Theo luật thương mại 2005 về quá cảnh hàng hóa năm 2024

Theo luật thương mại 2005 về quá cảnh hàng hóa năm 2024

Nhóm 2:

  1. Võ Trung Hiếu 2053801011087
  1. Lâm Cao Minh 2053801011142
  1. Nguyễn Thị Cẩm Nga 2053801011152
  1. Đỗ Thị Kim Ngân 2053801011155
  1. Nguyễn Thị Mỹ Ngân 2053801011157
  1. Nguyễn Thị Bích Ngọc 2053801011164
  1. Nguyễn Thị Nguyên 2053801011172
  1. Trương Thị Tuyết Nhi 2053801011178

QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

1. Khái niệm quá cảnh hàng hóa & dịch vụ quá cảnh hàng hóa:

1.1. Quá cảnh hàng hóa:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường, việc giao lưu hàng hóa quốc tế diễn ra ngày càng nhộn

nhịp. Trong khi đó, có nhiều quốc gia có chung đường biên giới với nhau. Vì vậy, việc vận chuyển

hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác đòi hỏi phải đi qua lãnh thổ của một nước thứ ba là

điều không thể tránh khỏi. Quá cảnh hàng hóa là một thuật ngữ kinh tế, có nhiều cách giải thích

khác nhau về thuật ngữ này. Trong từ điển Hán Nôm thì "quá có nghĩa là đi qua, đi ngang qua còn

cảnh có nghĩa là bờ cõi đất đai". Vậy quá cảnh hàng hóa ở đây có nghĩa là hàng hóa đi ngang qua

(mà không vào) một nước, một vùng lãnh thổ có chủ quyền nào đó. Một ý kiến khác, lại cho rằng

quá cảnh hàng hóa là một động từ chỉ sự vận chuyển, di chuyển hàng hóa đi qua lãnh thổ của một

hay nhiều nước để tới một nước khác, trên cơ sở hiệp định đã kí giữa các nước có liên quan.

Theo Luật Thương mại năm 2005, tại Điều 241 quy định: “Quá cảnh hàng hóa là việc vận

chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nan, kể cả việc

trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công

việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh”.

Từ các phân tích trên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng quá cảnh là việc vận chuyển hàng hóa

thuộc quyền sở hữu của chủ thể nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam đến một nước thứ ba hoặc trở

về nước đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trong thời gian quá cảnh.

Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới với nhau, nếu Lào muốn

vận chuyển hàng hóa sang nước khác mà việc vận chuyển hàng hóa này cần nhanh chóng thì phải

qua lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là các tỉnh miền Trung Việt Nam) để đến được nước xuất khẩu, thì