Thượng tá quân đội bao nhiêu tuổi?

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 742/BDN ngày 14-6-2023, với nội dung: “Sĩ quan cấp úy và cấp bậc Thiếu tá, Trung tá khi nghỉ hưu sẽ không được hưởng mức 75% mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội mà chỉ được hưởng mức dưới 70% do không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 35 năm (Sĩ quan cấp úy và cấp bậc Thiếu tá, Trung tá chiếm đa số trong lực lượng Quân đội hiện nay).

Thượng tá quân đội bao nhiêu tuổi?
Thượng tá quân đội bao nhiêu tuổi?
Thượng tá quân đội bao nhiêu tuổi?
Thượng tá quân đội bao nhiêu tuổi?
Thượng tá quân đội bao nhiêu tuổi?

Sĩ quan cấp úy, Thiếu tá, Trung tá được hưởng mức lương hưu bao nhiêu? Ảnh minh họa: qdnd.vn

Cử tri kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu cho đối tượng sĩ quan cấp úy và cấp bậc Thiếu tá, Trung tá (trong khi chờ thay đổi Luật Sĩ quan hiện hành); hoặc sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng quy định tăng tuổi tại ngũ để đồng bộ với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về số năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu” (Câu số 09).

Ngày 3-8-2023, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau: Những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, ban hành nhiều chế độ, chính sách đãi ngộ đối với quân nhân, trong đó có quy định về tuổi phục vụ tại ngũ và chế độ hưu trí của sĩ quan. Việc quy định về tuổi phục vụ, chế độ hưu trí của sĩ quan đã được nghiên cứu kỹ, phù hợp với thực tiễn hoạt động quân sự; cân đối chung với hệ thống chế độ, chính sách hiện hành.

Nội dung kiến nghị của cử tri, Bộ Quốc phòng ghi nhận để kiến nghị, đề xuất và báo cáo cấp có thẩm quyền sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp.

Trên đây là trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình để trả lời cử tri.

Thượng tá (tiếng Anh: Colonel) là cấp sĩ quan, cao hơn cấp trung tá và thấp hơn cấp đại tá. Hiện rất ít nước có cấp hàm này trong đội ngũ sĩ quan chỉ huy lực lượng vũ trang của mình.

Thông thường, ở các nước, trên cấp trung tá là cấp đại tá, không có cấp thượng tá.

Trong hệ thống quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam, giai đoạn 1982 - 1992 quân hàm Thượng tá bị bãi bỏ, theo đó những sĩ quan cấp Thượng tá được mặc nhiên nâng thành Đại tá. Từ năm 1992 quân hàm thượng tá được khôi phục.

Thượng tá trong Quân đội Trung Quốc được gọi là Thượng hiệu (上校 Shang xiao), có 3 sao, được dịch sang tiếng Anh là Colonel, ở trên Trung hiệu (tức Trung tá), thuộc nhóm sĩ quan cấp tá (Hiệu quan).

Cấp hàm Thượng tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, thượng tá là quân hàm mức đầu tiên của cán bộ cao cấp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam, có 3 sao cấp tá, trên trung tá (2 sao cấp tá) và dưới đại tá (4 sao cấp tá)được đặt ra từ năm 1958, thường được dịch sang tiếng Anh là Senior Lieutenant Colonel hoặc đôi khi cũng được dịch là Colonel, vì tại Việt Nam quân hàm thượng tá có 3 sao cấp tá, tương đương quân hàm đại tá 3 sao ở các nước phương Tây.

Theo quy định về quân nhân chuyên nghiệp, cấp hàm Thượng tá là cấp bậc cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp. Ở ngạch sĩ quan chỉ huy, theo Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (2015) thì Thượng tá là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ: Phó trưởng phòng các cơ quan; Lữ đoàn phó - Phó Chỉnh ủy Lữ đoàn; Trung đoàn trưởng - Chính ủy trung đoàn; Chỉ huy trưởng - Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, quận, thị xã

Cấp hàm Thượng tá của Công an Nhân dân Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng tá Công an nhân dân Việt Nam

Trong Công an Nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường giữ chức vụ từ Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh đến Trưởng phòng Công an Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng. Hiện nay có một số trường hợp đặc biệt cán bộ không giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy, như trợ lý tổng hợp cấp cao, cũng có thể mang cấp hàm thượng tá.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định như sau:

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: Cấp Úy: nam 46, nữ 46; Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

Trung tá: nam 51, nữ 51; Thượng tá: nam 54, nữ 54; Đại tá: nam 57, nữ 55; Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 11 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, hạn tuổi phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam tại ngũ cấp Đại tá thì nam có độ tuổi là 57, nữ 55.