Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024

Đó là trăn trở mà hầu hết người học tiếng Trung gặp phải trong suốt quá trình học tập tiếng Trung của mình. Vậy điều gì khiến cho chữ Hán khó đến vậy.

Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024
Đầu tiên, chữ Hán có quá nhiều chữ. Hiện chưa có thống kê chính xác về tổng số chữ trong hệ thống chữ Hán. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đã có lúc, con số chữ Hán được ghi nhận đã lên đến con số 91.251 chữ. Để tiện cho việc sử dụng, sau rất nhiều lần sửa đổi, thẩm định, ngày nay Trung Quốc sử dụng bảng chữ Hán giản thể bao gồm 8.105 chữ chia thành 3 cấp độ. Cấp 1 có 3.500 chữ, đáp ứng nhu cầu dùng chữ của giáo dục cơ sở và phổ cập văn hóa. Cấp 2 gồm 3.000 chữ có mức độ sử dụng phổ biến chỉ kém cấp một. Biết 3.500 chữ cấp 1 là có thể đọc sách báo Hán ngữ hiện đại; tốt nghiệp tiểu học phải biết 3.000 chữ; công dân cần biết 6.500 chữ. Cấp 3 gồm 1.605 chữ thông dụng trong các lĩnh vực như họ tên, địa danh, thuật ngữ khoa học kỹ thuật và văn văn ngôn trong giáo trình ngữ văn trung-tiểu học, đáp ứng nhu cầu dùng chữ của các ngành có quan hệ mật thiết với đời sống đại chúng và phổ cập văn hóa.

Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024
Thứ hai, Chữ Hán có quá nhiều nét. Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên chữ Hán là nét. Trong 3.500 chữ cấp 1 chỉ có 3 chữ có 1 nét đó là chữ 一 [yi] (Nhất), chữ丨có bốn âm đọc [gǔn], [shù], [yī], [tuì], và chữ 乙 [yǐ] (Ất). Còn lại 19 chữ hai nét, 52 chữ ba nét, 116 chữ bốn nét, 158 chữ năm nét, 251 chữ sáu nét… có những chữ có số nét hợp thành lên tới hàng chục nét. Việc các nét sắp xếp rất phức tạp gây khó cho việc viết và phân biệt chữ. Đây là trở ngại lớn nhất dành cho những người học tiếng Trung.

Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024
Thứ ba, Chữ Hán có quá nhiều đồng âm. Các chữ đồng âm dễ khiến người nghe hiểu nhầm ý, viết nhầm chữ. Ví dụ 怎么办 [zěn me bàn] (làm thế nào) dễ nhầm với 怎么拌 [zěn me bàn](trộn thế nào). Khi đánh chữ Hán bằng máy tính theo hệ abc, ví dụ chữ 事 [shì], sau khi gõ shi, màn hình hiện ra 79 chữ cùng âm, phải dò từ 79 chữ ấy để lấy ra chữ 事. Học tiếng Trung đã khó, dùng sao cho đúng và đầy đủ ý nghĩa lại càng khó.

Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024
Cuối cùng, chữ Hán có nhiều chữ đa âm, đa nghĩa. Đa âm tức có ít nhất hai âm đọc. Sở dĩ nhiều chữ đa âm là do số chữ Hán tạo ra không đủ dùng, cho nên phải dùng chữ đã có nhưng gán cho nó âm đọc mới và nghĩa mới. Chữ đa âm chiếm khoảng 16,7% kho chữ Hán. Chữ nhiều âm nhất là 和 có 5 âm : [hé] (Hòa: hòa giải), [hè] (Họa: phụ họa), [huó] (Hòa: trộn, nhào), [huò] (Họa: 和稀泥 hòa giải vô nguyên tắc), [hú] (Hòa: Ù ván tổ tôm). Tưởng tượng xem, nếu không nhìn chữ chúng ta làm sao để hiểu ý của câu nói có chứa các từ đa âm, đa nghĩa này?

Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024
Những điều đã kể trên ít nhiều gây ra tâm lý lo sợ cho những người đã, đang và sẽ học tiếng Trung. Nhưng cũng đừng vì những khó khăn trên mà từ bỏ việc học, thậm chí nên lấy đó làm động lực để học thật tốt. Hãy thật kiên trì với mục tiêu đã đặt ra, rồi sẽ đến ngày chúng ta được hưởng thành quả ngọt ngào. Còn bạn, điều gì khiến bạn ấn tượng nhất về chữ Hán?

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ chóng mặt với máy tính và các thiết bị di động, cơ hội để thế hệ trẻ Trung Quốc viết chữ Hán bằng tay đang mất dần.

Mạng tin Yomiuri ngày 21/8 đã phản ánh thực trạng đáng lo ngại này trên xứ sở của Nho giáo.

Nhận thức được điều này, nhà chức trách Trung Quốc đang khích lệ người dân quan tâm nhiều hơn đến chữ Hán.

Các người trung quốc học chữ hán như thế nào năm 2024
Trẻ em Trung Quốc đang dần xa lạ với chữ Hán của cha ông.

“88, 3Q” là từ lóng mà các nữ sinh trung học ở Trung Quốc ưa dùng khi nhắn tin hoặc viết thư điện tử cho nhau. Nó có nghĩa là “bye bye, thank you!”

Trong khi ngôn ngữ ngoại lai và các từ tỉnh lược, cụ thể là cụm từ chỉ toàn chữ số và tiếng Anh được sử dụng tràn lan thì số lượng chữ Hán “đọc được mà không viết được” đang tăng lên.

Từ tháng 7/2013, kênh truyền hình tỉnh Hà Nam thậm chí còn khai trương một chương trình mang tên “Anh hùng chữ Hán” trong đó các em học sinh tiểu học và trung học sẽ tham gia tỉ thí cách viết chữ Hán.

Trong chương trình, một em nhỏ không trả lời được và phải gọi điện cho bố mẹ để được trợ giúp. Tuy nhiên, một chuyện thú ví đã nảy sinh, đó là một từ chữ Hán thường dùng như “thoát cữu” (trật khớp/sai khớp) mà nhiều người lớn liên tục trả lời sai. Điều này cho thấy “năng lực viết” của người Trung Quốc hiện đại bị giảm đi đáng kể.

Trước tình hình này, truyền thông Trung Quốc đang thúc đẩy phong trào học chữ Hán trong dân. Tân Hoa xã có đoạn nêu: “Chữ Hán là cốt lõi của văn hoá Trung Quốc. Chúng ta phải lưu truyền cho mai sau.”

Vào tháng 8/2013, Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng bắt đầu phát sóng chương trình tìm kiếm nhà vô địch chữ Hán trong giới học sinh. Một giảng viên đại học ở nước này cho biết: “Chính phủ đang đặt ra tiêu chuẩn, theo đó yêu cầu phải mở kỳ thi sát hạch chữ Hán đối với học sinh.”

Từ khi lên sóng, “Anh hùng chữ Hán” lọt vào tốp các chương trình ăn khách nhất ở Trung Quốc. Ứng dụng trò chơi phỏng theo chương trình này cũng nhận được khoảng 800.000 lượt tải về. Phong trào học chữ Hán thực sự bùng nổ.

Các hiệu sách mở hẳn một góc học chữ Hán dành riêng cho bạn đọc trong khi lượng người đăng ký các lớp học thư pháp tăng mạnh.

Chính phủ Trung Quốc xác định 6.500 chữ Hán được dùng hàng ngày trong báo chí và văn bản, gấp 3 lần chữ Hán thường dùng trong tiếng Nhật. Do chữ đồng âm khác nghĩa khá nhiều nên nguy cơ nhầm lẫn thường xuyên xảy ra.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2011, từ lúc còn nhỏ các bạn trẻ nước này đã quen với việc lựa chọn bộ chuyển mã bằng máy tính và điện thoại di động nên đã xuất hiện một thực tế là “năng lực viết của người dân đang giảm sút.”

Giáo sư Bành Phi thuộc Đại học Ngoại ngữ Kyoto, người am hiểu văn hoá chữ Hán Nhật-Trung cho biết: “Mối lo ngại của Trung Quốc về nguy cơ sụt giảm năng lực đọc và viết chữ Hán là rất lớn. Nhiều khả năng ngành giáo dục nước này sẽ phải đặt ra một chiến lược dài hơi nhằm giải quyết triệt để vấn đề trên”.