Thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc

Triết lý âm - dương (Yin - Yang) là trung tâm của nền văn hóa Trung Quốc và đóng một vai trò quan trọng về tất cả mọi thứ. Trong triết học và tôn giáo Trung Quốc có hai nguyên tắc, một là Yin và khác là Yang. Yin đại diện tiêu cực, tối tăm và nữ hay nữ tính. Yang đại diện tích cực, tươi sáng và nam tính.

Từ xa xưa người Trung Quốc đã vận dụng tư tưởng triết học “Âm dương ngũ hành” vào văn hóa ẩm thực và đã thiết kế một hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Các triết gia cổ đại dùng tư tưởng triết học âm dương ngũ hành để giải thích tất cả những học thuyết trong cuộc sống tự nhiên có hai mặt đối lập và hỗ tương, cho rằng tất cả mọi thứ đều có hai mặt đối lập âm và dương, dùng triết lý âm dương để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, chẳng hạn như bầu trời là dương, mặt đất là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm. “Sự đối lập và thống nhất của âm và dương chính là nguồn gốc của sự phát triển vạn vật.Tất cả những gì có thuộc tính phát triển, sinh sôi, mạnh mẽ, hướng ngoại thì là dương, ngược lại, tất cả những vật có tính năng tĩnh, lạnh, ức chế, ngưng tụ và hướng nội thì thuộc âm”.

Thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc

“Ngũ hành” chính là nhận thức của người Trung Quốc cổ đại về năm yếu tố cơ bản hình thành những quy luật trong vụ trụ. Trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Trung Quốc, triết lý âm dương ngũ hành được xem là nền tảng của mọi vật trong tự nhiên, có câu “Vạn vật trong tự nhiên, có sự điều hòa âm dương, thì là quân bình”. Con người chính là một trong “Tam tài”, nếu như con người không có sự cân bằng về âm dương, tất sẽ sinh bệnh. Vì vậy trong quyển “Hoàng đế nội kinh tố vấn, âm dương ứng tượng đại luận” có nói: “Dương thắng tắc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh. Dương thắng tắc nhiệt, âm thắng tắc hàn. Trọng hàn tắc nhiệt, trọng nhiệt tắc hàn”. Có nghĩa là trong cơ thể con người nếu dương khí quá mạnh thì âm khí sẽ yếu, ngược lại nếu âm khí quá mạnh thì dương khí cũng yếu. Dương khí mạnh sẽ sinh bệnh về nhiệt, âm khí mạnh sẽ sinh chứng bệnh về hàn, hàn đến cực điểm sẽ sinh bệnh về nội nhiệt, nhiệt đến cực điểm cũng sinh chứng nội hàn.

Thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc

Âm dương không hẳn là luôn luôn đối lập lẫn nhau mà cũng có khi hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, hoạt động cơ năng của cơ thể con người (dương) phải cần đến các chất dinh dưỡng (âm) để hỗ trợ cho sự hoạt động, nhưng mặt khác, các hoạt động cơ năng cũng sản xuất ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để duy trì sự sống. Do đó, sự hỗ trợ giữa âm và dương khiến cho cơ thể khỏe mạnh; khi âm dương mất đi sự cân bằng, lập tức sẽ sinh ra bệnh tật.

Thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc

Ẩm thực là hoạt động không thể thiếu để duy trì sự sống cho con người, vì vậy chế độ ăn uống cũng phải tuân theo triết lý “âm dương ngũ hành”. Do đó, văn hóa ẩm thực của Trung Quốc không chỉ đơn giản là chia thành năm hương vị, còn gọi là "ngũ vị", mà còn phân chia các loại thực phẩm, rau , thịt, củ, quả thành “ ngũ cốc”; “ ngũ nhục”; “ngũ thái”; “ngũ quả”. “Ngũ khí” thuộc dương gồm có các mùi như mùi khai, mùi khét, mùi thơm, mùi tanh, mùi thối; “ngũ vị” thuộc âm gồm các vị như ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Thuốc và thực phẩm cùng có nguồn gốc từ “ngũ khí” và “ngũ vị”, hàng ngày con người hấp thụ “ngũ vị” chính là để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình, nhưng cũng đồng thời là để dung hòa sự cân bằng âm dương, thuận theo triết lý “âm dương ngũ hành”, mục đích là để cân bằng âm dương trong ngũ tạng của cơ thể con người. Chính vì thế, trong cuộc sống hàng ngày, người Trung Quốc luôn tuân theo triết lý “âm dương ngũ hành” trong việc phân chia thực phẩm thành hai loại là âm và dương để định vị chức năng sử dụng của thực phẩm. Chứng bệnh thuộc về “âm” như “thiếu máu” cần phải dùng thực phẩm thuộc “dương” để bổ sung. Những thực phẩm loại này gồm có gan, trứng, đường nâu hoặc đỏ, táo tàu…có tác dụng tiêu hàn bổ khí. Chứng bệnh thuộc “dương” như huyết áp cao, viêm nhiễm, cần bổ sung thực phẩm có tính “âm” như dưa hấu, đậu xanh, hạt sen, dưa chuột… các loại thực phẩm này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ hỏa. Tất cả các loại nguyên liệu thực phẩm có chức năng điều hòa sự cân bằng âm dương trong cơ thể được chia thành “nhiệt, ôn, lương, hàn”, nhiều loại thảo dược Trung Quốc cũng được xếp vào bốn loại thuộc tính như chức năng của các loại thực phẩm này. Chế độ ăn uống cần dựa trên tình trạng sức khỏe “hàn giả nhiệt chi”, “nhiệt giả hàn chi”, “hư tắc bổ chi”, “thực tắc tả chi”. Ví dụ, da vàng nhợt nhạt phản ánh có bệnh về lá lách và dạ dày (chứng hư và hàn), nên ăn các loại thực phẩm có tính “ôn và nhiệt” như gừng, sả; mặt đỏ miệng khô nóng là chứng “thượng hỏa” (bốc hỏa, nóng) cần ăn thực phẩm có tính “hàn” như dưa hấu để giải nhiệt, ngược lại, nếu ăn những thực phẩm có tính “nóng” như ớt thì sẽ làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Những nguyên tắc về chế độ ăn uống này, có thể được tạm hiểu là “âm suy” cần bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng và có tính “dương”; “dương thịnh” hay còn được gọi là chứng “bốc hỏa” cần phải ăn một số loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, chất xơ và có tính “âm”. Lí Thời Trân cũng đưa ra một số loại thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh gan, bệnh tim, lá lách, bệnh phổi, bệnh thận, trong đó ông đã vận dụng tư tưởng triết lý âm dương ngũ hành để nói rõ những ảnh hưởng và tác dụng của các loại thực phẩm đối với cơ thể con người. Không chỉ có Lí Thời Trân, các thầy thuốc đông y, những nhà dưỡng sinh học, y dược học trong lịch sử y học Trung Hoa đều căn cứ vào triết lý âm dương ngũ hành để giải thích quan điểm chữa bệnh của mình.

Nói chung, triết lý “âm dương ngũ hành” nhấn mạnh việc nắm bắt kết cấu của quy luật hòa hợp nội tại trong vũ trụ, nhấn mạnh sự thống nhất và tương đồng giữa con người và thiên nhiên. Vì vậy, triết lý “âm dương ngũ hành” có vai trò quyết định trong việc xây dựng lên kết cấu “ngũ vị” trong ẩm thực, từ góc độ của triết học đã xây dựng lên cơ sở lý luận của triết lý “hòa hợp” trong văn hóa ẩm thực; có tác dụng giúp con người có phương pháp và cách thức lựa chọn thực phẩm với tiêu chuẩn tốt nhất cho sức khỏe. Tư tưởng triết lý “âm dương ngũ hành” chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động ẩm thực của Trung Hoa.

Nền ẩm thực Trung Hoa quả thật có rất nhiều vấn đề rất thú vị chờ đón du khách khám phá. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không đặt ngay cho mình một tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism để tự mình tìm hiểu nhiều hơn về nền ẩm thực đặc sắc này?

Âm Dương gia (giản thể: 阴阳家, phồn thể: 陰陽家, bính âm: Yīnyángjiā) là một trong những học phái chủ lưu tại Trung Quốc vào thời Đông Chu Chiến quốc. Học phái này lấy học thuyết Âm dương - Ngũ hành làm tôn chỉ, tên cổ là Âm Dương gia, cũng gọi là Ngũ Hành gia, Âm Dương Ngũ Hành gia.

Trong Luận lục gia yếu chỉ, Tư Mã Đàm liệt Âm Dương gia làm học phái đứng đầu lục gia; Hán thư - Nghệ văn chí liệt học phái này vào "cửu lưu".

Âm - Dương vốn chỉ hai hiện tượng / sự vật đối lập nhau, "một âm một dương gọi là đạo"[a] (Chu Dịch - Hệ từ truyện). Âm Dương gia đem tác dụng mâu thuẫn của âm và dương suy diễn thần bí hóa.

Trâu Diễn được coi là người sáng lập ra Âm Dương gia.[1] Học thuyết của ông cố gắng giải thích vũ trụ theo các lực cơ bản trong tự nhiên: sự bổ sung lẫn nhau của âm (tối, lạnh, nữ giới, tiêu cực) và dương (ánh sáng, nóng, nam giới, tích cực) cùng với ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Trong những ngày đầu, học thuyết này có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại nước Yến và Tề. Trong thời kỳ sau, học thuyết nhận thức luận này có ý nghĩa trong cả triết học và niềm tin phổ biến. Những lý thuyết do học phái này đưa ra được hấp thụ vào Đạo giáo và y học cổ truyền Trung Quốc. Các văn bản sớm nhất còn tồn tại về nó là Mã vương đôi và Hoàng Đế nội kinh.

Trâu Diễn (305 - 240 TCN) là một nhà triết học Trung Quốc cổ đại nổi tiếng và là nhà tư tưởng đại diện Âm Dương gia trong thời đại Bách gia chư tử của triết học Trung Quốc; là học giả nổi tiếng của Tắc Hạ học cung ở nước Tề. Joseph Needham, một nhà tội phạm học người Anh đã mô tả Trâu Diễn là "người sáng lập thực sự của tất cả các tư tưởng khoa học Trung Quốc". Những lời dạy của ông đã kết hợp và hệ thống hóa hai lý thuyết trong thời Chiến Quốc: Âm Dương và Ngũ hành.

Trong triều đại nhà Hán, các khái niệm của học phái này được tích hợp vào hệ tư tưởng Nho giáo, Trương Thương (253 - 152 TCN) và Đổng Trọng Thư (179 - 104 TCN) là những nhân vật chính trong quá trình này.

Học phái Âm Dương gia sau thời Ngụy Tấn đã không còn tồn tại. Hán thư - Nghệ văn chí ghi lại Âm Dương gia có các tác phẩm tiêu biểu là "Nhị thập nhất gia, tam bách lục thập cửu thiên", nhưng đều không còn lưu truyền tới ngày nay. Nhưng từ Xuân Thu phồn lộ của Đổng Tọng Thư vẫn có thể nhìn đến một ít nội dung về học thuyết của Âm Dương gia.

Các tư tưởng "Âm Dương", "Ngũ hành" trong thời kỳ Chiến Quốc hợp nhất với tư tưởng Đạo gia, Phương Tiên đạo hình thành học phái Hoàng Đế; trong triều đại nhà Hán, dung hợp với học thuyết của Lão Tử hình thành Hoàng Lão đạo, về sau dần diễn biến trở thành Đạo giáo hiện tại.

Học thuyết của Âm Dương gia là một thành phần quan trọng trong hệ tư tưởng của Trung Quốc trong nhiều ngàn năm, nó cụ thể hóa sự ảnh hưởng của thế giới tự nhiên tới con người.

  1. ^ Nhất âm nhất dương chi vị đạo (一陰一陽之謂道)

  1. ^ “Zou Yan”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Âm_Dương_gia&oldid=67822117”