Tiêm thuốc vero cell bao lâu tiêm mũi 2

Tiêm thuốc vero cell bao lâu tiêm mũi 2

Người đã tiêm vắc xin VeroCell được ưu tiên tiêm mũi 3 (Ảnh minh họa)

Theo đó, để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, Bộ Y tế đề nghị:

*Tiêm liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) bao gồm:

+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...;

+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V (Đối tượng mới bổ sung).

- Loại vắc xin: cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA.

- Khoảng cách: Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng

(Trước đây, Công văn 10225/BYT-DP yêu cầu tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin).

Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

*Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.

- Loại vắc xin: nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Trước đây, Công văn 10225/BYT-DP yêu cầu tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung).

Công văn 10722/BYT-DP ban hành ngày 17/12/2021 và thay thế Công văn 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hiện nay nhiều người dân băn khoăn việc quá thời gian khuyến cáo nhưng chưa được tiêm mũi thứ 2 vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và có phải tiêm lại từ đầu hay không?

Tiêm thuốc vero cell bao lâu tiêm mũi 2

Theo Bộ Y tế cho biết đến nay, nước ta đã tiêm chủng hơn 17,36 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó hơn 1,8 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Hiện có 5 loại vaccine đang được cấp phép tiêm ngừa là: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vắc-xin này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19.

Tùy từng loại vaccine mà có thời gian tiêm giữa hai mũi khác nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc-xin Covid-19 cụ thể như sau:

  • Vaccine AstraZeneca từ 8 – 12 tuần mới thực hiện tiêm mũi 2

  • Vaccine Sputnik VPfizer tiêm mũi 2 cách mũi 1 sau 3 tuần

  • Vaccine Vero Cell khoảng cách từ 3 – 4 tuần

  • Vaccine Moderna mũi 2 tiêm sau mũi 1 là 28 ngày

Tình hình hiện tại ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung rất khan hiếm vaccine phòng COVID-19, việc tiêm mũi thứ 2 cho những người dân đã tiêm mũi 1 đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp đã bị quá hạn tiêm mũi thứ 2 một vài tuần so với khuyến cáo của các hãng sản xuất vaccine, không ít người lo ngại “liệu họ có phải tiêm lại từ đầu?”

Bác sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), cho biết những khuyến cáo về mốc thời gian tiêm chủng vaccine Covid-19 (khoảng cách thời gian giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là lý tưởng nhất và trong bối cảnh dồi dào và có sẵn nguồn vaccine.

Còn đối với tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine. “Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine”- bác sĩ Huyền khẳng định.