

  • Mang theo danh sách thuốc bạn đang sử dụng. Nhớ ghi cả thuốc theo toa và thuốc không theo toa, thảo dược, sinh tố và bất kỳ loại thuốc bạn dùng ở nhà để chữa bệnh.
  • Đưa danh sách này cho các  bác sĩ, dược sĩ và nha sĩ khi đi thăm khám. 
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc cho tới khi bạn trao đổi với bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng  thời điểm mỗi ngày.
  • Báo cho bác sĩ  nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc áp dụng chương trình ăn kiêng đặc biệt.
  • Mua tiếp thuốc ít nhất một tuần trước khi bạn dùng hết thuốc.
  • Vứt bỏ thuốc không dùng hoặc đã hết hạn.
  • Không dùng thảo dược mới hoặc thuốc mua tại quầy mà không hỏi ý kiến bác sĩ , dược sĩ. Các sản phẩm này có thể làm thay đổi công hiệu của thuốc bạn  đang dùng.
  • Không cho người khác dùng thuốc của bạn.

Thế nào là dụng thuốc an toàn

Thuốc Mới

  • Kiểm tra xem loại thuốc này có bảo hiểm chi trả không hoặc bạn có thể sử dụng loại thuốc cùng loại được không.
  • Chỉ mua thuốc tại một cửa hàng để có hồ sơ về tất cả loại thuốc của bạn.
  • Khi đến gặp bác sĩ & dược sĩ hãy lưu ý những vấn đề như:
  1. Sử dụng thuốc này như thế nào?
  2. Dùng thuốc này trong bao lâu? Tôi có phải dùng thuốc này cho tới khi đỡ bệnh không? Đây có phải  loại thuốc  tôi cần dùng liên tục để kiểm soát căn bệnh không?
  3. Thuốc này có gây phản ứng phụ không? Tôi cần làm gì nếu xảy ra phản ứng phụ?
  4. Tôi cần làm gì nếu quên dùng thuốc?
  5. Tôi cần làm gì nếu dùng quá nhiều thuốc?
  6. Tôi có thể dùng thuốc này chung với các thuốc khác đang dùng hay không?

Bảo Quản Thuốc

  • Cất toàn bộ thuốc trong hộp đựng ban đầu trừ khi bạn dùng hộp chia thuốc.
  • Cất thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Đậy chặt nắp lọ thuốc và để xa tầm tay của trẻ em.

Lưu ý những thông tin sau đây

  • Loại thuốc đang sử dụng tên là gì?
  • Tại sao cần dùng thuốc này?
  • Sử dụng thuốc theo liều lượng nào?
  • Sử dụng thuốc vào lúc nào?

Dùng mẫu điền để ghi lại các loại thuốc của bạn và mang mẫu này trong ví (bóp) của mình để đề phòng khi cần tới.

Hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ nếu có:

  • Bất cứ câu hỏi nào về các loại thuốc hoặc cách dùng thuốc.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào.
  • Nếu có thắc mắc nào khác.

Nguồn: healthinfotranslations.org