Tích cực chủ động dám nghĩ dám làm là gì

Mục lục

  • Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm
      • Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 1
      • Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 2
      • Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 3
      • Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 4

Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 1

Thực sự trong cuộc sống có biết bao nhiêu điều khó khăn và có cả  những thử thách này ta như thấy được cứ mỗi người chúng ta ai cũng có những dự định. Mỗi người chúng ta luôn lại có như hoài bão, kế hoạch, ước mơ… riêng của mình. Nhưng ta cũng phải biết được rằng không phải ai cũng quyết tâm hiện thực hóa những kế hoạch, ước mơ đó được một các rõ ràng. Và bước đầu tiên ta cũng phải hiểu được rằng chúng ta phải “Dám nghĩ dám làm” thì ước mơ mới đến được và thành công. Còn chỉ có nghĩ mà không dám là thì biết bao giò mới chạm vào thành công cơ chứ.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng thật hay “Dám nghĩ dám làm”. Dễ nhận thấy được chính trong câu tục ngữ trên, trước tiên ta cần phải nắm hiểu rõ cụm từ: “Dám nghĩ là gì? Thực sự chúng ta cũng có thể hiểu ở đây, dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm. Hay chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất kì quan điểm khác tác động lên. Và hơn hết chính là việc chúng ta cũng luôn luôn phải tự chủ suy nghĩ mà mình đã nghĩ tới trong đầu mà người khác không thể nghĩ tới.

Còn nếu như mỗi người chúng ta mà lại “Dám làm là gì?” ở đây có thể hiểu là hành động không chỉ là nhận thức trong suy nghĩ tư tưởng. Và hành động này dường như được hiểu đó chính là dám thực hiện đứng lên hành động một cách tự động không có hề có sự tác động từ bên ngoài. Vậy nên, thực sự ta như thấy được câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” dường như cũng đã nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có nhiều ý kiến bàn luận vấn đề. Hơn hết đó chính là chúng ta cũng như đã dám thực hiện sáng kiến của riêng mình một cách suy nghĩ hợp lý của riêng mình.

Ở một góc nhìn khác nữa mà chúng ta có thể nhận thấy được đó chính là việc “nghĩ” và “làm” là hai phạm trù khác nhau. Ta như thấy được có lúc chúng ta nghĩ nhiều thứ nhưng chúng ta lại không làm thì thật khó có thể hiện thực hóa ước mơ được.

Câu tục ngữ ngắn gọn trên cho dù chỉ có bốn từ những câu tục ngữ trên áp dụng rất nhiều trong cuộc sống xã hội. Thậm chí, ta như đã thấy được rằng cũng như đã có những bài học sống động được thể hiện qua nhân vật chú Dế Mèn qua “Dế Mèn phưu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài cũng đã đi một cuộc hành trình phưu lưu của mình, chú đã dám nghĩ và quan trọng hơn là dám làm để có được những bài học hoàn thiện bản thân

Thế rồi ta như thấy được chính trong xã hội hay công việc khi người khác đưa ra quan điểm sai lệch mình có thể đứng lên dám đưa ra quan điểm đúng đắn. Hơn nữa ta như thấy được việc thực hiện không bao giờ chịu khuất phục bởi những cái xấu đấu tranh bảo vệ lập trường của mình. Thực sự đó là quan điểm sai lệch không đúng với nhân cách đạo đức con người được suy nghĩ, hành động một cách bồng bột. Ta cũng như phải hiểu được rằng “dám nghĩ dám làm” cũng chính là điều ta cần phải gạt bỏ và hiểu rõ vấn đề.

Nhưng hơn hết, chusnhg ta cũng cần phải hiểu được rằng việc chúng ta “dám nghĩ dám làm” là sự động viên, đồng thời cũng chính là sự khuyến khích của cha ông ta với những ai dám thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình. “Nghĩ” thì dễ, làm mới là khó. “Nghĩ” thì là một việc không khó, ai ai cũng có thể nghĩ được. “Làm” lại là một việc khác. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết được rằng để hiện thực từ lời nói đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm là điều không hề dễ dàng chút nào.

Câu tục ngữ thật đặc sắc, ngắn gọn “Dám nghĩ dám làm” khuyên ta rằng hãy dám đưa ra quan điểm cũng như những ý kiến riêng của mình một cách đúng đắn. Chúng ta dám ước mơ thì quan trọng hơn chúng ta cũng cần phải thực hiện được ước mơ đó chứ không phải nghĩ xong rồi để đó.

Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 2

Mỗi chúng ta luôn có những ước mơ, những hoài bão dù là nhỏ bé hay lớn lao cho riêng mình, lấy đó là mục tiêu, lý tưởng sống. Có những ước mơ trở thành hiện thực nhưng trái lại có những ước mơ chỉ mãi là một câu ước trong lòng thậm chí còn không ai biết đến nó trừ chính bản thân. Làm sao để có thể đạt được mục tiêu, lý tưởng chúng ta đề ra? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Ông cha ta cũng từ đó đưa ra lời khuyên rằng cần phải: “Dám nghĩ dám làm”.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Henri

Câu tục ngữ này chỉ bằng bốn từ ngắn gọn nhưng chứa đựng cả một bài học sâu sắc cho chúng ta. Trước hết “dám nghĩ” là những suy nghĩ một cách chủ động, tích cực mang màu sắc riêng của chính cá nhân đó mà không bị tác động, ép buộc bởi người khác. Có những suy nghĩ mà là cả sự tư duy, sáng tạo của chủ thể để đản bảo rằng không ai nghĩ như vậy. Những suy nghĩ của ta phải không liên quan tới một quan điểm nào từ người khác sau đó đưa tới hành động. Từ những suy nghĩ chúng ta sẽ đưa ra dự định, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện cái suy nghĩ trên. Tất nhiên rằng việc này không hề dễ dàng bởi vì nếu dễ, nếu không tổn hại gì đến bản thân thì có thể đơn giản thực hiện. “Dám nghĩ, dám làm” còn bởi vì nếu thực hiện sẽ xảy ra một vài nguy cơ nào đó. Dám làm là hành động thực tế, biến những kế hoạch trong đầu hay trên giấy tờ thành hoạt động thực tế.

“Dám nghĩ dám làm” là một quan điểm đúng đắn đưa chúng ta đến với việc kiếm tìm mục tiêu của cuộc sống, mục tiêu cho chúng ta phấn đấu. Không nhất thiết việc chúng ta nghĩ là bắt buộc phải thành công. Tiếp đó là “nghĩ” không phải chỉ có một, duy nhất mà còn nhiều cái khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, hay đặt những suy nghĩ xa vời thực tế bởi khi đó chúng ta sẽ không thực hiện được. “Nghĩ” và “làm” có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi bắt đầu làm một cái gì đó chắc chắn trong đầu sẽ có suy nghĩ, hình thành các bước thực hiện. Hay ngược lại có nhiều suy nghĩ đã được hiện thực hóa thành hành động. Ví như những doanh nghiệp luôn cần những ý tưởng để phát triển, có thể là ý tưởng về sản phẩm mới, về cách quảng bá…. Điều này rất cần thiết và được coi trọng. Nhiều khi nhờ những ý tưởng, suy nghĩ khác người nên nhân loại mới phát triển được. Tiêu biểu đó là sự ra đời của máy bay chẳng hạn. Khi đó không ai có thể nghĩ rằng con người có thể bay lượn trên trời như chim, có thể vượt đại dương qua đường không và khi có người lên ý tưởng rằng con người “bay” đã đem lại không ít những lời chế nhạo, cho là điên rồ, hoang tưởng. Nhưng chính những ý tưởng như vậy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà khoa học. Họ dám nghĩ đến những thứ dường như không tưởng và bỏ ra nhiều năm, thậm chí là cả cuộc đời để nghiên cứu, tiến hành. Nhờ vậy có những phát minh làm thay đổi cả thế giới.

Nói đến “Dám nghĩ, dám làm” không thể không nhắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Sinh ra và lớn lên trong thời kì tăm tối của đất nước, chứng kiến đất đước oằn lưng gánh chịu những gông cùm, ách áp bức bóc lột Bác luôn mong muốn có thể làm gì đó để giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ. Không dừng lại lòng yêu nước, mong ước mà Bác đã thực hiện nó bằng cách ra đi tìm đường cứu nước, ra đi bằng đôi bàn tay trắng và đi qua nhiều nước. Đó là một điều mà ít ai dám làm nhất là việc đi ngược lại với các bậc tiền bối khi không chọn đến các nước phương Đông mà Bác đến các nước phương Tây, thậm chí là tại ngay nước Pháp. Trải qua biết bao gian khổ nhưng Bác vẫn kiên trì thực hiện mơ ước của mình, thấy được con đường giải phóng cho dân tộc.

Dám nghĩ dám làm” là câu tục ngữ đem lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho mọi thế hệ mà đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta cần sự sáng tạo, có những suy nghĩ mang màu sắc của riêng mình và khi đã có ước mơ hay hết sức mình thực hiện biến điều đó thành sự thật.

Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 3

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những quyết định về ước mơ, hoài bão, kế hoạch cho chính bản thân mình. Nhưng hầu hết những ước mơ đó lại bị cản trở bởi vô vàn khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt, nên không phải ai cũng sắn sàng đương đầu để biến những ước mơ hoài bão của mình thành sự thực. Câu tục ngữ: “ Dám nghĩ dám làm” của ông cha ta ngày xưa như một nguồn động lực quý giá tới mỗi người.

Để hiểu hơn về câu nói chúng ta cần phải phân tích câu tục ngữ. Đầu tiên là “dám nghĩ”, nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi “dám nghĩ” là gì? Dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm. Hay chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất cứ một quan điểm nào để rồi từ suy nghĩ đó sẽ dẫn đến hành động, mặc kệ những sự áp đặt, sắp xếp của người khác.

Xem thêm:  Kể lại một việc làm khiến em cảm thấy ân hận

Từ những ý nghĩa đó, sẽ cho ta được những dự định và lên kế hoạch thực hiện công việc đó. Tuy nhiên để thực hiện được suy nghĩa đó không phải là điều dễ dàng. Vế sau của câu tục ngữ đã nói đúng với hiện trạng này. Ta có thể  hiểu: “dám làm” là hành động trong suy nghĩ và tư tưởng. Và hành động này phải được tự giác thực hiện mà ít chịu tác động của vô số các nhân tố bên ngoài.

Vậy nên, thực sự ta như thấy được câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm” đã nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có những bình luận khác về suy nghĩ đó. Hơn hết đó chính là chúng ta người đã suy nghĩ và dám thực hiện cái suy nghĩ đấy. Nhiều người cho rằng hai hành động “nghĩ” và “làm” có sự không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại không phải vậy, nó lại có sự ràng buộc lẫn nhau cái này liên quan đến cái kia. Nhiều doanh nhân thành đạt đã từng nói: “dám nghĩ dám làm sẽ thành công”, đương nhiên họ cũng sẽ dám thất bại, dám đứng lên, dám nhận trách nhiệm,..đó không phải là những đức tính quý đáng được phát huy của con người hay sao?

Ví dụ rõ nhất cho câu nói này là Bác Hồ. Bác đã thể hiện sự dám nghĩ dám làm của mình một cách táo bạo để thực hiện ước mơ của mình. Bác hồ được sinh ra và lớn lên trong thời kì pháp đô hộ Việt nam. Nhìn nhân dân ngày ngày bị bọn đô hộ tàn bạo áp bức bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực. Với ước mơ giúp được nhân dân thoát khỏi cảnh nô lệ, đất nước thoát khỏi sự xâm lược của thực dân. Bác hồ đã thực hiện ước mơ của mình bằng nhiều hành động.Mặc dù các tiền bối đi trước đã tìm ra con đường cứu nước nhưng tất cả đều thất bại. Điều đặt ra bây giờ là phỉa tìm ra một con đường cứu nước mới đúng đắn hơn. Năm 1911, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba trên khắp đại dương mênh mông với chân phụ tàu. Bác vừa làm việc vừa học tập. Với tình yêu quê hương đất nước đã là một nguồn động lực thúc đẩy việc học tập của Bác nhanh chóng hơn. Đến năm 1917, khi Bác đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn- đó chính là con đường cách mạng vô sản.  Như vậy Bác đã hoàn thành một nửa ước mơ, hoài bão của mình. Đó chính là ví dụ thực tế có thật cho câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm”. Bên cạnh đó còn có những con người dám nghĩ dám làm và đã đạt tới thành công như  Bill Gates, Thomas Edison,…với những suy nghĩ táo bạo nhưng đã để lại cho đời nhiều thành tựu lớn, được ứng dụng rộng rãi. Và cũng chẳng quên được câu chuyện về game di động Flappy Bird và lập trình viên Nguyễn Hà Đông đã xôn xao, đón nhận của xã hội, mở ra nhiều hướng mới sự sáng tạo không giới hạn của con người, nguồn thu nhập tăng cao theo.

Với con người ngày nay đặc biệt là thế hệ trẻ ngày ngay thì câu tục ngữ này như muốn nhắc nhở rằng hãy đừng để tuổi trẻ trôi qua một cách lãng phí mà hãy thực hiện một điều gì đó thật mới mẻ liều lĩnh nhưng phải có suy nghĩ đúng đắn, để rồi sau này khi về già ta không còn hối tiếc nữa. Ở độ tuổi này con người thường dám nghĩ, dám làm ôm ấp nhiều hoài bão, khát vọng lớn lao về một tương lai tươi sáng, đưa đất nước phát triển hơn.

Có thể nói câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm” đã để lại cho ta những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Mỗi chúng ta cần thể hiện sự táo bạo, sáng tạo có hiều sáng kiến mới dám thực hiện những sáng kiến đó, chỉ có thực hiện những ý nghĩa mà mình đã nghĩ ra rồi bạn sẽ nhận lại được sự thành công xứng đáng, đem lại những sự đổi mới, khác biệt cho tương lai của chính bản thân ta, xa hơn nữa là cho đất nước.

Giải thích câu tục ngữ: Dám nghĩ dám làm – Bài làm 4

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta ai cũng có những dự định, hoài bão, kế hoạch, ước mơ… riêng của mình nhưng không phải ai cũng quyết tâm hiện thực hóa những kế hoạch, ước mơ đó.

Nhiều người đã thất bại nhưng cũng có nhiều người thành công bởi quyết tâm thực hiện mục tiêu cuộc đời mình. Chẳng vậy mà, cha ông ta từ xa xưa đã đúc kết một câu tục ngữ rất hay để nói về điều này, đó là “dám nghĩ dám làm”.

Trong câu tục ngữ trên, trước tiên ta cần phải nắm hiểu rõ cụm từ: “Dám nghĩ là gì?. Có thể hiểu ở đây, dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm, ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất kì quan điểm khác tác động lên. Và tự chủ suy nghĩ mà mình đã nghĩ tới trong đầu mà người khác không thể nghĩ tới.

Xem thêm:  Em hãy viết bài văn để thuyết phục các bạn chăm học hơn

Còn “Dám làm là gì?” ở đây có thể hiểu là hành động không chỉ là nhận thức trong suy nghĩ tư tưởng mà là dám thực hiện đứng lên hành động một cách tự động không có hề có sự tác động từ bên ngoài. Vậy nên câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có nhiều ý kiến bàn luận vấn đề, dám thực hiện sáng kiến của riêng mình một cách suy nghĩ hợp lý của riêng mình.

Ở một góc nhìn khác: “nghĩ” và “làm” là hai phạm trù khác nhau. Có lúc chúng ta nghĩ nhiều thứ nhưng chúng ta lại không làm. Chỉ khi nào, nghĩ đi đôi với làm thì giữa chúng mới có mối quan hệ với nhau.

Dù chỉ có bốn từ những câu tục ngữ trên áp dụng rất nhiều trong cuộc sống xã hội, thậm chí đã có những bài học sống động được thể hiện trong những tác phẩm văn học nổi tiếng như “Dế mèn phiêu lưu kí” của Nhà văn Tô Hoài. Trong phần chương ba của phân truyện về một chú dế mèn luôn thích sống tự do, muốn khám phá, hiểu biết thế giới bên ngoài bằng cách đi đây đi đó, khám phá mở mang kiến thức bên ngoài.

Trong chuyến hành trình của mình trên đường đi Dế Mèn thấy một sự việc chị nhà trò yếu ớt, ốm yếu đang bị bọn nhện bắt nạt, ức hiếp một cô gái nhỏ bé như vậy dế mèn nhìn thấy không thể làm ngơ trước sự việc đó đứng lên dạy dỗ, đấu tranh bảo vệ chị Nhà Trò khỏi sự ức hiếp của lũ nhện xấu xa.

Trong xã hội hay công việc khi người khác đưa ra quan điểm sai lệch mình có thể đứng lên dám đưa ra quan điểm đúng đắn và thực hiện không bao giờ chịu khuất phục bởi những cái xấu đấu tranh bảo vệ lập trường của mình. Đó là quan điểm đúng đắn trong cách suy nghĩ trong cách suy nghĩ có một số hiện sai lệch trong cuộc sống cần phải khắc phục “Dám nghĩ dám làm” không phải là giám đưa ra ý nghĩ xấu xa hay vội vàng không đúng đắn, suy nghĩ bất chấp những quan điểm trái chiều mà vẫn thực hiện như hành động giết người, trộm cắp là một vấn nạn trong xã hội bằng cách thực hiện của những tội phạm nguy hiểm dù biết trước sẽ bị sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Đó là quan điểm sai lệch không đúng với nhân cách đạo đức con người được suy nghĩ, hành động một cách bồng bột đó là điều ta cần phải gạt bỏ và hiểu rõ vấn đề. Trong câu tục ngữ chỉ tán thành quan điểm đúng đắn trong suy nghĩ, hành động đúng đắn có lợi ích tốt cho cá nhân mỗi người, cộng đồng xã hội.

Nhưng hơn hết, “dám nghĩ dám làm” là sự động viên, khuyến khích của cha ông ta với những ai dám thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình. “Nghĩ” thì dễ, làm mới là khó. “Nghĩ” ai cũng có thể nghĩ được. Làm, ai cũng có thể làm được. Nhưng để hiện thực từ lời nói đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm là điều không hề dễ dàng chút nào.

Từ trong xã hội phong kiến cho đến xã hội hiện đại, chúng ta đã chứng kiến biết bao những nhân vật, con người thành công trong việc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, những doanh nhân thành đạt, ngoài những yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân hòa, thì sự quyết tâm “dám làm” của đã đưa họ đến thành công.

Chẳng suy nghĩ đâu xa, nhiều bạn học sinh nghèo đã vượt qua khó khăn đỗ đạt vào những trường học danh tiếng với điểm số cao, nhiều cử nhân xuất sắc đã tạo dựng được sự nghiệp của mình bởi không chỉ “dám nghĩ” mà “dám làm”.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, thái độ “dám làm” cũng cần phải dựa trên khả năng của chính mình. Đưa ra ý tưởng hay, sáng kiến tốt nhưng điều kiện hoàn cảnh của mình không thể thực hiện được, không chịu sự góp ý, phê bình mà cứ “nhắm măt” thực hiện có thể cho bạn sự thất bại.

Tóm lại, câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” khuyên ta rằng hãy dám đưa ra quan điểm, ý kiên riêng của mình một cách đúng đắn và giám đấu tranh, bảo vệ quan điểm của mình không phụ thuộc bất kì thế lực nào khác tác động lên lập trường của mình cũng giống như câu xưa có nói “Giám ước mơ, giám thực hiện” Câu tục bao trùm giá trị nhân đạo sâu sắc.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích cho câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” hay nhất. Chúc các bạn viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé!