Thí nghiệm hóa học núi lửa phun trào năm 2024

Đây là 3 thí nghiệm mô phỏng núi lửa phun trào mà bạn có thể làm với những vật dụng có sẵn trong gia đình.

  1. Thí nghiệm núi lửa phun trào (cấp độ nhẹ) với dấm ăn và bột nở

Để làm thí nghiệm này, các bạn cần:

  • Dấm ăn (thành phần chính Axit axetic, công thức hóa học CH3COOH),
  • Baking soda (thành phần chính natri hidrocacbonat, công thức hóa học NaHCO3, hoặc bột nở dùng để làm bánh),
  • Nước rửa bát (tạo bọt xà phòng, tạo hiệu ứng dòng dung nham sôi sục, dâng trào)
  • Phẩm màu các loại (đỏ, xanh, vàng, …). Có thể chọn màu đỏ để tạo hiệu ứng màu sắc giống dung nham.

Xem video:

Phản ứng hóa học trong thí nghiệm:

CH3COOH (dấm ăn) + NaHCO3 (baking soda) -> CH3COONa + CO2 (khí cacbonic) + H2O (nước)

Thí nghiệm hóa học núi lửa phun trào năm 2024
Ảnh: Science Bob

Trong thí nghiệm, khí CO2 là tác nhân chính tạo ra bọt khí, gây hiệu ứng núi lửa phun trào. Đồng thời bọt xà phòng càng khiến dòng dung nham sôi sục trở nên thật hơn.

  1. Thí nghiệm núi lửa phun trào (cấp độ nặng) với dung dịch ôxy già

Để làm thí nghiệm này, các bạn cần:

  • Dung dịch ôxy già (Hydro peroxide, có công thức hóa học H₂O₂). Bên cạnh cồn, đây là một chất sát trùng phổ biến, có thể mua ở hiệu thuốc.
  • Muối Kali iođua (hay kali iotua, công thức hóa học KI)
  • Phẩm màu các loại (đỏ, xanh, vàng, …)

Xem video:

Dung dịch ôxy già đã phân hủy thành nước (H2O) và khí ôxy, đồng thời giải phóng nhiệt lượng. Quá trình này có thể xảy ra trong môi trường điều kiện ánh sáng bình thường. Nhưng trong thí nghiệm trên, quá trình đã được đẩy nhanh bởi chất xúc tác là muối Kali iođua.

Phương trình hóa học:

2 H2O2 -> 2 H2O + O2 (khí) + nhiệt

  1. Thí nghiệm tạo đèn dung nham phun trào (lava lamp)

Để làm thí nghiệm này, các bạn cần:

  • Dầu ăn
  • Nước
  • Viên sủi vitamin C (hoặc bất kỳ loại viên sủi nào)
  • Phẩm màu các loại (đỏ, xanh, vàng, …).

Xem video:

Trong thí nghiệm trên, dầu ăn không hòa tan trong nước mà bị phân tách độc lập khi được đổ vào trong cùng một cốc thủy tinh. Nguyên nhân là bởi dầu ăn và nước có mật độ phân tử và độ âm điện khác nhau. Nói một cách đơn giản, chúng không có cùng tính chất, do đó không thể kết hợp.

Những thí nghiệm trên hoàn toàn có thể làm tại nhà, với những vật dụng rất dễ kiếm. Đây là một cách học môn hóa, vừa thú vị mà lại rất thiết thực. Nếu ở trường có nhiều hơn những thí nghiệm vui như vậy, các bộ môn khoa học tự nhiên “nặng gánh số má và công thức” như toán, lý, hóa sẽ trở nên hấp dẫn hơn biết chừng nào. Việc dạy ở trường cần và nên phải gần gũi hơn với đời sống, không chỉ nên dừng lại ở lý thuyết đơn thuần.

Đã là trẻ em thì bạn nào cũng tò mò, khao khát muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng một vạn câu hỏi vì sao. Và cách truyền đạt những kiến thức khoa học dễ hiểu nhất chính là chúng mình được tự tay làm các thí nghiệm đơn giản đấy.

Ngày hôm nay, ms. Ann mang tới cho lớp Nursery B một thí nghiệm tạo ra núi lửa phun trào bằng kẹo Mentos và Coca Cola cực đơn giản, dễ làm nhưng lại vô cùng hấp dẫn, thu hút.

Bằng những đồ vật và các nguyên liệu dễ kiếm như: Kẹo Mentos, nước ngọt Coca, 1 chiếc bát nhôm to. Ms. Ann đã hướng dẫn cho chúng mình thực hành như sau, đầu tiên lấy chai Coca đặt vào trong bát, rồi mở nắp chai ra, tiếp đó cho 1 viên kẹo Mentos vào. Chúng mình quan sát thấy hiện tượng bề mặt kẹo Mentos có rất nhiều lỗ nhỏ sủi lên tạo ra một lượng bọt lớn có khí Carbonic (CO2) bắn ra miệng chai, kéo theo là nước từ trong chai trào ra trông giống như miệng núi lửa đang phun trào vậy.

Thông qua tiết học đầy thú vị này, chúng mình được khơi dậy tính ham học hỏi, ưa thích khám phá. Tự mình tìm tòi không những giúp chúng mình nhớ được lâu hơn, mà còn giúp rèn sự kiên nhẫn nữa. Khi có điều gì nằm ngoài khả năng tự lý giải, chúng mình sẽ đặt câu hỏi cho cô giáo, nhờ đó kĩ năng giao tiếp, trao đổi với mọi người được phát triển hơn đấy.

Qua thí nghiệm khoa học thú vị này, chúng mình được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc, nuôi dưỡng tình yêu hóa học đồng thời rút ra được bài học: Không uống nước ngọt trong lúc nhai kẹo Mentos, đây là một việc làm rất nguy hiểm, các bạn nhớ nhé!