Cầu Pháp Vân dài bao nhiêu km?

Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 4021/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.

Dự án nhằm đầu tư xây dựng tuyến đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, kết nối đồng bộ hệ thống đường giao thông trong khu vực với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. 

Đồng thời, phục vụ phát triển các khu, cụm và điểm công nghiệp phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với quy hoạch chung của huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên.

Dự án cũng góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch, tạo ra tuyến đường giao thông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh; giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị cho huyện Phú Xuyên, huyện Thường Tín. Tuyến đường có chiều dài khoảng 18,970Km.

Điểm đầu tuyến Km2+441,00 tại vị trí nút giao với Tỉnh lộ 427 thuộc xã Vân Tảo, huyện Thường Tín; Điểm cuối tuyến tại Km21+410,80 tại vị trí đầu cầu chui đường cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ ra đường gom dân sinh của nút Đại Xuyên và đoạn đấu nối vào nút giao Đại Xuyên, gồm 1 cầu vượt trực thông qua đường cao tốc với 3 nhánh tuyến có chiều dài khoảng 2,2367Km.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, có thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2025.

Đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình là tuyến cao tốc dài 84 km, nằm trong chương trình phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam, là tuyến cao tốc nối hai đầu mối giao thông Hà Nội và Ninh Bình thuộc tuyến đường cao tốc Bắc-Nam.

Theo thiết kế, đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình có chiều dài toàn tuyến là 84 km; điểm đầu là Km 179 trên Quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội; điểm cuối là Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm. Tuyến đường dài 84 km, mặt cắt ngang cho 6 làn xe, giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe chạy, giai đoạn sau nâng cấp lên 6 làn hoàn chỉnh, tốc độ xe chạy thiết kế từ 100 đến 120 km/h. Ngoài bề rộng mặt đường 22 m, mỗi làn bê rộng 3m, đường có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp, dải an toàn và lề đường trồng cỏ. Sau khi hoàn thành, trên tuyến cao tốc này sẽ có 14 cầu vượt sông, vượt nút giao và 8 nút giao khác mức với hệ thống giao thông hiện tại. 

Đoạn đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là một trong những dự án giao thông quan trọng tại Hà Nội, hứa hẹn sẽ mang lại sự thuận lợi và tiện ích không chỉ cho người dân trong thành phố mà còn cả khu vực lân cận. Với sự phát triển không ngừng của đô thị, việc nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông là một yêu cầu cấp thiết để đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng cao.

Trong bài viết này, hãy cùng OneHousing đi sâu tìm hiểu về đoạn đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nối vành đai 3 Hà Nội, cũng như các thông tin khác về dự án.

Tổng quan về Vành đai 3 Hà Nội và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Thông tin đường Vành đai 3 Hà Nội

Vành đai 3 Hà Nội là một tuyến đường giao thông quan trọng và chiến lược của Thủ đô, nằm ở ven thành phố. Tuyến đường này đóng vai trò then chốt trong việc đi lại của người dân và kết nối nội thành Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Với vị trí địa lý ở cửa ngõ của thủ đô, tuyến đường Vành đai 3 đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối phương tiện giao thông giữa các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và phía Nam với trung tâm thành phố. Tuyến đường này cũng đóng góp vào việc giảm tải giao thông cho nội đô Hà Nội.

Cầu Pháp Vân dài bao nhiêu km?

Vành đai 3 là con đường huyết mạch ở Thủ đô (Nguồn: Gia đình)

Vành đai 3 được đầu tư và xây dựng từ tháng 10/2020, đây là tuyến giao thông huyết mạch đầu tiên của Hà Nội được xây dựng khép kín. Con đường được thông xe vào thời điểm đó là dự án cầu cạn Mai Dịch - Thăng Long và đường Phạm Văn Đồng mở rộng.

Tuyến đường Vành đai 3 Hà Nội cũng đáp ứng chuẩn cao tốc, có ba cây cầu lớn là Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng. Các đoạn đường quan trọng như Pháp Vân, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng đã được mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giúp giảm tải giao thông trong khu vực.

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là một phần của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của Hà Nội và miền Bắc. Tuyến đường này có tổng chiều dài 32,3 km, nối liền nút giao Pháp Vân (Hoàng Mai) với nút giao Đại Xuyên thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, tiếp giáp với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Cầu Pháp Vân dài bao nhiêu km?

Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thường gặp tình trạng ùn tắc vào các thời gian nghỉ lễ (Nguồn: VnExpress)

Theo Wikipedia, đường cao tốc được thiết kế với 6 làn xe chạy (mỗi chiều 3 làn) và 2 làn xe khẩn cấp (mỗi bên một làn), giữa hai chiều có dải phân cách trồng cây. Toàn tuyến có 4 nút giao để ra vào, bao gồm Nút giao Pháp Vân (kết nối với đường vành đai 3 Hà Nội), Nút giao Thường Tín (kết nối với đường tỉnh 427), Nút giao Vạn Điểm và Nút giao Đại Xuyên (kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình).

Với vị trí là cửa ngõ phía Nam quan trọng để ra/vào Hà Nội, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thường xuyên gặp tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào các dịp lễ hoặc Tết. Tuyến đường này là lựa chọn phổ biến của người dân khi di chuyển vào và ra khỏi thủ đô, đồng thời cũng là lối đi chính nối liền các khu vực quan trọng của miền Bắc.

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải giao thông nội đô Hà Nội và cũng là một phần quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của khu vực. Các cải tiến và đầu tư vào tuyến đường này được coi là một trong những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả và khả năng thông suốt của giao thông.

Bất động sản ven Vành đai 4 Hà Nội diễn biến như thế nào?

Đường nối cao tốc với Vành đai 3 đã được khởi công

Vào sáng ngày 19/7/2023 vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã khởi công dự án đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 nhằm mục tiêu giảm ùn tắc cho khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố. 

Thông tin từ CafeF cho biết, tuyến đường nối này có chiều dài khoảng 3,4 km, bắt đầu tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, giao với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, và kết thúc gần nút giao Tam Trinh trên đường Vành đai 3. Với mặt đường rộng 60m, tuyến đường này sẽ phục vụ cho các loại xe ô tô và hứa hẹn giúp cải thiện lưu thông giao thông trong khu vực.

Cầu Pháp Vân dài bao nhiêu km?

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nối đường Vành đai 3 Hà Nội đoạn Thanh Trì (Nguồn: Youtube Jtivi)

Ban Quản lý dự án giao thông thành phố Hà Nội, chủ đầu tư của dự án, đã hoàn tất chuẩn bị sau gần 10 năm. Dự án hình thành tuyến đường theo quy hoạch, giải quyết ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông. Hiện đang triển khai các thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán các gói thầu xây lắp, chuẩn bị mặt bằng để tổ chức đấu thầu và khởi công dự án.

Dự án cao tốc nối vành đai 3 Hà Nội với Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng mức đầu tư lên đến 3.241 tỷ đồng và thời gian thi công dự kiến là 26 tháng, từ năm 2022 đến 2025. Để thực hiện dự án này, đã hình thành một liên danh các nhà thầu gồm Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành, Công ty Cổ phần Tổng Công ty cơ khí xây dựng Thăng Long và Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư 492.

Dự án đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện giao thông và giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội. Khi hoàn thành, dự án này sẽ mang lại lợi ích rõ rệt cho người dân và các phương tiện di chuyển, đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Quy hoạch của đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ nối vành đai 3 Hà Nội  ảnh hưởng thế nào đến kinh tế - xã hội?

Với sự tăng cao về nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện, việc sử dụng cùng một cao tốc và kết nối trực tiếp với Vành đai 3 đã gây ra những xung đột và ùn tắc tại nút Pháp Vân (Hoàng Mai). Để giải quyết vấn đề này, việc đầu tư một hệ thống đường kết nối liên thông để giảm xung đột giữa cao tốc và Vành đai 3 là một quyết định đúng đắn.

Hơn nữa, quá trình đầu tư cũng giúp giảm lượng xe vào nút Pháp Vân và giảm quá tải giao thông tại nút giao thông này. Khi dự án hoàn thành, ngoài việc giúp thành phố hoàn thiện hạ tầng giao thông tại khu vực phía Nam, đồng thời giúp giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Từ đó, các hoạt động kinh tế các quận và huyện trong khu vực xung quanh sẽ được thúc đẩy phát triển.

Cầu Pháp Vân dài bao nhiêu km?

Dự án sẽ góp phần thúc đẩy cho kinh tế trong các khu vực lân cận (Nguồn: BizLIVE)

Dự án kết nối liên thông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Vành đai 3 là một giải pháp tích cực để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng và đảm bảo sự an toàn và thuận tiện trong giao thông.

Không những thế, với những quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông thuận tiện, dự án cũng được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, đồng thời giúp xây dựng một thành phố Hà Nội phát triển bền vững và hiện đại.

Có thể nói, hạ tầng giao thông ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế - xã hội trong bất cứ khu vực nào. Việc đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ nối vành đai 3 Hà Nội đang mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển khu vực trong tương lai. Theo dõi OneHousing để cập nhật thêm các thông tin về dự án.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp từ Pro Agent.

Đường cao tốc Pháp Vân dài bao nhiêu km?

Tuyến đường này có chiều dài là 32,3 km. Điểm đầu là nút giao Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, giao cắt với quốc lộ 1 và đường vành đai 3 Hà Nội; điểm cuối là nút giao Đại Xuyên (liên kết với quốc lộ 1 và đường tỉnh 428) thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Nội; kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình dài bao nhiêu km?

Theo thiết kế, đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình có chiều dài toàn tuyến là 84 km; điểm đầu là Km 179 trên Quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội; điểm cuối là Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm.

Cao tốc Pháp Vân Mai Sơn dài bao nhiêu km?

Cao tốc Mai Sơn - QL45 dài 63,37 km, đi qua 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Trong đó, đoạn qua tỉnh Ninh Bình dài 14,35 km, Thanh Hóa dài 49,02 km. Giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng quy mô 4 làn xe, rộng 17 m, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ.

Cao tốc Pháp Vân

Trong các chặng cao tốc từ Pháp Vân (Hà Nội) tới Thanh Hóa, tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình được đánh giá là gây ấn tượng với người tham gia giao thông bởi có hàng cây xanh đẹp mắt và tốc độ xe chạy lên tới 120km/h. Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 30km khởi công năm 1998 từng được coi là tuyến đường tránh của quốc lộ 1A cũ.