Thi lại bằng lái xe ô tô bao nhiêu lần?

Không phải tất cả trường hợp bị mất hay tước bằng lái đều phải thi lại bằng lái xe. Để hiểu rõ quy định mới cũng như trong những trường hợp bạn cần phải học và thi lại bằng lái, hãy cùng HoclaiotoNET cập nhật thông tin mới nhất chiếu theo quy định của Sở GTVT 2021.

  1. Mất bằng lái xe có thi lại bằng lái xe

Hiện nay, không phải bạn cứ mất bằng lái xe thì sẽ được cấp lại bằng mới vì trong một số trường hợp bạn cũng cần phải thi lý thuyết hoặc thi sát hạch, cũng có trường hợp bắt buộc bạn phải thi cả hai:

  • Nếu trường hợp bạn mất GPLX lần thứ 2 và trong vòng 2 năm kể từ lần cấp của lần mất thứ nhất, bạn sẽ phải tham gia thi lại lý thuyết để được cấp lại GPLX.
  • Trường hợp bạn mất bằng lái xe lần thứ 3 trong vòng 2 năm thì bạn bắt buộc phải thi lại 2 phần đó là lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX mới.
  • Trường hợp bằng lái xe đã quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm, bạn chỉ cần thi lại lý thuyết, còn nếu trường hợp bằng lái xe của bạn quá hạn 1 năm thì bạn phải thi cả lý thuyết và thực hành.

Thi lại bằng lái xe ô tô bao nhiêu lần?

  1. Trường hợp bị tước GPLX có thi lại bằng lái xe

Hiện các trường hợp người điều khiển phương tiện bị thu hồi bằng lái đang diễn ra rất nhiều ở nước ta, vì những hành vi sai phạm về luật giao thông như sau:

Tài xế bị tước GPLX từ 4 lần trở lên trong thời gian 3 năm thì sẽ bị thu hồi GPLX và xử phạt hành chính.

Tổng thời gian bị tước bằng lái xe trên 24 tháng thì sẽ bị thu hồi bằng lái.

Người lái xe vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ để xảy ra tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên (làm tử vong từ 1 người trở lên, làm bị thương 2 người sức khỏe bị tổn hại hơn 60%)

Theo đó, bạn muốn được cấp lại bằng lái xe thì nhất định phải tham gia thi lại. Thời gian sát hạch lại phải ít nhất 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan thẩm quyền với hình thức thu hồi, tước quyền sử dụng GPLX.

  1. Thủ tục cấp lại GPLX

Đối với người mất bằng lái xe quá hạn sử dụng 3 tháng

Người có GPLX bị mất, quá thời hạn sử dụng 3 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.

Hồ sơ xin cấp lại GPLX bao gồm:

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có)
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng xe A1, B1, B2 và C.
  • Bản sao kèm theo bane chính để đối chiếu gồm: Căn cước công dân (chứng minh nhân dân nếu chưa làm mới căn cước), hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài)

Khi đến cấp lại GPLX, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh. Thời gian cấp lại bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi sát hạch.

Đối với người có bằng lái xe còn hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

Người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp lại GPLX như sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn các hạng A1, B1, B2 và C.
  • Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: Căn cước công dân (chứng minh nhân dân nếu chưa làm mới căn cước), hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài)

Sau 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, chụp ảnh và nộp lê phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX.

Với những thông tin trên đây Trung tâm HoclaiotoNET xin gửi đến học viên, đọc giả biết đến các trường hợp phải thi lại cũng như là các thủ tục để đề nghị cấp lại GPLX.

Bài viết liên quan:

  • Bật mí với các quy trình học lái xe B1
  • Hỏi – Đáp: Bằng lái xe quá hạn có phải thi lại lý thuyết

Thẻ:học lại bằng lái xe, học thi bằng lái xe, thi lại bằng lái xe, trường hợp bắt buộc thi lại bằng lái

Đối với phần thi thực hành bằng lái xe B2 thì việc bị trượt và thi lại nhiều lần thì rất đáng lo khi chi phí cao, tâm lý bạn càng trở nên chản nản với những lần thi sau đó…

Một bài thi sát hạch lái xe ô tô bao gồm 3 phần thi: bài thi lý thuyết, thi sát hạch trong sa hình và phần thi đường trường. Để được cấp giấy phép lái xe thì bắt buộc bạn phải vượt qua được ba phần thi này. Thông thường, so với bài thi đường trường thì ở bài thi lý thuyết và thi sát hạch trong sa hình thường có rất nhiều người không thành công. Vậy nếu rớt một trong ba bài thi thì phải như thế nào?

Được thi lại bằng B2 mấy lần

Ở phần thi lý thuyết nếu bạn không đạt được kết quả tốt thì chắc chắn bạn sẽ không được tiếp tục phần thi thực hành và phải dừng bài thi. Tuy nhiên, ngay sau đó bạn vẫn có thể đăng ký thi lại, nhận lịch thi mới và ra về. Đặc biệt không hề có giới hạn về số lần thi lại của phần thi lý thuyết.

Thi lại bằng lái xe ô tô bao nhiêu lần?

Đối với phần thi thực hành (sa hình và đường trường), nếu không may thi trượt lần đầu thì tương tự như phần thi lý thuyết, bạn có thể đăng ký lịch thi lại và ra về. Tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục thất bại ở lần thi thứ hai thì bạn sẽ phải thi lại bài lý thuyết từ đầu.

Chính vì thế, để tránh thời gian, công sức cũng như chi phí phải bỏ ra thì bạn hãy cố gắng vượt qua phần thi lý thuyết cũng như hoàn thành phần thi thực hành. Bởi nếu trượt thực hành đến lần 2, bạn sẽ phải thi lại lý thuyết.

Hồ sơ thi lái xe có bị hủy hay không?

Câu trả lời ở đây là không, hồ sơ của bạn vẫn không bị hủy cho dù bạn có thi lại bằng lái xe B2 bao nhiêu lần đi nữa, bạn hoàn toàn có thể thi lại, số lần thi lại không giới hạn cho đến khi bạn thi đỗ.

Thi lại bằng lái xe ô tô bao nhiêu lần?

Chi phí bỏ ra để thi lại bằng lái xe

Đương nhiên với mỗi lần thi lại bằng lái xe thì ngoài công sức và thời gian phải bỏ thì bạn còn phải chịu thêm một khoản phí thi lại. Lệ phí sẽ được tính theo từng phần lý thuyết hoặc thực hành mà bạn thi lại. Biểu phí thi lại theo từng thời điểm tuân theo quy định của Tổng cục đường bộ: phí thi lại lý thuyết là khoảng 100.000 đồng, còn thi lại phần thực hành sa hình là khoảng 450.000 đồng.

Thi trượt bằng lái ô tô và những tổn thất của bạn.

Đầu tiên là thời gian. Nếu bạn thi lại thì thời gian chờ đợi để trường thi sắp xếp lịch thi khi có đợt cũng tương đối lâu. Phần thi lý thuyết có thể bạn phải đợi đến 2 tuần/ lần thi, còn phần thực hành bạn có khi phải đợi cả tháng.

Tiếp đến là công sức, sẽ chẳng ai muốn phải đi thi đi thi lại nhiều lần, không những thế việc thi không đạt còn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

Quan trọng không kém đó là chi phí thi lại, vì bạn phải mất từ 100.000 đến 500.000 cho mỗi lần thi lại.