Thế nào là miễn dịch cơ những kiểu miễn dịch nào cho ví dụ

-Miễn dịch tự nhiên: +Miễn dịch bẩm sinh: Ngay từ lúc mới sinh, sẽ không mắc một số bệnh nào đó suốt đời. Ví dụ: Trẻ em sinh ra đến suốt đời không bị mắc bệnh toi gà, lở mồm long móng,...

+Miễn dịch tập nhiễm: Đã bị mắc bệnh (sởi, quai bị,...) sau đó một thời gian hoặc cả đời không mắc bệnh này nữa. Ví dụ: Trẻ em đã từng mắc bệnh thủy đậu thì cả đời sẽ không mắc lại.

-Miễn dịch nhân tạo: Miễn dịch do con người tạo ra bằng cách tiêm vắcxin. Ví dụ: Gây miễn dịch bằng cách tiêm vacxin (như bại liệt, uốn ván, viêm gan B...) lần tiêm thứ nhất chuẩn bị cơ địa, lần tiêm thứ hai gọi là tái chủng đưa đến miễn dịch vững chắc.

1. Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ :

- Da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập (trừ khi bị 3 tổn thương).

- Đường hô hấp trên có hệ thống nhung mao chuyển động liên tục từ trong ra ngoài để hất các vi sinh vật ra khỏi cơ thể.

- Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài chứa lipit.

- Nước mắt, nước tiểu rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.

- Đại thực bào và bạch cầu trung tính giết vi sinh vật theo cơ chế thực bào.
Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.

2. Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại : Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

a) Miễn dịch thể dịch

Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Có tên gọi như vậy vì kháng thể nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết).

Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thế tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ : kháng nguyên virut, vi khuẩn.

Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.

Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa. Điều đó có nghĩa là kháng nguyên nào kháng thể nấy. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.

b) Miễn dịch tế bào

Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức).

Tế bào này khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có thể trở thành đại dịch, ngoại trừ bệnh virut. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

Loigiaihay.com

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó
Có hai loại miễn dịch: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch tự nhiên là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó
VD: thủy đậu, quai bị, ...
- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó
VD: tiêm phòng vacxin ngăn ngừa bệnh viêm não...

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là một điều cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người. Nó bảo vệ cho cơ thể chúng ta không bị tấn công bởi các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài, chẳng hạn như: Vi rút, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của các loại bệnh, vi rút, nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, các chất gây dị ứng và những tế bào gây ung thư.

Miễn dịch được coi là một hàng rào vững chắc giúp bảo vệ cơ thể bạn trước những tác nhân gây bệnh. Các cơ quan miễn dịch sẽ được phân bố rộng khắp cơ thể cùng với tim, dây thần kinh, xương, hệ thống cơ bắp và đường tiêu hoá. Chúng giúp cơ thể bạn hoạt động thành một khối thống nhất với nhau.

Khả năng miễn dịch của cơ thể bạn đối với một căn bệnh được thông qua sự hiện diện của các kháng thể dành cho căn bệnh đó. Kháng thể là các protein được cơ thể sản xuất ra để trung hòa hoặc tiêu diệt các chất độc cũng như những sinh vật mang bệnh. Các kháng thể sẽ đặc hiệu đối với từng loại bệnh; chẳng hạn như kháng thể sởi sẽ bảo vệ bạn khi tiếp xúc với bệnh sởi, nhưng nó sẽ không có tác dụng nếu bạn tiếp xúc với bệnh quai bị.

Một khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc bị lỗi, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiều loại bệnh khác nhau; chẳng hạn như thường xuyên bị cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng nhiều lần, viêm khớp, dị ứng hoặc ung thư.

Hệ miễn dịch của cơ thể thường bao gồm hai loại chính: Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.

  • Miễn dịch chủ động: Đây là kết quả khi cơ thể bạn tiếp xúc với sinh vật gây bệnh sẽ làm kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chống lại căn bệnh đó. Tiếp xúc với sinh vật gây bệnh có thể xảy ra thông qua việc nhiễm bệnh thực tế, dẫn đến miễn dịch tự nhiên hoặc đưa vào cơ thể một dạng sinh vật gây bệnh đã chết hoặc bị làm cho suy yếu thông qua tiêm chủng (miễn dịch do vắc-xin). Dù miễn dịch bằng cách nào, nếu một người miễn dịch tiếp xúc với căn bệnh đó trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra nó và ngay lập tức sản xuất ra các kháng thể cần thiết để chống lại nó. Miễn dịch chủ động là lâu dài và đôi khi kéo dài suốt cuộc đời của bạn.
  • Miễn dịch thụ động: Loại miễn dịch này sẽ hoạt động khi một người được cung cấp các kháng thể chống lại bệnh thay vì sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của mình. Trẻ sơ sinh có được khả năng miễn dịch thụ động từ mẹ qua nhau thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được miễn dịch thụ động thông qua các sản phẩm máu có chứa kháng thể như globulin miễn dịch, được cung cấp khi cơ thể cần bảo vệ ngay lập tức khỏi một căn bệnh cụ thể. Đây là ưu điểm lớn nhất của hệ miễn dịch thụ động. Nó có khả năng bảo vệ ngay lập tức, trong khi đó miễn dịch chủ động phải mất một thời gian nhất định (thường là vài tuần) để phát triển. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động chỉ có tác dụng kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, chỉ có miễn dịch chủ động mới tồn tại lâu dài.

Thế nào là miễn dịch cơ những kiểu miễn dịch nào cho ví dụ

Cơ thể gồm 2 loại miễn dịch chính là miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.

Để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của hệ thống miễn dịch, bạn nên áp dụng theo một số phương pháp sau đây:

  • Tập thể dục thường xuyên: Việc ít vận động thể chất không chỉ khiến cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà nó còn làm cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Do đó, để tăng cường khả năng miễn dịch, bạn nên cố gắng thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý chính là chìa khóa quan trọng giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung thêm vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch; bao gồm tỏi tươi và súp gà, có đặc tính kháng sinh và kháng vi rút. Để làm tăng việc sản xuất ra các chất giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, bạn có thể lựa chọn bổ sung thêm nấm hương và nấm linh chi. Thêm vào đó, bạn cũng nên cắt giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ ăn được chế biến sẵn.
  • Ngủ đủ giấc: Tình trạng mất ngủ thường xuyên không những khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi vào ban ngày mà còn tăng khả năng nhiễm bệnh nhiều hơn; chẳng hạn như cúm, cảm lạnh và một số tình trạng nhiễm trùng khác. Về lâu dài, chất lượng giấc ngủ kém còn kéo theo nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ khác; bao gồm bệnh tiểu đường và thừa cân, béo phì. Một giấc ngủ ngon được ví như chất chống oxy hoá, có thể giúp làm giảm sự căng thẳng và ngăn chặn những tế bào của cơ thể khỏi những tác nhân gây suy yếu. Tốt nhất, bạn nên ngủ ít nhất 7 giờ vào mỗi đêm để tăng sức đề kháng của cơ thể trước những căn bệnh truyền nhiễm.

Thế nào là miễn dịch cơ những kiểu miễn dịch nào cho ví dụ

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

  • Kiểm soát sự căng thẳng: Cơ thể ở trong trạng thái căng thẳng liên tục sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các căn bệnh, từ cảm lạnh thông thường cho đến các tình trạng mãn tính khác. Sự căng thẳng quá mức khiến cơ thể tiết ra các hormone tiêu cực như adrenaline và cortisol, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Ngoài ra, căng thẳng cũng khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như tăng huyết áp và tim mạch.
  • Hạn chế lạm dụng bia rượu: Uống rượu ở một mức vừa phải có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe cho bạn, ví dụ như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đàn ông chỉ nên uống từ 1 – 2 ly rượu vào mỗi ngày còn phụ nữ thì nên uống 1 ly mỗi ngày. Ngược lại, uống quá nhiều rượu có thể làm ức chế các chức năng của tế bào bạch cầu và gây suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích như cần sa cũng gây ra những tác hại tương tự cho hệ miễn dịch và các tế bào bạch cầu

Tóm lại, hệ miễn dịch đóng vai trò thực hiện các phản ứng nhanh và chuyên biệt nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những mầm bệnh ngoại lai. Sức đề kháng của cơ thể đối với những đợt cảm cúm thông thường cho đến một số bệnh lý nguy hiểm cho thấy tầm quan trọng của hệ miễn dịch. Mặc dù các rối loạn liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng thường rất khó ngăn chặn, con người vẫn có thể xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể mạnh mẽ hơn nhờ vào lối sống khoa học và sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nếu mắc bệnh.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: cdc.gov

XEM THÊM: