Thuốc lopran uống trước hay sau ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...), vi khuẩn (E.coli), ký sinh trùng, do thuốc men và rối loạn đường ruột... Vì vậy, trong điều trị tiêu chảy, ngoài việc điều trị nguyên nhân, vấn đề ưu tiên trong mọi trường hợp là đánh giá và xử lý đúng những rối loạn nước và điện giải (bù nước và điện giải). Vậy thuốc trị tiêu chảy loperamid được dùng trong trường hợp nào?

Loperamid là một dạng opiat tổng hợp có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Chính vì vậy, thuốc được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng hoặc tiêu chảy mạn ở người lớn.

Không dùng loperamid trong các trường hợp như mẫn cảm với thuốc, khi cần tránh ức chế nhu động ruột, có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc), hội chứng lỵ, bụng trướng. Thuốc cũng không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong tiêu chảy cấp. Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể, theo dõi trướng bụng. Với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng cần dùng thuốc một cách thận trọng. Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.

Thuốc lopran uống trước hay sau ăn

Không nên dùng cho phụ nữ có thai (vì chưa có đủ các nghiên cứu để đánh giá dùng thuốc ở đối tượng này). Loperamid bài tiết ra sữa rất ít, có thể dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.

Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là phản ứng ở đường tiêu hóa. Thường gặp các triệu chứng như táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, tắc ruột do liệt (hiếm gặp hơn). Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê, thường hay gặp với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy loperamid không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Chỉ dùng cho trẻ em trên 6 tuổi khi thật cần thiết. Ngoài ra, một số người còn thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, dị ứng... khi dùng thuốc này.

Tình trạng quá liều thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60mg loperamid với các triệu chứng suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được cấp cứu xử lý ngộ độc thuốc.


Dược Phẩm

Thuốc Lopran nằm trong nhóm thuốc đường tiêu hóa được nhiều người biết đến. Thông tin về tác dụng, cách dùng và liều dùng của thuốc được rất nhiều người quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại thuốc này nhé. 

Thuốc Lopran là thuốc gì?

Lopran là thuốc thuộc nhóm đường tiêu hóa với thành phần chính là loperamid 2mg. Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn nhờ vào cơ chế giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm sự co bóp của ruột và tăng hoạt động của cơ vòng hậu môn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm tăng thời gian di chuyển của các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cũng như làm giảm khối lượng phân. Nhờ vậy có thể hạn chế được tình trạng mất nước và muối khoáng do tiêu chảy cấp gây ra. Thuốc được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau đây:

  • Điều trị tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn.
  • Điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
  • Giảm lượng phân ở người tiến hành phẫu thuật thông hồi tràng.

Liều dùng và cách dùng thuốc Lopran

Thuốc Lopran có tác dụng gì

Về cách dùng: Thuốc dùng bằng đường uống.

Về liều dùng: Sẽ có sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em. Cụ thể như:

  • Với người lớn: Trong điều trị tiêu chảy cấp liều khởi đầu là 4mg rồi uống thêm mỗi lần 2mg sau khi đi vệ sinh. Sử dụng thuốc không quá 5 ngày liên tiếp. Thông thường, thuốc được dùng với liều 4- 8mg và không sử dụng quá liều 16mg.
  • Với trẻ em: Tùy thuộc vào độ tuổi mà liều dùng khác nhau. Với trẻ từ 6 đến 8 tuổi dùng 2mg/lần, ngày dùng 2 lần. Với trẻ từ 8 đến 12 tuổi dùng 2mg/ lần, ngày dùng 3 lần.

Trên đây chỉ là liều thường được sử dụng, để dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất bạn hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Lopran chống chỉ định với những trường hợp sau đây:

  • Những người có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất Loperamid hydroclorid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh viêm loét đại tràng cấp hoặc viêm đại tràng giả mạc do sự tác động của kháng sinh phổ rộng.
  • Những bệnh nhân đang mắc bệnh lỵ cấp kèm theo triệu chứng như sốt cao và có máu trong phân.
  • Bệnh nhân vị viêm ruột do sự xâm nhập của vi trùng.
  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị viêm loét đại tràng cấp
  • Những người bị tiêu chảy cấp nhiễm trùng do sự xuất hiện của các loại vi khuẩn có khả năng di chuyển và xâm nhập sâu vào niêm mạc ruột như: E.coli, Shigella, Salmonella
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng
  • Trẻ em dưới 12 tuổi và người già.

Những lưu ý khi dùng thuốc Lopran

Khi nào thì uống thuốc Lopran 

Mỗi loại thuốc sẽ có những lưu ý khi sử dụng khác nhau vì thế người bệnh cần phải cẩn trọng những điều dưới đây khi dùng thuốc Lopran:

  • Không nên dùng thuốc Lopran cho trẻ dưới 12 tuổi. Hãy sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết hoặc có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng là đối tượng không nên dùng thuốc Lopran. Nghiên cứu cho thấy, thành phần của thuốc Lopran có thể đi qua nhau thai hoặc đường sữa bú sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Do vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và tham khảo trước để cân nhắc về lợi ích cũng như rủi ro khi dùng thuốc.
  • Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Lopran, người bệnh cần phải được bổ sung nước điện giải càng nhiều càng tốt. 
  • Những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp mà không thuyên giảm trong 48 giờ thì không nên tiếp tục dùng thuốc, có thể thay thế bằng Imodium đồng thời xem xét lại nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc khi thấy xuất hiện tình trạng tắc ruột, táo bón, căng chướng bụng trong thời gian điều trị.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Lopran, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng loại thuốc này.

Share

Thông tin học trường Cao đẳng Y Dược TP HCM năm 2022 ở đâu uy…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều trường cao đẳng đào tạo đa…

Tại Việt Nam hiện nay trồng phổ biến cây đinh lăng làm cảnh, làm món…

Cây đinh lăng là một loại thảo dược quen thuộc trong khu vườn gia đình…

Rượu ngâm đinh lăng được giới mày râu rất yêu thích với nhiều công dụng…

Đinh lăng nếp từ lâu được xem là một vị thuốc quý chữa bệnh rất…

Thành phần:

Mỗi viên nang cứng có chứa: Loperamide hydrochloride 2,0 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên nang: Tá dược gồm: Colloidal Anhydrous Silica, Lactose, Purified talc

Công dụng:

Điều trị hàng đầu trong ỉa chảy cấp là dự phòng hoặc điều trị tình trạng mất nước và điện giải, điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi suy nhược. Loperamid chỉ được chỉ định đứng hàng thứ 2 để điều trị chứng ỉa chảy cấp không có biến chứng ở người lớn hoặc làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.

Loperamid không có 1 vai trò nào trong điều trị thường quy ỉa chảy cấp ở trẻ em và không được coi là một thuốc thay thế liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.

Liều dùng:

Người lớn:

Ỉa chảy cấp: Ban đầu 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg, tối đa 5 ngày. Liều thông thường: 6-8 mg/ngày. Liều tối đa: 16 mg/ngày.

Ỉa chảy mạn: uống 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2mg cho tới khi cầm ỉa. Liều duy trì: uống 4-8 mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần).

Tối đa: 16 mg/ngày.

Trẻ em: Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong ỉa chảy cấp.

Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng

Trẻ từ 6-8 tuổi: Uống 2mg, 2 lần mỗi ngày

Trẻ từ 8-12 tuổi: Uống 2 mg, 3 lần mỗi ngày

Liều duy trì: Uống 1mg/10 kg thể trọng, chỉ uống sau 1 lần đi ngoài

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Mẫn cảm với Loperamid.

Khi cần tránh ức chế nhu động ruột.

Khi có tổn thương gan.

Khi có viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc)

Hội chứng lỵ.

Bụng trướng

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Thận trọng với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng.

Ngừng thuốc nếu không thây có kết quả trong 48 tiếng.

Theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể. Theo dõi trướng bụng.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp là phản ứng ở đường tiêu hóa

Thường gặp ADR >1/100

Tiêu hóa: Tiêu bón, đau bụng, buồn nôn, nôn

Ít gặp: 1/1000< ADR < 1/100

Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu; Tiêu hóa: Trướng bụng, khô miệng, nôn.

Hiếm gặp: ADR<1>

Tiêu hóa: Tắc ruột do liệt; Da: Dị ứng.

Chú ý: Các dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê, thường hay gặp với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy loperamid không được dùng trong điều trị ỉa chảy cho trẻ nhỏ.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Tăng độc tính: Những thuồc ức chế hệ thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của loperamid.

Loperamid là một cơ chất của P-glycoprotein, do đó sử dụng đồng thời loperamid với quinidin, ritonavir là các chất ức chế P-glycoprotein làm tăng nồng độ loperamid lên 2-3 lần.

Ketoconazol, Itraconazol: Các thuốc này có khả năng ức chế P-glycoprotein, do đó sẽ làm tăng nồng độ của loperamid và chất chuyển hóa khi dùng cùng với các thuốc này.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, mát ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng

Lái xe

Nên thận trọng do thuốc có tác dụng phụ mệt mỏi, chóng mặt và nhức đầu.

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không nên dùng cho phụ nữ có thai

Thời kỳ cho con bú: Vì Loperamid tiết ra sữa rất ít, có thể dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp

Đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Hạn dùng

24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Quá liều

Triệu chứng: Suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, bồn nôn và nôn. Tình trạng quá liều thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60 mg loperamid.

Điều trị: Rửa dạ dày sau đó cho uống khoảng 100mg than hoạt qua ống xông dạ dày. Theo dõi các dấu hiệu suy giảm thần kinh trung ương, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2mg naloxon (0,01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10 mg.

Dược lý

Thuốc chống tiêu chảy

Dược lực học

Loperamid là một thuốc ỉa chảy được dùng để chữa triệu chứng các trường hợp là tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng ỉa chảy mạn tính. Cơ chế tác dụng của thuốc là do gắn kết với các thụ thể opiat tại thành ruột, làm giảm tính kích ứng niêm mạc và kích thích gây co thắt ống tiêu hóa. Đây là một dạng opiat tổng hợp mà ở liều bình thường có rất ít tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hoá và tăng trương lực cơ hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận dịch chuyển và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Tác dụng có lẽ liên quan đến giảm giải phóng acetylcholin và prostaglandin

Dược động học

Hấp thu: Xấp xỉ 40% liều uống loperamid được hấp thu qua đường tiêu hóa.

Phân bố: Nồng độ của thuốc trong huyết tương đạt được cao nhất trong khoảng 5 giờ sau khi uống thuốc, liên kết với protein khoảng 97%.

Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng không hoạt động (trên 50%) và bài tiết qua phân và nước tiểu cả dưới dạng không đổi và chuyển hóa (30-40%). Nồng độ thuốc tiết qua sữa rất thấp.

Thải trừ: Sự thải trừ của loperamid chủ yếu xảy ra bởi oxidative N-demethylation, thời gian bán thải của thuốc khoảng 7-14 giờ, thải trừ chủ yếu là qua phân.

Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng 07 / 2021