Thị trường theo nghĩa rộng là gì

Mục lục [Hiện]

  1. Thị trường là gì?
  2. Một số hình thái thường thấy của thị trường
  3. Cấu trúcthị trường
  4. Các yếu tố tạo nên một thị trường
  5. Chức năng của thị trường
    1. Cung cấp thông tin
    2. Địa điểm giao dịch
    3. Kích thích hoạt động sản xuất

Thị trường là một thuật ngữ phổ biến trong kinh tế thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Việc nắm bắt khái niệm thị trường cũng như các yếu tố cấu thành nên nó giúp doanh nghiệp tạo rachiến lược thâm nhập và sử dụng để phục vụ cho các mục đích kinh doanh hiệu quả hơn.

Các chuyên gia Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm thị trường là gì, chức năng và các yếu tố cấu tạo nên thị trường. Quađó nắm bắt được giá trị mà việc nắm bắt thị trường mang lại cho doanh nghiệp.

Thị trường là gì?

Thị trường (Market) là nơi mà các giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay con người được thực hiện để nhằm mục đích mang lại giá trị cho các bên. Hiểu theo nghĩa mở rộng thì thị trường là tổng thể của tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà trong đó xác định được giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ.

Thị trường theo nghĩa rộng là gì

Thị trường là gì?

Thị trường cònđịnh nghĩa dựa trên địa điểm, khu vực thực hiện hoạt động giao dịch và trao đổi. Ví dụ như thị trường theo khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) hay theo thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…)

Một số hình thái thường thấy của thị trường

Thị trường được thể hiện ở dưới rất nhiều hình thái, trong đó phổ biến là những hình thái như sau.

Cấu trúcthị trường

Cấu trúc thị trường (Market structure) là một tập hợp tất cả các đặc tính của một thị trường thể hiện ra môi trường kinh tế mà ở trong đó các doanh nghiệp hoạt động ở bên trong. Cấu trúc thị trường có khả năng tác động đến mức độ quyền điểu chỉnh giá của các doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Các dạng cấu trúc thị trườngphổ biến hiện nay có thể kể đến như thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Các yếu tố tạo nên một thị trường

Để tạo nên được một thị trường hoàn chỉnh đòi hỏi cần đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố là chủ thể tham gia, khách thể và giá cả. Trong đó:

Thị trường theo nghĩa rộng là gì

Các yếu tố tạo nên một thị trường

Chức năng của thị trường

Đối với hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán, thị trường có 3 chức năng cơ bảnsau đây.

Cung cấp thông tin

Bên cạnh là địa điểm để diễn ra các hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ, thị trường còn là nơi để cung cấp thông tin về quy luật cung cầu, tổng số cung và cầu của hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, thị trường, yêu cầu về sản phẩm.

Với thông tin trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin nên cung cấp sản phẩm nào cho khách hàng, số lượng bao nhiêu và khách hàng tiềm năng là ai. Đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ biết được giá thành của mỗi một sản phẩm để biết nên lựa chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình, nên tìm ở đâu.

Địa điểm giao dịch

Chức năng quan trọng nhất của thị trường đó là địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán. Những hàng hóa trong thị trường được bán với mức giá bằng với giá trị thì có nghĩa là xã hội đã chấp nhận công dụng của nó.

Thị trường theo nghĩa rộng là gì

Địa điểm giao dịch của thị trường

Nếu hàng hóa không được tiêu thụ hoặc giá bán thấp hơn giá trị của nó thì đồng nghĩa với việc công dụng của hàng hóa không được công nhận. Trong một thị trường, hàng hóa chỉ được công nhận khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng, vô dụng và có cung vượt quá cầu sẽ không được thị trường chấp nhận.

Kích thích hoạt động sản xuất

Với sự vận động của quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm trên thị trường dẫn đến khả năng điều tiết của thị trường đối với hoạt động sản xuất hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó kích thích hoạt động sản xuất trong xã hội hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Bizfly về khái niệm thị trường là gì, đặc điểm cũng như các yếu tố cấu thành nên thị trường mà mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Mỗi một loại hình thị trường lại có vai trò và tác động khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phương án tiếp cận và triển khai một cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo thông tin:

Thị trường theo nghĩa rộng là gì

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra để bán, do đó, nó luôn gắn liền với thị trường, vậy thị trường là gì và thị trường có những chức năng nào?

1. Thị trường là gì?

– Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa.

Ví dụ: chợ, cửa hàng, siêu thị, sở giao dịch …

– Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

– Có thể phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau:

+ Theo đối tượng giao dịch, mua bán cụ thể: Có thị trường từng loại hàng hóa và dịch vụ như thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán…

+ Theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch: Có thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học – công nghệ, thị trường tư liệu tiêu dùng…

+ Theo tính chất và cơ chế vận hành: Có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (thị trường độc quyền mang tính cạnh tranh, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền), thị trường tự do với sự điều tiết của chính phủ, thị trường độc quyền thuần tuý…

+ Theo quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế: Có thị trường địa phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài,…

– Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Đầu tiên trong sản xuất hàng hóa là thị trường sản phẩm, thị trường các tư liệu tiêu dùng. Sau đó là thị trường tư liệu sản xuất, từ thị trường tư liệu sản xuất đến thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Đồng thời, khi quy mô các quan hệ kinh tế được mở rộng, thì thị trường cũng phát triển: từ thị trường địa phương, thị trường khu vực tới thị trường cả nước, sau đó là thị trường quốc tế; từ thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyền mang tính cạnh tranh; từ thị trường không có sự điều tiết, tự do vô chính phủ, đến thị trường có sự điều tiết của nhà nước…

2. Chức năng của thị trường là gì?

Mặc dù có nhiều loại, nhưng nhìn chung mọi thị trường đều có ba chức năng chủ yếu sau:

2.1. Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó:

Chức năng này được biểu hiện thông qua việc hàng hóa có bán được hay không, và bán với giá như thế nào.

Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị, có nghĩa là xã hội không chỉ thừa nhận công dụng của nó, mà còn thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó là phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, và giá trị hàng hóa được thực hiện.

Ngược lại, nếu hàng hóa không bán được, có nghĩa là, hoặc do công dụng của hàng hóa không được thừa nhận (có thể do chất lượng kém hoặc quy cách, mẫu mã không phù hợp…), hoặc do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội (quá đắt) nên xã hội không chấp nhận.

Nếu hàng hóa bán được, nhưng với giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

2.2. Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng:

Chức năng này được biểu hiện thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung – cầu về các loại hàng hóa…

2.3. Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:

Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ buộc phải có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

Ví dụ, khi giá cả hàng hóa nào đó tăng lên, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, còn người tiêu dùng sẽ hạn chế nhu cầu và ngược lại…

3. Giá cả thị trường là gì?

Cơ sở của giá cả là giá trị. Nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó, cạnh tranh, cung – cầu và sức mua của đồng tiền là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Trên cơ sở đó, hình thành nên giá cả thị trường.

Hay nói cách khác:

Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường, hoặc là giá cả hàng hóa được thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường.

Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giá cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân…

Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (trừ mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý một cách gián tiếp chẳng hạn thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông…

8910X.com

Bài liên quan: