Thể tích trung bình hồng cầu thấp năm 2024

Xét nghiệm máu để biết thể tích trung bình của hồng cầu (mean cell volume, MCV) là xét nghiệm đơn giản và dễ dàng giúp tìm ra những người có nguy cơ cao mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Xét nghiệm này được bao gồm trong các xét nghiệm máu thường quy được thực hiện cho phụ nữ mang thai.

Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh là gì?

Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh là một bệnh rối loạn máu di truyền thường gặp do khiếm khuyết gen gây ra và biểu hiện ở hai dạng – bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng và bệnh tan máu bẩm sinh thể nhẹ.

Khoảng 8% dân số mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hầu hết chỉ thừa hưởng một gen bệnh tan máu bẩm sinh bất thường – những người này mắc bệnh tan máu bẩm sinh thể nhẹ và được gọi là “người mang bệnh tan máu bẩm sinh”. Họ thường không có bất kỳ triệu chứng nào và chỉ một tỷ lệ nhỏ có thể bị thiếu máu nhẹ. Họ không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc biệt nào.

Bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng

Một người thừa hưởng nhiều gen bất thường của bệnh tan máu bẩm sinh sẽ mắc bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng, là một dạng thiếu máu trầm trọng. Có hai loại chính – alpha-thalassemia (α-thalassemia) và beta-thalassemia (β-thalassemia).

(i) α-thalassaemia thể nặng có thể dẫn đến tử vong trong tử cung hoặc khi mới chào đời

(ii) những người mang β-thalassaemia thể nặng, nếu không được cấy ghép tế bào gốc, thường có tuổi thọ ngắn hơn và cần truyền máu và điều trị đặc biệt suốt đời.

Nguyên Nhân khiến Thể Tích Trung Bình của Hồng Cầu Thấp

Nếu phụ nữ mang thai được phát hiện có MCV bằng hoặc dưới 80 fl, thì cô ấy có thể bình thường, bị bệnh tan máu bẩm sinh hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, người cha cũng nên được xét nghiệm máu tương tự.

Nếu MCV của người cha bình thường thì hầu như không có khả năng người cha là người mang bệnh tan máu bẩm sinh và thai nhi của họ cũng rất khó mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Nếu cả hai vợ chồng đều có MCV thấp, họ sẽ được giới thiệu đến “Phòng Khám Chuyên Khoa Tiền Sản” hoặc “Phòng Khám Chẩn Đoán Trước Sinh” để xét nghiệm máu thêm.

Nếu họ được chứng minh là một cặp đôi mang bệnh tan máu bẩm sinh, con của họ sẽ có 25% nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng.

Chào bác sĩ! Thưa bác sĩ, tôi năm nay 62 tuổi. Tôi mới xét nghiệm máu có chỉ số hồng cầu 5,93 nhưng thể tích hồng cầu lại nhỏ hơn bình thường. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, chỉ số hồng cầu 5,93 nhưng thể tích hồng cầu nhỏ hơn bình thường có ảnh hưởng gì không? Rất mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bác, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Chỉ số hồng cầu 5,93 nhưng thể tích hồng cầu nhỏ hơn bình thường có ảnh hưởng gì không?” như sau:

Chức năng của hồng cầu chính là vận chuyển khí oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và đồng thời nhận lại khí cacbonic từ các mô lên đào thải ở phổi. Có thể hiểu rằng, hồng cầu có vai trò quan trọng và có những tác động lớn đến các hoạt động của cơ thể. Chỉ số này thuộc này thuộc xét nghiệm "Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi". Chỉ số hồng cầu cùng với hai chỉ số Hemoglobin và Hematocrit để chẩn đoán thiếu máu. Với kết xét nghiệm của bác: chỉ số hồng cầu 5,93 T/L (là bình thường).

Chỉ số Hemoglobin và Hematocrit là bao nhiêu để xem có thiếu máu không? Chỉ số MCH, MCHC là bao nhiêu để xem hồng cầu có nhược sắc không? Còn thể tích hồng cầu nhỏ hơn bình thường (bình thường MCV 90 + 5 fL) có nghĩa là sẽ nhỏ hơn 80 fL. Nếu các chỉ số trên mà giảm thì bác cần làm thêm các xét nghiệm sau đây:

Các cần làm thêm các xét nghiệm: Huyết đồ, điện di huyết sắc tố, Sắt huyết thanh, Ferritin, VTMD, Kẽm... để tìm nguyên nhân gây ra thể tích hồng cầu nhỏ, hồng cầu có nhược sắc không, có đa hình thái không? Có thể do thiếu các chất cấu tạo nên hồng cầu hoặc bị bệnh hồng cầu bẩm sinh (Thalassemia, bệnh Hemoglobin, bệnh hồng cầu hình cầu...)

Bác có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và được bác sĩ tư vấn bác nhé. Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bác có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Huyết học-Truyền máu - Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

XEM THÊM:

  • Hồng cầu sống được bao lâu thì chết?
  • Tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm sức bền hồng cầu
  • Số lượng hồng cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

MCV và MCH là các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm công thức máu. Vậy các chỉ số này có ý nghĩa gì? Khi chỉ số MCV và MCH thấp hoặc cao vượt mức bình thường cảnh báo điều gì về sức khỏe?

1. Tìm hiểu về chỉ số MCV và MCH

Để biết chỉ số MCV và MCH thấp hoặc cao gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ thì trước hết bạn cần phải hiểu ý nghĩa của các giá trị này trong xét nghiệm máu.

  • MCV (viết tắt của cụm từ Mean Corpuscular Volume) là chỉ số thường xuất hiện trong kết quả xét nghiệm máu. Ý nghĩa của chỉ số này là dùng để chỉ thể tích trung bình của tế bào hồng cầu có trong máu.
  • Chỉ số MCH - Mean Corpuscular Hemoglobin là lượng huyết sắc tố (Hemoglobin) trung bình trong các tế bào hồng cầu.

Thể tích trung bình hồng cầu thấp năm 2024

MCV và MCH là các chỉ số thường gặp trong xét nghiệm huyết học

Hồng cầu là tế bào chiếm số lượng lớn trong máu (99%) có chứa huyết sắc tố đỏ, giữ nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến tế nào. Đồng thời, hồng cầu cũng nhận CO2 từ mô bào và đưa về phổi để thai ra ngoài. Không chỉ vậy, các chất cặn bã cũng được hồng cầu thu nhận và đưa đến cơ quan bài tiết.

2. Chỉ số MCV và MCH thấp nói lên điều gì?

Chỉ số MCV và MCH thấp hoặc cao đều ít nhiều gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đôi khi, đây còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến máu.

Chỉ số MCV

Đối với một cơ thể người trưởng thành khoẻ mạnh, chỉ số MCV bình thường là 80 - 100fl.

  • Chỉ số MCV thấp khi giá trị < 80fl có thể là biểu hiện của hội chứng tan máu bẩm sinh, thiếu sắt hoặc các bệnh lý liên quan đến Hemoglobin. Ngoài ra, những bệnh lý mạn tính, nhiễm độc chì, suy thận,… có thể gây thiếu máu khiến chỉ số MCV thấp hơn bình thường. Phụ nữ mang thai có chỉ số MCV thấp hơn người bình thường nên cần phải bổ sung thêm sắt theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chỉ số MCV cao khi giá trị > 100 fl cho thấy khả năng cao hồng cầu đang bị phì ra do thiếu B12 hoặc Acid Folic thường xảy ra với các trường hợp thiếu máu hồng cầu lớn.

Thể tích trung bình hồng cầu thấp năm 2024

Chỉ số MCV ở thai phụ thường thấp hơn người bình thường

Chỉ số MCH

Ở người trưởng thành, chỉ số MCH bình thường ở mức 27 - 33 pg.

  • Khi MCH < 27 pg thì được coi là thấp có thể do cơ thể thiếu máu, thiếu sắt. Tình trạng này thường xảy ra với người ăn chay trường, thiếu chất dinh dưỡng, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt dẫn đến thời gian hành kinh kéo dài, người từng phẫu thuật dạ dày hoặc mắc hội chứng Celiac,…
  • Khi MCH > 33 pg thì được coi là cao. Đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh thiếu máu hồng cầu lớn hoặc cơ thể đang mắc các bệnh lý về gan, tuyến giáp, biến chứng của ung thư, nhiễm trùng, lạm dụng rượu, bia, thuốc chứa estrogen,…

3. Xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số MCV và MCH diễn ra như thế nào?

Những trường hợp chỉ số MCV và MCH thấp hay cao đều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Chính vì vậy, việc xét nghiệm máu để kiểm tra giá trị các chỉ số MCV, MCH thường xuyên là việc làm cần thiết.

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm cơ bản, dễ thực hiện và được triển khai ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay. Vì vậy, không quá khó để bạn có thể tìm được một địa chỉ thực hiện xét nghiệm kiểm tra chỉ số MCV, MCH.

Quy trình xét nghiệm máu

Quy trình xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số MCV và MCH thường được thực hiện như sau:

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra huyết áp, nhịp tim,… trước khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm.
  • Người bệnh đặt tay lên bàn có kê một cái gối nhỏ.
  • Nhân viên y tế sẽ xác định vị trí lấy máu trên cánh tay và sát trùng.
  • Dùng kiêm lấy một lượng máu cần thiết và cho vào ống nghiệm chuyên dụng có ghi thông tin bệnh nhân.
  • Vận chuyển đến phòng xét nghiệm và tiến hành phân tích.
  • Tuỳ vào từng loại xét nghiệm để hẹn thời gian trả kết quả với bệnh nhân.

Thể tích trung bình hồng cầu thấp năm 2024

Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra chỉ số MCV và MCH

Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Để xét nghiệm chỉ số MCV và MCH chính xác thì trước khi thực hiện, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi lấy máu, nên nhịn ăn từ 6 - 8 tiếng để kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc các thành phần khác.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích trước khi lấy máu.
  • Nên uống đủ nước trước khi xét nghiệm, tốt nhất là uống nước lọc.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị bệnh nào thì cần phải trao đổi với bác sĩ.
  • Hầu hết các trường hợp chỉ bị đau nhẹ khi lấy máu và có rất ít người bị bầm ở vị trí lấy máu nên bạn không cần quá lo lắng.

Khi nhận kết quả, nếu chỉ số MCV và MCH thấp hoặc cao thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì đôi khi các yếu tố như thức ăn, thuốc, chu kỳ kinh nguyệt,… có thể tác động đến kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kiểm tra chuyên sâu khác để có kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của người xét nghiệm.

Theo các chuyên gia khuyến cáo đối với người trưởng thành nên khám tổng quát định kỳ 6 tháng/lần và thực hiện xét nghiệm công thức máu để đánh giá tình trạng sức khoẻ, sớm phát hiện bất thường hay bệnh lý, từ đó có can thiệp điều trị kịp thời. Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm kiểm tra sức sức khỏe bao gồm cả xét nghiệm chỉ số MCV và MCH, bạn nên thực hiện tại những địa chỉ uy tín.

Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ xét nghiệm MCV, MCH uy tín thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn MEDLATEC để thăm khám và thực hiện xác xét nghiệm kiểm tra sức khỏe.

Thể tích trung bình hồng cầu thấp năm 2024

Lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, quý khách hàng vui lòng gọi về tổng đài: 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên tiếp nhận và hỗ trợ nhiệt tình.

Thể tích trung bình hồng cầu thấp là gì?

Thể tích trung bình hồng cầu thấp có thể phản ánh bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt hoặc có thể gặp phải một số bệnh lý về máu như bệnh thalassemia và một số bệnh hemoglobin khác.

Hồng cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết. Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu. Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

MCV và MCH thấp là bệnh gì?

Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) phản ánh lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể. MCV, MCH thấp thể hiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể do thiếu máu thiếu sắt, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia hoặc bệnh lý hemoglobin khác.

MCH và MCHC khác nhau như thế nào?

Hematocrit, là số đo phần trăm máu được tạo thành ở các RBC, hemoglobin tiểu thể trung bình (MCH), là số đo hàm lượng hemoglobin trong các hồng cầu riêng lẻ nhưng không có ý nghĩa lâm sàng và nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC), là số đo nồng độ hemoglobin trong các hồng cầu riêng lẻ là các giá trị được tính ...