Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?

- Các nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về vận động của vật chất

+ Khái niệm vận động:

Theo Ph. Ăngghen: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.

+ Các hình thức vận động cơ bản của vật chất đã được nghiên cứu, khám phá bởi khoa học.

Tổng kết các thành tựu khoa học nghiên cứu vê tự nhiên và xã hội, Ph. Ăngghen đã khái quát 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất:

Vận động cơ giới, đó là hình thức vận động đơn giản nhất, bao gồm những sự biến đổi về vị trí của các vật thể trong không gian. Nó là đối tượng nghiên cứu của cơ học.

Vận động vật lý, đó là những sự biến đổi của nhiệt, điện, từ trường, các hạt cơ bản,... Nó là đối tượng nghiên cứu của vật lý học.

Vận động hoá, đó là những sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ trong các quá trình phản ứng hoá hợp và phân giải của chúng.

Vận động sinh vật, đó là các quá trình biến đổi của các chất đặc trưng cho sự sống: sự lớn lên của các cơ thể sống nhờ quá trình không ngừng trao đổi chất của cơ thể sống và môi trường, sự biến đổi của cấu trúc gen, sự phát sinh các giống loài mới trong quá trình phát triển của chúng,... Nó là đối tượng nghiên cứu của sinh vật học.

Vận động xã hội, đó là tất thảy các quá trình biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức,... của đời sống xã hội loài người. Nó là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, như: kinh tế học, chính trị học, đạo đức học,...

+ Mối quan hệ biện chứng giữa các hình thức vận động cơ bản của vật chất:

Hình thức vận động thấp là cơ sở của các hình thức vận động cao hơn; giữa các hình thức vận động có mối liên hệ chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau và chuyển hoá, từ đó làm xuất hiện các hình thức vận động trung gian - đó là cơ sở khách quan làm xuất hiện những sự nghiên cứu có tính chất liên ngành khoa học; mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khách quan có thể bao gồm trong nó nhiều hình thức vận động cùng tồn tại, chi phối ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng thường có hình thức vận động đặc trưng của nó.

+ Mối quan hệ giữa vật chất và vận động:

Theo quan điểm duy vật biện chứng: vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất. Theo quan niệm đó, không thể có vật chất không vận động cũng như không thể có sự vận động nào tồn tại trừu tượng ngoài mỗi tồn tại vật chất xác định. Mỗi sự vận động bao giờ cũng là sự vận động của một tồn tại vật chất xác định. Như vậy cũng có thể nói, vận động là một thuộc tính vốn có (cố hữu) của vật; nó là thuộc tính khách quan và phổ biến của mọi tồn tại vật chất.

+ Mối quan hệ giữa vận động và đứng im:

Vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân bằng; nhưng đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động.

Đứng im là tương đối, tạm thời vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình thức vận động; đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ là xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất định.

Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi cơ bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.

- Các nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về không gian và thời gian của vật chất

+ Khái niệm không gian và thời gian:

Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v.) với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyên hoá, V.V.. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.

+ Mối quan hệ giữa không gian, thời gian và vật chất vận động:

Ph. Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất đang vận động.

Loigiaihay.com


* Vận động và đứng im:

Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối vì:

- Đứng im chỉ xảy trong một quan hệ nhất định, chứ không phải trong tất cả mọi quan hệ.

- Đứng im chỉ xảy trong một hình thức vận động nhất định (vận động cơ giới).

- Đứng im là một trạng thái vận động (vận động trong thăng bằng).

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự vận động.

- Xác định quan điểm duy vật biện chứng; xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Đứng im chỉ là tạm thời, tương đối.

- Hiểu vận động là cái vốn có của vật chất, không do ai tạo ra và không bao giờ bị tiêu diệt. Chống lại các quan điểm duy tâm siêu hình.

- Nắm vững các hình thức vận động của vật chất để hiểu tính đa dạng, phong phú của vận động.

- Sự vật có nhiều hình thức vận động nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động nhất định. Không thể quy hình thức vận động cao về hình thức vận động thấp hoặc ngược lại. Phê phán sai lầm của thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism).

c. Không gian và thời gian với tư cách là hình thức tồn tại của vật chất

- Quan điểm siêu hình coi không gian là một cái hòm rỗng trong đó chứa vật chất. Có không gian và thời gian không có vật chất. Có sự vật, hiện tượng không tồn tại trong không gian và thời gian.

- Quan điểm duy vật biện chứng:

+ Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, gắn liền với sự vận động của vật chất.

+ Không có không gian và thời gian không có vật chất cũng như không thể có sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài không gian và thời gian.

“Vì các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian” (Tập 20, tr78).

+ Không gian vô tận. Thời gian không có khởi đầu và kết thúc.

+ Không gian có 3 chiều. Thời gian có một chiều.

+ Không gian và thời gian có tính tương đối.

d. Tính thống nhất vật chất của thế giới

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Điều này cho thấy:

- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.

- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và cũng không bị mất đi.

- Mọi tồn tại của thế giới đều có mối liên hệ khách quan, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chât.

Như vậy, trong thế giới không có gì khác hơn là vật chất đang vận động. Tinh thần chỉ có trong đầu óc con người và là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao. Không có bằng chứng về thế giới tinh thần tồn tại bên ngoài thế giới vật chất (Thiên đường, địa ngục, Niết bàn).



Carl Edward Sagan (1934-1996), nhà thiên văn học Mỹ nói: Chúng ta sống trên một lớp đất đá và kim loại bao bọc một ngôi sao buồn tẻ; nó là một trong 400 tỷ ngôi sao khác tạo nên Ngân hà của chúng ta; và Ngân hà của chúng ta lại là một trong hàng tỷ thiên hà khác tạo nên vũ trụ; và vũ trụ của chúng ta có lẽ là một trong con số vô tận những vũ trụ khác”.

Stephen Hawking (1942- ), nhà vật lý lý thuyết và toán học Anh, Giáo sư Đại học Cambridge viết:

“Nếu mà vũ trụ mà có khởi đầu, chúng ta mới có thể giả định rằng có một đấng sáng thế. Nhưng nếu vũ trụ là thực sự tự nó chứa đựng trong nó, không có ranh giới và đường biên, thì nó sẽ không có khởi đầu và không có kết thúc; nó chỉ đơn giản là tồn tại. Vậy thì có chỗ nào cho một đấng sáng thế”?



Thomas Edison (1847-1931), nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ nói: “Tôi không thấy một mảy may bằng chứng khoa học nào cho những lý thuyết tôn giáo về thiên đường và địa ngục, về kiếp sau của cá nhân, hoặc về một cá nhân Thượng đế”.

Richard Dawkins viết: “Vũ trụ mà chúng ta quan sát được thực sự chỉ có những thuộc tính mà chúng ta có thể biết: về cơ bản là nó không có thiết kế, không có mục đích, không có thiện, không có ác, không có gì ngoài sự lãnh đạm vô tình mù quáng”.

Các hình thức và các dạng tồn tại của vật chất và vận động có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.

Vật chất vận động tuân theo những quy luật nhất định. Có những quy luật riêng chi phối một lĩnh vực cụ thể. Có những quy luật phổ biến chi phối tất cả sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

2. Ý thức

a. Nguồn gốc của ý thức

Vấn đề nguồn gốc, bản chất của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp của triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học. Trên cơ sở của những thành tựu triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội triết học Mác-Lênin đã cho chúng ta nhận thức rõ được về nguồn gốc và bản chất của ý thức.

* Quan điển triết học ngoài Mácxít về ý thức

- Quan điểm duy tâm khách quan: tìm nguồn gốc của ý thức từ một lực lượng siêu tự nhiên (ý niệm, Brahman, Thượng đế, Trời, v.v.).

- Quan điểm duy tâm chủ quan: ý thức là cái vốn có của con người, không do thần thánh ban cho, cũng không phải là sự phản ánh thế giới bên ngoài.

- Quan điểm vật hoạt luận: mọi dạng vật chất đều có ý thức.

- Quan điểm duy vật tầm thường: ý thức là một dạng vật chất; “óc tiết ra ý thức cũng như gan tiết ra mật”.

* Quan điểm duy vật biện chứng về ý thức

Ý thức ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.

Bộ óc là cơ quan vật chất của ý thức. Nhưng tại sao bộ óc con người lại có thể sinh ra ý thức, là mối liên hệ vật chất với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất này đã hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người.

+ Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động, và vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động.

+ Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.

 Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là phản ánh vật lý, hoá học. Các hình thức này có tính chất thụ động, chưa có sự định hướng, chưa có sự lựa chọn.

 Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho cho giới tự nhiên sống, là sự phát triển mới về chất trong hình thức phản ánh của vật chất.

 Hình thức phản ánh của cá thể sống đơn giản nhất là tính kích thích, là sự trả lời của cơ thể đối với những tác động của môi trường.

 Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh, là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường.

 Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thần kinh là các phản xạ

 Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là tâm lý. Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới chỉ là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối.

 Ý thức chỉ nảy sinh ở trong giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người.

Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người.

 Bộ óc của con người là cơ quan phản ánh, nhưng chỉ với riêng bộ óc thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên giác quan và qua đó lên bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra.



Như vậy, bộ óc cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc, đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

* Nguồn gốc xã hội:

Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, nhưng chưa đủ, điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, đó chính là lao động và ngôn ngữ.

- Lao động:

Các nhà nghiên cứu đã viết: “Lịch sử bắt đầu từ sản xuất, con người bắt đầu từ lao động”.

Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại, là hoạt động mang tính đặc thù của con người, làm cho con người khác với các động vật khác.

+ Trong lao động con người đã biết chế tạo ra các công cụ lao động và sử dụng các công cụ đó để cải tạo của cải vật chất.

+ Lao động là hoạt động có tính mục đích, tác động vào thế giới khách quan nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Do đó, ý thức con người phản ánh một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức, mà trái lại con người có ý thức chính là con người chủ động tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới. Hay nói cách khác, lao động giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính mình. Thông qua quá trình lao động, bộ óc của con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển.

+ Lao động ngay từ đầu đã liên kết mọi thành viên trong xã hôi lại với nhau, làm nảy sinh ở họ nhu cầu giao tiếp. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và không ngừng phát triển cùng với lao động.



- Ngôn ngữ.

F.Engels đã viết: “Đem so sánh con người với loài vật, người ta sẽ thấy rõ ràng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về ngôn ngữ”.

+ Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ, theo K.Marx, nó chính là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ con người không thể có ý thức.

+ Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, vừa là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, truyền lại những tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ý thức không phải là một hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó, không có phương tiện trao đổi về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ.

Như F.Engels đã chỉ rõ: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người” (Tập 20, tr646).



b. Bản chất và kết cấu của ý thức

* Bản chất của ý thức

- Do chịu ảnh hưởng của quan điểm siêu hình nên nhiều nhà duy vật trước Marx đã coi ý thức là sự phản ánh thụ động, giản đơn, máy móc, mà không thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh.

- Trái lại, các nhà duy tâm lại cường điệu tính năng động, sáng tạo của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải sự phản ánh của vật chất.

- Khác với những quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên quan điểm lý luận phản ánh, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động và sáng tạo.

+ Thứ nhất, để hiểu được bản chất của ý thức chúng ta phải thừa nhận cả vật chất và ý thức đều tồn tại, nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập:

 Vật chất là cái được phản ánh, tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức.

 Cái phản ánh là ý thức, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, bị sự vật khách quan quy định. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý thức).

+ Thứ hai, khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì đó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.

Theo K.Marx, ý thức, “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.

+ Thứ ba, tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú và đó là sự thống nhất của ba mặt:

 Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có chọn lọc các thông tin cần thiết.

 Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần

 Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn.

Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần.



+Thứ tư, Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiện tượng xã hội. Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động xã hội, do đó, ý thức ngay từ đầu đã là sản phẩm của xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại.

* Kết cấu của ý thức

Ý thức là một hiện tượng xã hội – tâm lý có kết cấu hết sức phức tạp. Tuỳ theo cách tiếp cận mà có nhiều cách phân chia khác nhau.

- Theo chiều dọc, thì ý thức chính là lát cắt nội tâm của con người, nó bao gồm các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

- Theo chiều ngang: ý thức bao gồm các yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí. Trong đó tri thức là yếu tố cốt lõi. Tri thức đóng vai trò là phương thức tồn tại của ý thức. Điều này có nghĩa là không có ý thức thì sẽ không có ý thức.

Nếu chỉ có tri thức không thôi thì đó là một ý thức phát triển không toàn diện, sơ cứng. Tri thức được xem là vốn hiểu biết của con người nhưng nếu biến cái tri thức đó thành hành động thì đó là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, sự tác động của thế giới bên ngoài đến con người không chỉ đem lại sự hiểu biết về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con người đối với thế giới. Tình cảm là một thình thái đặc thù của sự tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và là một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và thông qua hành động thì tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình.

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

a. Vai trò của vật chất đối với ý thức

* Vật chất quyết định ý thức

- Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức.

- Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, các quy luật khách quan, hoạt động thực tiễn chính là cơ sở cho sự hình thành các quan điểm, quan niệm, ý chí, tình cảm xã hội.

- Trong tồn tại xã hội, ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải thay đổi theo. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

- Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

b. Tính độc lập tương đối của ý thức

Vai trò của ý thức đối với vật chất chính là vai trò của con người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan.

- Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hảm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan.

+ Ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nó sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển.

+ Ngược lại, ý thức khi không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của hiện thực khách quan.

- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với thế giới hiện thực khách quan (vật chất) phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện khách quan nhất định.



Như vậy, tri thức khoa học giúp con người hiểu biết được những mối liên hệ và quy luật khách quan nhờ đó mà cải tạo được tự nhiên và xã hội. Trình độ nhận thức quy luật càng cao thì khả năng cải tạo tự nhiên và xã hội càng lớn.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

- Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan, chống chủ nghĩa duy tâm và chủ quan duy ý chí.

- Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

- Sức mạnh của ý thức con người không phải là ở chỗ tách rời những điều kiện vật chất mà phải biết dựa vào đó, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý trí và nhiệt tình cao. Ý thức của con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.


Chương II

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Chúng ta không chỉ cần biết thế giới có tính vật chất tồn tại khách quan mà còn phải biết nó tồn tại như thế nào. Điều này cần phải học phép biện chứng. Có nhiều người cảm thấy để nắm vững được phép biện chứng là muôn phần kỳ diệu và khó khăn. Bởi vì, giữa phép biện chứng và chủ nghĩa tương đối, giữa phép biện chứng và thuật nguỵ biện thường chỉ có một khoảng cách rất nhỏ; những người của chủ nghĩa tương đối và nguỵ biện thường xuất hiện với bộ mặt của phép biện chứng. Điều đó càng tăng thêm sự khó khăn đối với việc lý giải phép biện chứng. Kỳ thực, phép biện chứng không hề thần bí. Phép biện chứng vốn có trong sự vận động của thế giới khách quan và trong hoạt động nhận thức của con người. Khi mới ra đời, triết học loài người đã xuất hiện hình thức biện chứng giản đơn. Còn phép biện chứng của chủ nghĩa Marx không phải là phép biện chứng giản đơn, mà là phép biện chứng khoa học, tự giác sau khi đã phủ định phương thức siêu hình, là phép biện chứng duy vật mới sau khi sau khi đã kế tục phép biện chứng chủ quan và phép biện chứng giản đơn. Hạt nhân của phép biện chứng là quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Mâu thuẫn không những là động lực bên trong của sự vận động của thế giới khách quan, mà còn thúc đẩy sự phát triển nhận thức của con người và nhận thức quy luật cơ bản của thế giới. Phép biện chứng không chỉ là thế giới quan mà còn là phương pháp luận. Biết rõ phép biện chứng không bằng hiểu biết thực sự phép biện chứng.



1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

a. Phép biện chứng

* Khái niệm phép biện chứng

- Biện chứng là bản tính của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy; biện chứng chính là tính thống nhất trong vận động và phát triển của thế giới.



Biện chứng gồm hai bộ phận:

- Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và bên ngoài ý thức con người.

- Biện chứng chủ quan là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người.

- Phép biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Phép biện chứng gồm hai bộ phận: Lý luận biện chứng (chủ quan – hữu hạn)  phản ánh biện chứng của thế giới (khách quan – vô hạn), và nguyên tắc nhận thức và thực tiễn.

- Phương pháp biện chứng là cái được rút ra từ phép biện chứng, nó tồn tại dưới dạng nguyên tắc, các công thức, thủ thuật, thủ đoạn và được con người sử dụng như những công cụ, phương tiện trong hoạt động nhận thức.



b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại

Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platon) coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học.

Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan). Heraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”.

- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức

G.V.Hegel, là người xây dựng phép biện chứng tương đối hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật. Tuy nhiên, phép biện chứng G.V.Hegel là phép biện chứng duy tâm, là phép biện chứng ngược đầu; ông coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật, chứ không phải ngược lại.



- Phép biện chứng duy vật

K.Marx và F.Engels, kế thừa có phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của G.V.Hegel và sáng tạo ra phép biện chứng duy vật, là phép biện chứng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật, xuất phát từ biện chứng khách quan của tự nhiên và xã hội.

Theo F.Engels : “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” (Tập 20, tr.201).

F.Engels phân biệt biện chứng khách quan (biện chứng của tự nhiên và xã hội ) và biện chứng chủ quan (biện chứng của tư duy).

“Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên ...” (Tập 20, tr.694).

2. Phép biện chứng duy vật

a. Khái niệm phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp.

- Lý luận là gì? Lý luận là hệ thống những khái niệm, phản ảnh bản chất, những mối liên hệ tất yếu, những quy luật hoạt động và phát triển của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp là gì? Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là methodos, theo nghĩa thông thường dùng để chỉ những cách thức, thủ đoạn nhất định, được chủ thể hành động sử dụng để thực hiện những mục đích đã vạch ra. Còn theo nghĩa chặt chẽ và khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định.

­- Phương pháp luận là gì? Phương pháp luận là tổng thể những nguyên tác chung chỉ đạo việc thiết kế và sử dụng các nghiên cứu của một số ngành khoa học.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất


tải về 1.61 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?
Theo quan điểm của triết học mác – lênin đứng im là gì?