Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm không khí

  • Công ty cổ phần Tuấn Huy đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án " Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê " thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  • Trước ngày 29/11/2021 , Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 14 tuổi (tương đương khối lớp 7,8,9) đang học tập, sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
  • 3 chính sách mới về đất đai có hiệu lực từ 28/12/2021
  • Hướng dẫn sử dụng "Ứng dụng quản lý F0": f0.phutho.vn
  • KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CẦN ĐI ĐÔI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
  • Ngành TN&MT triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
  • HƯỚNG DẪN Xây dựng và nhân rộng các gương tập thể tiêu biểu, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025
  • Cùng hành động để thực hiện cam kết COP26

Thứ tư - 23/01/2008 22:59

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu bệnh và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản nên được người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, đó là :  Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu đục vào thân cây có loại ẩn núp dưới lá, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại thuốc phòng trừ khác nhau để diệt trừ chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá thấp. Do điều kiện kinh tế, nhiều người chỉ thích mua thuốc có giá rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Nhiều người thường phun quá liều lượng cần thiết với quan niệm “để cho chắc ăn”, làm tăng liều lượng thuốc thừa tích đọng trong môi trường đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được rất nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn đồng thời ảnh hưởng đến các loài chim ăn sâu do chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của các loại sâu cũng giảm. Điều này có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung thư. Do trình độ hạn chế, một số người sử dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn thức ăn, tủ đựng quần áo.v.v. nên đã có những trường hợp ngộ độc đáng thương tâm xảy ra  Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp  bảo hộ, phòng tránh tốt.  Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì vậy, mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng. để hạn chế sự nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu hại, người ta thường tăng dần  nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng nồng độ và số lần phun thuốc được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn do lượng tồn dư trong môi trường ngày một nhiều lên.  Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài  sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.  Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương tích cho con người và gia súc.  Như vậy, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngoài tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất, chúng còn gây nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc và phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách như đối với rác thải độc hại để không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

Tác giả bài viết: Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chục năm trở lại đây, hoa hồng trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập khá cho người dân Sa Pa. Song, việc các nhà vườn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu không theo quy định đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Nhìn những bông hoa hồng đẹp rực rỡ tại các nhà vườn, ít ai biết sự thật ẩn chứa đằng sau. Để có những bông hoa to, đẹp, người trồng phải “ngâm” vườn hồng vào thuốc sâu trong cả quá trình sinh trưởng, phát triển. Muốn hoa đẹp, ít phải chăm, người dân liên tục sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực trồng hoa hồng nhiều nhất ở Sa Pa (tổ 6, thị trấn Sa Pa), mặc dù trời nắng to, nhưng các hộ trồng hoa vẫn phun thuốc mù mịt như sương khói, kèm theo là mùi thuốc sâu nồng nặc, khiến những người đi qua phải bịt mũi, chạy nhanh. Việc nhiều vùng trồng hoa chuyên canh tại Sa Pa sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích để hoa to, đẹp, cành lá xanh tốt, với liều lượng đậm đặc và phun không theo hướng dẫn, dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe không chỉ người trồng hoa, mà cả những hộ dân sinh sống gần đó.

Thông thường, cứ 5 - 7 ngày, người dân lại phun thuốc cho hoa một lần (thời điểm hoa bị sâu bệnh, việc phun thuốc được thực hiện dày hơn). Do đó, thuốc ngấm vào đất và thải ra môi trường xung quanh là tất yếu.

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm không khí
Các nhà vườn sử dụng lượng thuốc trừ sâu quá nhiều đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, có rất nhiều chủng loại thuốc phun cho hoa hồng, trong đó đa phần là độc hại. Theo tính toán của các nhà vườn, thuốc trừ sâu chiếm đến 70% chi phí, số tiền mua thuốc trừ sâu cho mỗi sào hoa lên đến chục triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Mai Hồng, tổ 6, thị trấn Sa Pa - hộ dân sống gần khu vực trồng nhiều hoa hồng cho biết: “Những ngày trời nắng, các nhà vườn phun thuốc cho hoa, gia đình tôi và các hộ sống gần đây phải đóng kín cửa, che đậy những khe hở để hạn chế thấp nhất mùi thuốc sâu bay vào nhà”.

Không chỉ làm ô nhiễm không khí, khi sử dụng xong, những vỏ thuốc bảo vệ thực vật được người dân vứt xung quanh vườn, một số hộ còn đốt vỏ chai, lọ ngay tại vườn. Mặc dù biết thuốc sâu rất độc hại, nhưng vì lợi ích kinh tế, nhiều người trồng hoa đã bán rẻ sức khỏe để có những bông hoa đẹp và giá trị kinh tế cao. Anh Lê Quốc Chuẩn, người trồng hoa cho biết: “Dù biết thuốc sâu rất độc hại, nhưng vì cuộc sống của gia đình, chúng tôi vẫn phải “đánh” thuốc thật đậm cho hoa, nếu không bao nhiêu công sức, tiền của sẽ đổ xuống sông, xuống biển”.

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm không khí
Vỏ thuốc bảo vệ thực vật do người dân vứt bỏ quanh vườn

Điều đáng lo nhất là người trồng hoa ở đây chủ quan trước sự độc hại của thuốc bảo vệ thực vật. Khi tiến hành phun thuốc, nhiều người không cần quan tâm đến hướng gió để tránh thuốc bám vào cơ thể. Còn việc mặc đồ bảo hộ lao động, theo một số người, chỉ làm vướng và chậm tiến độ phun thuốc. Thứ duy nhất bảo vệ họ là chiếc khẩu trang bằng vải bình thường.

Sự thờ ơ với chính sức khoẻ bản thân của người trồng hoa khiến họ cũng xem thường sức khoẻ người khác thông qua thời gian hái hoa. “Nguyên tắc là hoa nở theo lứa, người trồng hoa phải hái, dù mới phun thuốc trừ sâu vào ngày hôm trước” - anh Chuẩn cho hay. Điều này đồng nghĩa với việc, lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trên hoa vẫn còn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả người mua hoa.

Môi trường xung quanh các nhà vườn trồng hoa tại Sa Pa đang nằm trong “vòng vây” ô nhiễm. Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc, quản lý nghiêm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo Báo Lào Cai