Thuốc trị rụng tóc ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì nhận được mối quan tâm lớn từ các bậc phụ huynh. Bởi tình trạng rụng tóc nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của trẻ đang trong lứa tuổi mới lớn.

Rụng tóc sinh lý là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Đó là sự đào thải các nang tóc cũ, yếu để thay thế bằng các nang tóc mới và khỏe mạnh. Trung bình mỗi người sẽ rụng từ 30 sợi tóc - 100 sợi tóc. Tuy nhiên, rụng tóc trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe bất thường.

Ở lứa tuổi dậy thì, đa số trường hợp rụng tóc xuất phát từ việc mất cân bằng nội tiết tố.

Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: dinh dưỡng, nội tiết tố, căng thẳng, bệnh lý,...

Tâm sinh lý thay đổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc tuổi dậy thì

2.1. Nội tiết tố thay đổi

Cơ thể của nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì có rất nhiều thay đổi từ ngoại hình đến nội tiết tố. Chính sự thay đổi sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của tóc.

Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở cả nam và nữ giới chính là hormone Dihydrotestosterone (DHT). Khi nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ làm tăng đột ngột loại hormone này. DHT sẽ gây thu nhỏ các nang tóc gây ra tình trạng tóc rụng nhiều hơn.

2.2. Tác dụng của thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị nhưng vô tình làm thay đổi hormone và dẫn đến tình trạng rụng tóc. Nhất là thuốc tránh thai có lợi ích phòng ngừa thai, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và phòng chống bệnh lý buồng trứng đa nang. Tuy vậy, một tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gây rụng tóc.

Một số thuốc có tác dụng phụ tương tự như thuốc tránh thai như: thuốc chống đông, thuốc chẹn beta...

2.3. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Trẻ ở lứa tuổi dậy thì cần nhu cầu dinh dưỡng cao. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và mái tóc, làn da nói riêng. Khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng này sẽ gây suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, cản trở các nang tóc phát triển,...

Nhiều bé gái bị rụng tóc đều do thiếu dinh dưỡng. Do đó, việc tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết. Nữ giới cần bổ sung các khoáng chất như: sắt, vitamin B, kẽm, sắt.. từ các thực phẩm như: rau xanh, trái cây, các loại cá béo, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt,...

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để kích thích nang tóc phát triển khỏe mạnh

2.4. Tác dụng phụ của việc làm tóc

Tạo kiểu và thay đổi màu tóc là một nhu cầu làm đẹp phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao từ máy sấy tóc, máy là,... và hóa chất nhuộm tóc khiến tóc nhanh chóng bị tổn thương và rụng tóc.

2.5. Do bệnh lý

Rụng tóc nhiều không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó như: nhiễm trùng da đầu, suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường, thậm chí là bệnh ung thư. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi thăm khám sức khỏe tổng quát và có liệu pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai Gói khám sức khỏe tổng quát Trẻ em. Gói khám giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe cho bé, sàng lọc triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị nếu cần.

Các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì bị rụng tóc có thể ảnh hưởng không ít đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của họ. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này các chuyên gia đã đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa, bao gồm:

  • Đảm bảo một chế độ ăn hàng ngày khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Từ đó các nang tóc sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng để phát triển.
  • Giảm thiểu tình trạng căng thẳng, lo âu, cân bằng giữa việc học, làm việc và nghỉ ngơi.
  • Duy trì một chế độ tập luyện
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc như: dầu gội, dầu xả, mặt nạ tóc phù hợp với da đầu của mình. Điều này sẽ làm giảm rụng tóc và kích ứng da đầu.

Nên sử dụng các sản phẩm phù hợp với da đầu để ngăn ngừa tóc gãy rụng

  • Thay vì dùng máy sấy tóc trực tiếp vào da đầu bạn nên để tóc khô tự nhiên.
  • Tránh chải đầu khi tóc ướt.
  • Thường xuyên thoa các loại dầu dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Lạm dụng việc nhuộm và tạo kiểu tóc sẽ khiến tóc dễ bị tổn thương, khô xơ. Do đó, các bạn nữ nên hạn chế làm tóc ở nhiệt độ cao, sử dụng nhiều hóa chất từ thuốc nhuộm.
  • Khi tình trạng rụng tóc diễn ra trong thời gian dài, bạn nên đi gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác. Có thể kiểm tra sự mất cân bằng nội tiết tố.
  • Có thể mát xa da đầu nhẹ nhàng.

Bài viết trên đã cung cấp đến độc giả nguyên nhân cũng như các biện pháp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc trong độ tuổi dậy thì. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp chăm sóc, khắc phục tóc rụng hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

Điều gì sẽ làm bạn thấy kinh khủng hơn nếu bạn bị rụng tóc ở tuổi dậy thì và có mái tóc mỏng đi mỗi ngày? Đặc biệt hơn nó diễn ra vào thời điểm tâm sinh lý thay đổi bất thường gây tâm lý sợ hãi, tự ti. Tuy nhiên, rụng tóc trong trường hợp này có thể điều trị và ngăn ngừa thành công. 

Rụng tóc tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi dậy thì do đâu?

Rụng tóc ở tuổi dậy thì là nỗi lo lắng của rất nhiều bạn. Đăc biệt là hiện tượng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì. Việc rụng tóc sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào mức độ để đánh giá sự nguy hiểm. Có thể họ có sự thay đổi trong cơ thể dẫn tới rụng tóc, gen di truyền chứng hói đầu ở nữ hoăc nam hay là triệu chứng cho một căn bệnh. 

  • Căng thẳng gây ra rụng tóc: Căng thẳng có hại khi bạn ở tuổi dậy thì. Đặc biệt là việc stress với các kỳ thi, áp lực và biến động gia đình. Căng thẳng có thể có tác động bất lợi lên tóc và khiến nó ngừng phát triển.
  • Rụng tóc ở tuổi dậy thì do tạo kiểu: Việc sử dụng máy duỗi tóc và máy sấy tóc quá liều vì nhiệt làm hỏng tóc. 
Stress khiến rụng tóc nhiều ở nam và nữ
  • Bệnh tâm lý gây ra rụng tóc: Trichotillomania là một rối loạn tâm lý ở lứa tuổi này. Rối loạn thường biểu hiện ở những năm vào độ tuổi dậy thì. Rụng tóc vĩnh viễn sẽ xảy ra ở mảng da đầu có tóc bị kéo ra nhiều lần.

Rụng tóc ở tuổi dậy thì thường là một dấu hiệu của một vấn đề bên trong cơ thể, như thiếu vitamin hoặc mất cân bằng nội tiết tố ở các bạn nữ. May mắn thay, rụng tóc thường là tạm thời và tóc sẽ mọc lại khi vấn đề được khắc phục. Vì vậy, nếu nguyên nhân là do cơ thể có sự bất thường, điều chỉnh lại là có thể khôi phục mái tóc. Tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì này không nguy hiểm. Nhưng khi bị rụng tóc ở tuổi dậy thì của nữ giới, các bạn nữ sẽ tự ti hơn các bạn nam về ngoại hình của mình.

Tuy nhiên, rụng tóc quá nhiều hoặc tóc mỏng bất thường đôi khi có thể là triệu chứng của bệnh, đặc biệt là nếu bạn luôn có mái tóc dày, khỏe mạnh.

Ví dụ, mọi người có thể bị rụng tóc nếu họ bị nhiễm trùng da đầu, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động, rối loạn da hoặc bệnh tâm lý. Các bệnh này không chỉ làm rụng tóc mà còn tạo da có vảy hoặc viêm và mệt mỏi.

Trải qua 2 lần sinh nở, gần 20 năm phơi mặt gió sương tần tảo vì chồng con, gương mặt chị Đào Kim Tuyền xuất hiện nám sạm, da mặt tối hơn rõ rệt so với vùng da cổ khiến chị mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp. Áp dụng nhiều cách nhưng đều nhận về thất bại, chị Kim Tuyền "thử" một giải pháp mới và trái ngọt đã đến với chị =>> Click để theo dõi hành trình trị nám sạm của chị Tuyền!

Rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể được khắc phục bằng việc cân bằng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống… Tuy nhiên tóc rụng quá nhiều mất kiểm soát cần phải điều trị và lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Rụng tóc ở nữ giới ngay từ khi dậy thì gây ra sự tự ti

Cách điều trị bệnh rụng tóc cho tuổi dậy thì

Sử dụng Thuốc Tây y

  • Thuốc mọc tóc: Các loại thuốc này giúp tạo ra sự phát triển tóc mới tốt. Tuy nhiên, nó có thể không hoạt động cho tất cả mọi người. Nếu nó hoạt động trong trường hợp của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng nó liên tục trong một thời gian nhất định
  • Thuốc cân bằng nội tiết: Điều chỉnh lại hormone cũng hỗ trợ cho chứng rụng tóc. Vì rụng tóc là do chức năng nội tiết tố, nên bạn gái có thể gặp bác sĩ để có cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì phù hợp với lý do này.
  • Bổ sung sắt : Nếu rụng tóc là do thiếu chất sắt trong cơ thể, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung sắt.
  • Điều trị bằng thuốc chống nấm : Khi rụng tóc là do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê toa dầu gội chống nấm hoặc thuốc chống nấm.
Rụng tóc dậy thì có thể chữa trị bằng nhiều liệu pháp

Trị rụng tóc tuổi dậy thì tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên

1. Nha đam

Nha đam là một loại thảo mộc giúp làm sạch hệ thống của bạn từ bên trong. Nó giúp khắc phục rụng tóc, tăng cường sức khỏe da đầu và thúc đẩy tăng trưởng tóc.

Chuẩn bị:

Lấy 1/3 cốc nước ép lô hội hoặc 1 muỗng canh gel lô hội thoa lên tóc mỗi ngàytrong 3 tháng để kiểm soát rụng tóc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm 2 muỗng canh gel lô hội với 1 muỗng canh dầu dừa. Thoa cho cho vùng da đầu và để trong 20 phút, sau đó gội sạch. Làm điều này hai lần một tuần để có kết quả tuyệt vời.

2. Cỏ mực 

Bản thân Cỏ mực, được mang tên gọi Ấn Độ là Bhringaraj có nghĩa là “vua của các loại thảo mộc”. Đúng như tên gọi của nó, nó không chỉ giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc mà còn tránh tình trạng hói. Nó có thể được sử dụng để ngăn ngừa màu bạc tóc sớm, và thường có sẵn ở dạng bột.

Chuẩn bị:

Dùng 5-6 muỗng canh bột Bhringaraj, thêm nước để tạo ra một hỗn hợp đặc. Thoa vào da đầu của bạn và để trong 20 phút. Rửa sạch sau đó với dầu gội nhẹ. Làm điều này ba lần một tuần và bạn có thể thấy điều kỳ diệu trên mái tóc của bạn. Bằng cách này, sự tăng trưởng tóc của bạn sẽ được tăng cường và tóc sẽ dày, mượt mà. 

3. Chùm ruột 

Chùm ruột không chỉ tốt cho tóc mà còn là một trong những loại thảo dược trẻ hóa mạnh mẽ.

Chuẩn bị:

Lấy 3-4 muỗng bột chùm ruột khô và ngâm trong sữa tươi qua đêm. Vào buổi sáng, trộn đều hỗn hợp này và lọc qua một miếng vải xô. Sử dụng hỗn hợp này để gội đầu, mỗi tuần một lần. Điều này giúp ngăn ngừa gàu và các vấn đề về tóc khác như chẻ ngọn, gãy rụng.

Cách trị rụng tóc bằng nha đam vô cùng hiệu quả

Lời khuyên của chuyên gia để ngăn ngừa rụng tóc ở tuổi dậy thì

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp phù hợp, các bạn trong độ tuổi dậy thì cần lưu ý 1 số vấn đề để giảm thiểu tình trạng này. Dưới đây là 1 số lời khuyên được bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT TƯ đưa ra:

  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống. Áp lực từ nhiều phía khiến tóc rụng nhanh chóng dù bạn  vẫn khỏe mạnh. Việc giảm stress sẽ phụ thuộc vào bản thân và mọi người xung quanh. Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì lúc này chính là suy nghĩ tích cực. 
  • Gội đầu và chải tóc nhẹ nhàng. Sử dụng các loại dầu dưỡng, chẳng hạn như dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa.
  • Hạn chế làm tóc và tạo kiểu tóc xuyên suốt mỗi ngày.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với lượng calo đầy đủ.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá thu
Chế độ ăn đủ chất sẽ giúp tóc phát triển nhanh hơn

Ngày Cập nhật 16/06/2022

Video liên quan

Chủ đề