Thuốc tán là gì

Loạn... đông dược

Chỉ cần một lần đi qua phố Lãn Ông, Thuốc Bắc (Hà Nội), bạn sẽ thấy trên là trời dưới là đông dược. Cả một dãy phố dài thơm nức. Thử ghé vào thăm, hỏi vị gì cũng có, loại gì cũng có. Từ cao đơn hoàn tán, đến thuốc bột, từ các loại thảo dược khô đến loại đã được tinh chế, đóng viên con nhộng chẳng khác gì tân dược. Rất nhiều hiệu thuốc đông y kiêm cả việc xem bệnh bốc thuốc. Nhưng nếu bạn chỉ cần hỏi mua một vài vị, hay mua theo đơn sẵn có thì nhà thuốc cũng sẵn sàng phục vụ ngay.

Nhiều phụ nữ có thai cũng dùng đông dược an thai. Tuy nhiên, theo các bác sĩ ở Bệnh viện bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em lại khuyến cáo chị em cần rất thận trọng, không ít trường hợp dùng Đông dược an thai đã bị hư thai, hoặc gặp một số tai biến thai sản rất đáng tiếc do dùng thuốc không bảo đảm chất lượng.

Nguyên nhân gây độc từ thuốc đông y rất đa dạng. Thường gặp nhất là tình trạng dùng quá liều (chính vì quan niệm đông dược là thuốc bổ). Thí dụ bài thuốc lưu truyền trị bệnh tim, gồm chu sa hấp với tim lợn. Tuy nhiên ít người biết rằng, chu sa chỉ được dùng tối đa 1g/ngày, lại tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao. Những điều không được hướng dẫn này đã dễ dàng biến bài thuốc trị bệnh thành liều thuốc độc. Hoặc như bài thuốc hạt ba đậu dùng để trị ung thư gan vốn bán rất chạy bởi tin đồn về tác dụng kỳ diệu của nó. Các lương y cho biết thứ hạt này có tác dụng chính là nhuận trường nhanh, nhưng dùng nó để xổ chất độc trong gan, quả là chuyện chết người. Hạt ba đậu nằm trong danh sách các loại thuốc độc bảng A của quy chế thuốc độc đông y.

An toàn vệ sinh, báo động đỏ

Ngay cả các cán bộ quản lý của ngành y tế cũng phải thừa nhận: hiện nay dược liệu đông y ở Việt Nam chất lượng rất kém, không có kho tàng bảo quản tử tế nên nhanh xuống cấp. Người ta khắc phục bằng cách xông lưu huỳnh, phun thuốc trừ nấm vượt quá hàm lượng cho phép. Hậu quả là thuốc rất chua và độc hại. Về thành phẩm hàng lậu tràn lan, chiếm tỷ lệ rất cao. Nhiều sản phẩm không có số đăng ký nhưng tư thương vẫn kiếm được tem của sản phẩm khác dán vào để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Bảo quản, phơi thuốc đông y hiện nay lạm dụng hoá chất trừ sâu ngay từ khâu trồng dược liệu. Kế đến là cảnh chế biến, phơi sấy. Quanh khu vực bán đông dược có thể thấy không ít cảnh thuốc được phơi thoải mái trên lề đường, rất chấp bụi bặm, nước thải, rác thải chung quanh. Rồi thuốc bị mốc thì mang ra rửa rồi lại phơi... bụi, lại bán cho người tiêu dùng.

Nhưng việc dùng hóa chất bảo quản mới là điều đáng sợ nhất. Hầu hết các vị thuốc được chế biến sẵn đều cần đến chất bảo quản; có thể là chất chống nấm mốc, giữ độ mềm của thuốc hoặc đơn giản hơn là giữ mầu. Tuy nhiên hầu hết các hoá chất này đều không có nguồn gốc, tên gọi, được bày bán ê hề trên thị trường với giá "bèo bọt" số lượng không hạn chế. Thí dụ: có thể dùng natri benzoat để bảo quản đông dược. Tuy nhiên, trong khi loại hoá chất "xịn" này phải vài chục ngàn/100g thì trên thị trường lại chỉ có giá vài ba ngàn! Đó là chưa kể các loại thuốc diệt kiến, diệt côn trùng, diệt nấm mốc... toàn loại chất kịch độc nhưng lại đều hiện diện trong quá trình bảo quản đông dược.

Người dùng đông dược chủ yếu có các bệnh mãn tính, cần uống thuốc lâu dài. Vì vậy tồn dư độc chất dù nhỏ cũng sẽ tích tụ và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Đấy là chưa kể đến phẩm mầu dùng cho đông dược cũng rất đáng nghi vì phẩm thường khó có thể cho ra những viên cao đơn hoàn tán có mầu sắc rực rỡ đến vậy.

Người bệnh cần tự bảo vệ mình?

Theo các lương y, hầu hết các trường hợp ngộ độc đông dược đều do những sai lầm đáng tiếc của người bệnh. Đầu tiên là việc quá cả tin vào những lời đồn về tác dụng thần kỳ của một toa thuốc gia truyền, vị thuốc bí hiểm nào đó. Một số người thì hoàn toàn phó thác sức khoẻ của mình cho các vị thầy lang. Họ chấp nhận các toa thuốc đắt tiền, mua các loại thuốc tự chế hoặc không rõ nguồn gốc để rước họa vào thân. Thuốc đông y được bào chế theo các phương pháp hiện đại có chất lượng cao, dễ sử dụng do các công ty dược phẩm có uy tín sản xuất không thiếu. Còn nếu vẫn muốn trung thành với các loại Đông dược cổ truyền thì tốt nhất là không dùng thuốc tán bột (kể cả thuốc tễ) không rõ nguồn gốc. Khi thấy thuốc bị mốc có mùi lạ, vị chua thì không nên mua.

Tốt nhất là nên bốc thuốc tại các nhà thuốc của Nhà nước hoặc phòng mạch của các lương y đã qua đào tạo chính quy. Điều trị bằng y học cổ truyền cần phải bắt mạch, kê toa. Không tự ý mua thuốc để uống, ngay cả là thuốc bổ. Dù là đông dược hay nam dược cũng phải dùng đúng chỉ định, vì tác dụng của thuốc y học cổ truyền nói chung còn phụ thuộc vào cơ địa, khí chất của từng người. Cùng một chứng bệnh nhưng cơ thể mỗi người có cơ địa khác nhau nên bài thuốc cũng khác nhau. Không thể áp dụng toa thuốc của người này để bốc thuốc cho người kia.

Nếu cơ thể của người bệnh đã hỏa lại cho thuốc có vị nóng vào thì sẽ sinh thêm bệnh hoặc ngược lại cơ thể người đó đã hàn mà uống thuốc có tính lạnh thì có thể tử vong!

Thuốc tán là gì

I. KHÁI NIỆM THUỐC THANG
Thuốc thang là các vị thuốc đã được bào chế và phối ngũ theo lý luận của Y học cổ truyền, được đun với nước ở một khoảng thời gian nhất định, sau đó bỏ bã và lấy dịch chiết để uống.

Thuốc tán là gì


Với ưu điểm sử dụng linh hoạt, dễ thực hiện, dùng được cho nhiều loại bệnh, hấp thu nhanh, hiệu quả tác dụng nhanh, phân liều hoàn chỉnh dùng trong ngày, dễ dàng điều chỉnh theo diễn biến của người bệnh, nên đây là phương pháp bào chế thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị. Bên cạnh đó, có một số hạn chế như do dạng thuốc đã được cá thể hóa để phù hợp với từng người bệnh, khi cần số lượng lớn có tính đồng nhất thường mất thời gian hơn so với các phương pháp khác; đồng thời, tính ổn định kém nên khó bảo quản, vận chuyển.
II. KỸ THUẬT SẮC THUỐC
Kỹ thuật sắc thuốc có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thuốc. Lý Thời Trân đã viết “uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, nhưng sắc thuốc lỗ mãng, vội vàng, đun lửa không đúng mức, thì thuốc cũng không công hiệu”
2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ sắc thuốc: Nồi sứ, gốm hoặc bằng nhôm, tránh dùng các dụng cụ bằng gang, sắt gây phản ứng hóa học với các thành phần của vị thuốc.
- Nước dùng để sắc thuốc: Thường dùng nước ngọt như nước giếng, nước mưa, tốt nhất dùng nước sạch chứa ít khoáng chất và tạp chất.
- Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất lượng nước sắc tốt hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chú ý như:
+ Các loại thuốc là kim thạch (Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch,…), nhân của các hạt có vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.

Thuốc tán là gì


+ Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các loại hạt nhỏ (Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử), các vị thuốc có lông (Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp) dễ kích thích cổ họng khi lẫn vào nước thuốc được bọc vào túi vải riêng
2.2. Trình tự, kỹ thuật sắc thuốc
-Kỹ thuật sắc thuốc luôn chú trọng mức độ lửa, lượng nước và thời gian. Trước tiên, cho lửa to để nhanh chóng sôi, sau đó, tùy theo mục đích điều trị, được chia thành hai cách:
+ Sắc thuốc phát tán: các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên được sắc một lần, đổ ít nước (mức nước vừa đủ ngập vị thuốc), dùng lửa lớn (vũ hỏa), đun sôi trong 20 phút.
+ Sắc thuốc bổ: các loại thuốc này phần nhiều lấy vị, cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên, đổ nhiều nước (mức nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước), dùng lửa nhỏ (văn hỏa), đun sôi trong 120 phút, đến còn lại gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2, cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung hai lượt thuốc với nhau để dùng.
-Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc
Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc điểm riêng, cần chú ý khi sắc. Bác sỹ điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể cho mỗi người bệnh:
Đặc điểm Cách nhận biết thông thường
Vị thuốc Ma hoàng phải được sắc trước bỏ bọt, sau mới cho các thuốc khác vào để sắc tiếp

Thuốc tán là gì
Hình ảnh vị thuốc Ma hoàng

Sắc riêng: thường là các vị thuốc quý hiếm để tránh hao hụt như Nhân sâm, Tam thất, Lộc nhung  
Sắc trước: (1) các loại thuốc từ vỏ giáp xác của động vật, khoáng vật,…như Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Long cốt, Qui bản, Thạch cao sống, Từ thạch, Sừng trâu; (2) hoặc các thuốc nhẹ, số lượng thuốc lớn (Lô căn, Mao căn, Trúc nhự, Hạ khô thảo) sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc. - Vỏ giáp xác của động vật, các loại khoáng vật;
- Các thân, cành có số lượng thuốc lớn.
Sắc sau: các loại thuốc có chứa tinh dầu, dễ bay hơi hoặc biến tính khi đun sôi quá lâu như Bạc hà, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Thanh hao, Hương nhu Thường là cành, lá, hoa, thân thảo, có mùi thơm đặc trưng khi vò nát
Hòa tan khi uống: (1) các vị thuốc tự nhiên dùng được trực tiếp (Mật ong); hoặc (2) các vị thuốc không tan trong nước, bay hơi hoặc mất tác dụng khi sắc (Mang tiêu, bột Quế, Trầm, bột Sa nhân, Chu sa, Ngưu hoàng, Hổ phách); hoặc (3) các dạng cao dùng được trực tiếp (A giao, cao Kê huyết đằng, cao Qui bản, cao Sừng hươu); hoặc (4) vị thuốc dễ tạo keo khi đun nóng (bột Mạch nha) -Thường là các loại cao dẻo được cắt thành từng miếng,
-Các thuốc dạng bột đã được gói riêng khi nhận thuốc.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC THANG CHO NGƯỜI BỆNH
* Nên uống thuốc còn nóng hay nguội?
Nên chưng ấm khi uống. Riêng người bệnh thể hàn (cảm mạo phong hàn, phong tê thấp thể hàn...) cần phải uống nóng để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị để lưu thông khí huyết. Người bệnh thuộc thể nhiệt (cảm mạo phong nhiệt, dị ứng do nhiệt, nhiệt tý) có thể uống hơi ấm hoặc nguội.

Thuốc tán là gì


* Nên uống thuốc lúc no hay đói?
Các loại thuốc thường dùng sau bữa ăn độ một giờ rưỡi đến hai giờ, chia uống từ 2 -3 lần trong ngày. Không nên uống lúc no quá hay đói quá; vì sẽ cản trở hấp thu hoặc dễ gây kích ứng, buồn nôn.... Riêng thuốc có tác dụng tả hạ (thông đại tiện), trục thuỷ (lợi tiểu), trừ trùng tích nên uống khi đói; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng dị ứng, kích thích tiêu hoá thường uống trước bữa ăn độ một giờ; thuốc bổ dưỡng thường uống sau bữa ăn khoảng hai giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2008), Quy trình “Sắc thuốc thang”, Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền,
 2. Khoa Y học cổ truyền (2018), Chế biến dược liệu, đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Huế
3. Khoa Y học cổ truyền (2005), Bào chế đông dược, Đại học Y Hà Nội Nhà xuất bản Y học
4. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2005), Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn