Thời gian đóng bhtn chưa hưởng là gì năm 2024

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm 2013.

- Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Nội dung này được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) như sau:

(1) Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(2) Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

(3) Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ là một trong những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quỹ ngắn hạn và bắt buộc người lao động tham gia, nhưng quyền lợi như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Thời gian đóng bhtn chưa hưởng là gì năm 2024

Ông Trần Tuấn Tú và bà Dương Thị Minh Châu (giữa) tại chương trình giao lưu trực tuyến sáng 13-11 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo báo cáo về tình hình lao động và việc làm quý 3-2023, số người lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý là 52,4 triệu người, tăng gần 100.000 người so với quý trước và hơn 500.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy số người lao động mất việc trong các quý trước hiện tìm được việc làm mới đã gia tăng. Đối với những người chưa tìm được việc mới, trong thời gian thất nghiệp sẽ được nhận trợ cấp nếu có đóng bảo hiểm.

Mức trợ cấp này là bao nhiêu so với lương người lao động nhận được khi đi làm? Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Một người lao động có thể nhận nhiều lần bảo hiểm thất nghiệp không? Thời gian tối đa của một đợt trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu? Trong thời gian mất việc người lao động có được hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề?...

Để giúp người lao động giải đáp những câu hỏi này, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến "Người lao động thất nghiệp nhận trợ cấp và tìm việc làm mới như thế nào", từ 9-11h30 ngày 13-11.

Chương trình có sự tham dự của các khách mời:

- Ông Trần Tuấn Tú - trưởng phòng bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

- Bà Dương Thị Minh Châu - trưởng phòng truyền thông và phát triển đối tượng - Bảo hiểm xã hội Hà Nội.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp 7 năm thì được hưởng bao nhiêu tháng?

Bạn có 7 năm 4 tháng đóng BH thất nghiệp thì bạn được hưởng tối đa là 7 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp 11 năm thì được hưởng bao nhiêu tháng?

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bạn đọc đóng 11 năm bảo hiểm thất nghiệp thì số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là 11 tháng.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào số tháng đóng bảo hiểm, tối đa là 12 tháng. Theo đó, căn cứ tại khoản 2 điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian hưởng TCTN được quy đổi như sau: - Người lao động đóng BHTN đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng tiền TCTN.

13 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được trả bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp?

- Đóng bảo hiểm thất nghiệp 11 năm thì được hưởng 11 tháng trợ cấp thất nghiệp. - Đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm thì được hưởng 12 tháng trợ cấp thất nghiệp. - Đóng bảo hiểm thất nghiệp 13 năm thì được hưởng 12 tháng trợ cấp thất nghiệp.