Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Hành lang trong nhà hiểu theo cách đơn giản là các lối đi trong ngôi nhà. Không gian này được tính từ khu vực sảnh đón, cửa ra vào, hiên nhà cho đến hành lang lưu thông trong nhà, cầu thang, sảnh vào phòng, sảnh phụ.

Trong đó, hành lang trong nhà được phân thành 2 loại như sau:

  • Giao thông theo trục đứng: cầu thang bộ, cầu thang máy
  • Giao thông theo trục nằm: sảnh, các lối đi lại chính trong nhà,...

Xem thêm: Tiêu chuẩn diện tích các phòng trong nhà bao nhiêu là phù hợp?

2. Chiều rộng hành lang trong nhà theo giao thông đi lại

Trước khi tiến hành phân chia các phòng chức năng, bạn cần bàn bạc với các công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín về chiều rộng lối đi trong nhà sao cho thuận tiện đi lại và tránh để quá nhiều nội thất làm thu hẹp lại không gian hành lang. Ngoài ra, diện tích hành lang của mỗi khu vực sẽ thay đổi theo nhu cầu và đảm bảo công năng sử dụng.

Xem thêm: Cách tính chiều cao trần nhà hợp lý trong xây dựng

2.1 Giao thông theo trục đứng

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Đối với không gian này bao gồm cầu thang bộ và cầu thang máy. Trong đó:

  • Cầu thang bộ: Chiều rộng tối thiểu sẽ khoảng 6,5 tấc và chiều rộng thông thường là 9 tấc.
  • Cầu thang máy: Bao gồm buồng thang và hố thang bên ngoài. Diện tích tối thiểu cho buồng thang là 8,5x8,5 tấc và hố thang sẽ là 1m4x1m4.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu cầu thang dọc nhà ống 4m đẹp xuất sắc

Lưu ý khi thiết kế giao thông trục đứng: các không gian trong nhà đều thông qua trục đứng. Vì vậy cần bố một cách hợp lý và tránh sự chồng chéo giao thông với nhau.

2.2 Giao thông theo trục nằm

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Không gian theo trục nằm sẽ bao gồm sảnh vào phòng, hành lang cầu thang, lối đi, sảnh đón,...Nguyên tắc thiết kế chiều rộng hành lang trong nhà tối thiểu phải khoảng 6,5 tấc và tiêu chuẩn là 9 tấc để đạt được sự thoải mái, thoáng mát cho ngôi nhà. Ngoài ra, cần phải có sự liên kết giữa hành lang và các không gian chức năng như cửa chính và phòng khách hay sảnh thang kết hợp với các phòng sinh hoạt,...phù hợp.

Lưu ý khi thiết kế giao thông trục nằm: Đối với những ngôi nhà bị hạn chế về diện tích nên ưu tiên tăng diện tích không gian sử dụng và tối ưu không gian hành lang để công năng trong nhà được sử dụng tối đa.

Hy vọng với những chia sẻ của Kiến Trúc Xây Dựng 5S về chiều rộng hành lang trong nhà sẽ giúp các Kiến trúc sư có thêm kiến thức để thiết kế lối đi phù hợp cho khách hàng cũng như chủ đầu tư hiểu thêm về kích thước sử dụng và bàn bạc với các công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín để tối ưu không gian tốt nhất.

Trong các thiết kế nhà, đặc biệt là các mẫu thiết kế nhà ống đều có hành lang dẫn tới các phòng. Khu vực hành lang có ý nghĩa trong việc lưu thông khí tới các căn phòng trong ngôi nhà. Chính vì thế, thiết kế hành lang không đơn thuần là một lối đi mà còn phải là một hành lang theo phong thủy giúp các mẫu biệt thự đẹp, nhà ống lưu thông khí trơn tru, từ đó làm nhà ở êm ấm, ổn định và phát triển hơn.

1. Lựa chọn hướng hành lang theo phong thủy

Hành lang nằm ở hướng Nam, Tây Nam, Đông, Đông Nam sẽ có tác dụng thông gió tốt cũng như tránh được ánh nắng. Về mặt phong thủy, hành lang ở những hướng này được xem là mang lại may mắn cho gia chủ, ngoài các hướng đó, những hướng còn lại đều không phù hợp.

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

2. Lưu ý đặt hành lang theo phong thủy trong thiết kế nhà

Trong thiết kế hành lang theo phong thủy, xấu nhát là kiểu hành lang chia đôi căn phòng. Trong trường hợp hành lang là đường đi lại trong nhà thì cần lưu ý để nó khong quá 2/3 độ dài của căn phòng. Việc dùng hành lang giữa sẽ áp dụng với các trường hợp lỗi đi trên các tầng lầu, các khu cực phòng cho thuê và phải luôn thiết kế những chỗ rẽ hay những khoảng trống để tránh hiện tượng gió hút qua khe hẹp (sơn xuyên).

Muốn có nhưng thiết kế nhà đẹp cần lưu ý thiết kế hành lang không được quá âm u. Hành lang nên được chiếu sáng thường xuyên. Nếu không thể trổ cửa sổ hay cửa hứng sáng cho khu cực hành lang thì phải bật đèn 24/4. Khu vực nà thiếu ánh sáng sẽ gây ra nhiều bất tiện như khó khăn trong đi lại, và hơn thế là ảnh hưởng tới vận khí của cả gia đình bạn.

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Đối với các khu cực hành lang, nếu sử dụng ánh sáng điện thì tuyệt đối KHÔNG nên dùng ánh sáng màu tím, xanh lam, xanh lá cây vì chúng sẽ tác động tới thị giác khiến người nhìn hoa mắt, chóng mặt, thậm chí lâu dài có thể gây ra tâm tình bất an. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên dùng đèn có ánh sáng vàng hoặc trắng.

Khu vực hành lang kiêng kị nhất là có xà ngang nhà. Nếu không thể tránh được điều này trong thiết kế, bạn có thể lắp trần giả bằng thạch cao, gỗ hay nhựa để hóa giải. Xà ngang đi qua hành lang khiến cho người sống trong nhà có cảm giác bị chế ngự, áp bức, ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của những thành viên trong gia đình.

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Với nhiều gia đình, khu vực hành lang được làm trần giả để tận dụng đựng đồ. Nếu bạn đựng quần áo hay chăn màn thì không sao, nhưng nếu vô tình để nhọn thì khả năng sẽ gây ra những điều không may mắn trong gia đình là rất cao.

Bên cạnh đó, khi thiết kế hành lang cũng nên chú ý tới hình dáng của nó. Không thiết kế hành lang dạng chữ “hồi” có nghĩa là không để 2 điểm đầu và điểm cuối của hành lang trùng hay gần nhau. Theo phong thủy nhà ở, điều này là điềm xấu, gây tổn hại tới con đường làm ăn, sự nghiệp của chủ nhà. Dễ bị kẻ khác kìm kẹp, không bứt phá lên được để tiến thân. Nếu gia chủ làm ăn, kinh doanh mà nhà ở có hành lang hình chữ “hồi” sẽ bị rơi vào cảnh làm ăn không có lãi, dễ phá sản hoặc bị kẻ khác cướp khách.

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Hành lang có vai trò dẫn khi do đó cần đảm bảo nó có thể đưa khí tốt và phân bổ đều khắp cho toàn bộ ngôi nhà. Bạn nên cân đối hành lang với những khoảng trống trong thiết kế nhà của mình như giếng trời, sảnh chung… tránh để hành lang cứ là một đường thẳng tuột, đâm xiên vào nhà hay đâm thẳng vào một phòng riêng nào đó và trở thành một hành lang cụt.

Tại cuối hành lang và những chỗ rẽ, nên bố trí gương để phán chiếu tầm nhìn, khiến cho cầu thang trông có chiều sâu hơn. Trong phong thủy, đặt gương ở vị trí này sẽ giúp kích hoạt các doành khí. Nếu không muốn đặt gương, bạn có thể thay thế bằng một chậu cây hay một chiếc ghế ngồi để nghỉ chân giúp cho hành lang chuyển tiếp dòng khí tốt hơn.

Rõ ràng việc thiết kế một hành lang uốn lượn mềm mại ở trong nhà là rất khó, vì thế, điều bạn cần kiêng kị nhất khi thiết kế hành lang cho nhà ở là tránh hành lang bị kẹp giữa hai bức vách dài hun hút.

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

3. Nguyên tắc về kích thước khi thiết kế hành lang

– Chiều rộng: Chiều rộng thông thường của hành lang khoảng 1 m, rộng nhất cũng không vượt quá l,3 m. Hành lang quá rộng và quá hẹp đều không tốt.

– Chiều dài: Chiều dài của hành lang thông thường không vượt quá 2/3 chiều dài của ngôi nhà. Nếu hành lang chạy suốt tới cuối nhà, tức chia ngôi nhà thành hai nửa không gian, đó chính là dấu hiệu gia đình rạn nứt. Cách cứu chữa là kê tủ đựng đồ ở cuối hành lang để rút ngắn chiều dài của hành lang từ 2/3 chiều dài của ngôi nhà trở lại.

– Cuối hành lang không được đối diện với nhà vệ sinh, để tránh khí uế từ nhà vệ sinh bay ra làm ô nhiễm bầu không khí trong nhà.

Thiết kế đường đi ngoài hành lang rộng bao nhiêu

Ngày nay, trong các mẫu biệt thự hiện đại người ta thường biến hành lang thành các khu vực để đồ hay tạo các góc ấn tượng trong ngôi nhà, biến hành lang thành một không gian sống động, tự sinh khí, rực rỡ chứ không còn là khôn gian tắc khí nữa.

Phong thủy nhà ở trong ngôi nhà rất quan trọng, do đó, dù chỉ là một góc nhỏ nhưng bạn cũng nên để tâm tới. Hành lang theo phong thủy không quá khó khăn. Nhưng nếu không biết cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tài vận và cuộc sống trong gia đình. Chúc các bạn có được những ngôi nhà ưng ý, hợp phong thủy, đẹp cả về thẩm mỹ lẫn sinh khí, phong thủy!