Thuế lạm phát là gì khác gì với thuế thu nhập cá nhân

Thuế lạm phát là gì khác gì với thuế thu nhập cá nhân
PGS. TS Lê Thị Kim Nhung

>> Bài 1: Thu nhập cao, mức sống thấp

>> Bài 2: Bất cập khởi điểm chịu thuế

Bài 3: Sửa thuế TNCN, nên trao thêm quyền cho Chính phủ

Được biết, nhóm nghiên cứu của bà đã có cuộc khảo sát về Luật thuế TNCN. Bà có thể cho biết kết quả?

Cuộc khảo sát của chúng tôi thực hiện trong pham vi hẹp, 100 người nộp thuế TNCN tại Hà Nội, số phiếu hợp lệ thu về đạt 82%. Mặc dù mẫu điều tra nhỏ và chưa hoàn toàn mang tính đại diện, nhưng tôi nhận thấy kết quả khá chính xác với tình hình hiện nay.

Ví dụ: câu hỏi mức giảm trừ cá nhân 4 triệu đồng/người/tháng, mức giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng/người/tháng có phù hợp với mức sống hiện nay không? Kết quả, 74% cho rằng, mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ gia cảnh hiện nay là thấp và quá thấp.

Với câu hỏi, nếu không phù hợp thì mức giảm trừ nên quy định là bao nhiêu? 35% người được hỏi đánh dấu vào mức cao nhất là 6 triệu đồng/tháng, 33% ở mức 5,5 triệu đồng/tháng, 29% ở mức 5 triệu đồng/tháng. Với kiến nghị mức giảm trừ người phụ thuộc, 52% đề nghị ở mức cao nhất 3,5 triệu đồng/người/tháng, 33% ở mức 3 triệu đồng/người/tháng và 15% ở mức 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Luật thuế TNCN đã bộc lộ những bất cập chủ yếu gì, thưa bà?

Có 2 vấn đề chính: Thứ nhất, mức giảm trừ cá nhân và người phụ thuộc được nghiên cứu khảo sát từ trước năm 2007 đến 1/1/2009 khi Luật thuế TNCN chính thức được áp dụng đã có "độ vênh". Diễn biến của nền kinh tế từ đó đến thời điểm hiện nay cho thấy, thu nhập bình quân đầu người có thay đổi, nhưng không đáng kể so với tình hình lạm phát cao và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Việc quy định mức giảm trừ một cách cứng nhắc, không tính đến yếu tố trượt giá đã làm cho Luật nhanh chóng bị lạc hậu so với sự biến động của thực tiễn.

Thứ hai, mức độ giãn cách về thu nhập giữa các bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần hiện nay là quá thấp: bậc 1 và bậc 2 là 5 triệu đồng/tháng, bậc 2 và bậc 3 là 8 triệu đồng/tháng, với 3 mức thuế suất là 5%, 10% và 15%. Chỉ một khoảng thu nhập đến 18 triệu đồng/tháng mà có tới 3 mức thuế suất như vậy sẽ làm cho mức điều tiết về thuế tăng nhanh, trong khi đây là thu nhập của số đông những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, họ thuộc tầng lớp lao động có tri thức, nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.

Bà có kiến nghị gì để giải quyết những bất cập nêu trên?

Thứ nhất, Luật nên quy định điều khoản cho phép điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo mức độ trượt giá và tăng trưởng kinh tế theo từng giai đoạn. Quốc hội nên trao quyền cho Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ này khi cần thiết.

Thứ hai, Nhà nước nghiên cứu lại và điều chỉnh mức giãn cách giữa các bậc thuế, ví dụ: bậc 1 đến 10 triệu đồng là 5%, bậc 2 từ trên 10 triệu đồng đến 25 triệu đồng là 10%

Ngoài ra, Nhà nước nên quy định lại mức thuế suất cao nhất của biểu thuế lũy tiến từng phần là 25%, bằng với mức điều tiết của Luật thuế TNDN, bởi mức thu nhập chịu thuế này thường là của các cá nhân kinh doanh. Như vậy sẽ đảm bảo bình đẳng hơn giữa hai sắc thuế trực thu này.

Hồng Dung thực hiện
Hồng Dung thực hiện