Tiền phạt chạy quá tốc độ xe máy

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau:

1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) .

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP );

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

2. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

3. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).

CTV: Lê Văn Ngọc.

Ô tô chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu? Xe máy chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển ô tô và xe máy chạy quá tốc độ quy định?

Lỗi chạy quá tốc độ không phải là vấn đề mới đối với pháp luật về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy, khi phân tích nguyên nhân của một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông là do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó chủ yếu là xe máy.

Sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông không chỉ ảnh hưởng tới những người bị tai nạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người thân của người điều khiển phương tiện. Tùy vào từng mức độ lỗi về chạy quá tốc độ thì sẽ có mức xử phạt khác nhau. Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có ghi nhận về mức độ lỗi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tiền phạt chạy quá tốc độ xe máy

Luật sư tư vấn luật về mức phạt lỗi chạy quá tốc độ: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mức phạt đối với xe máy chạy quá tốc độ:
  • 2 2. Mức phạt với xe ô tô chạy quá tốc độ:
  • 3 3. Ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?
  • 4 4. Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ:
  • 5 5. Ô tô chạy quá tốc độ trên 10 km/h bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy và các loại xe mô tô, xe gắn máy tượng tự phạm lỗi chạy quá tốc độ được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/giờ đến dưới 10 km/giờ thì sẽ bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng.

– Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến dưới 20 km/giờ thì sẽ bị phạt tiền từ 600 ngàn đồng đến 01 triệu đồng.

– Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/giờ trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng

– Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định thành nhóm từ hai xe trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 07 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe máy còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe với thời hạn như sau:

Xem thêm: Công an huyện có được bắt xe vi phạm trên đường quốc lộ không?

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 02 đến 04 tháng trong các trường hợp:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ.

+ Điều khiển xe chạy quá tốc cho phép dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông.

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ thành nhóm từ hai xe trở lên.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 03 đến 05 tháng trong trường hợp:

+ Chạy xe máy quá tốc độ thành nhóm từ 02 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông.

+ Đang điều khiển xe chạy thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ đã hiệu lệnh dừng xe của người đang thi hành công vụ mà không chấp hành.

2. Mức phạt với xe ô tô chạy quá tốc độ:

Đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô và các loại xe ô tô chạy quá tốc độ quy định thì căn cứ theo Điều 05 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe có thể bị phạt với mức phạt cụ thể như sau:

Xem thêm: Vượt quá tốc độ trên Quốc lộ 1A

– Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép từ 05 km/giờ đến 10 km/giờ thì bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 01 triệu đồng.

– Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ thì bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

– Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép từ 20 km/giờ đến 35 km/giờ thì bị phạt tiền từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng.

– Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định mà gây tai nạn giao thông; chạy quá tốc độ rượt đuổi nhau khi tham gia giao thông đường bộ; hoặc điều khiển xe chạy quá 35 km/giờ trở lên thì sẽ phải chịu mức phạt từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng.

Người điều khiển xe ô tô khi chạy quá tốc độ cho phép sẽ phải chịu hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe nếu vi phạm một trong các trước hợp sau đây:

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng đối với trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/giờ đến 35 km/giờ.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng đối với trường hợp

+ Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 35 km/giờ trở lên.

Xem thêm: Mức phạt vượt quá tốc độ đối với xe máy điện và xe đạp điện

+ Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến dưới 20 km/giờ dẫn đến gây tai nạn giao thông.

– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng đối với trường hợp:

+ Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ rượt đuổi nhau trên đường bộ mà đã có hiệu lệnh dừng lại của người thi hanh công vụ nhưng không thực hiện theo.

+ Tái phạm hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ rượt đuổi nhau trên đường bộ.

Thông thường mức xử phạt hành chính cụ thể sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt, tức là trung bình của mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa trong khung hình phạt đó. Ví dụ Nguyễn Văn A vi phạm lỗi chạy xe máy vượt quá tốc độ quy định 15 km/giờ, như vậy mức tiền phạt của A sẽ nằm trong khung từ 600 ngàn đồng đến 01 triệu đồng, và thông thường sẽ A sẽ phải nộp phạt 800 ngàn đồng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra A có thể phải chịu hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ hai đến bốn tháng.

Ngoài xử phạt hành chính, người điều khiển xe máy, xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn mà dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì còn phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của Bộ luật Dân sự, hoặc nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Hiện nay việc vi phạm giao thông lỗi chạy quá tốc độ đối với ô tô, xe máy có thể bị xử phạt tại chỗ, hoặc xử phạt nguội theo quy định của pháp luật. Trường hợp xử phạt tại chỗ áp dụng đối với hành vi vi phạm mà có mức phạt tiền đến 250 ngàn đồng đối với cá nhân. Đối với trường hợp mức phạt tiền cao hơn 250 ngàn đồng thì sẽ phải lập biên bản và tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Kho bạc Nhà nước) để nộp tiền phạt. Trường hợp xử phạt nguội là trường hợp người điều khiển ô tô, xe máy phạm lỗi chạy quá tốc độ và bị các thiết bị giám sát giao thông đường bộ ghi được, khi đó bên phía cảnh sát giao thông sẽ in ra các thông báo vi phạm kèm hình ảnh gửi tới Công an phường, xã phường địa phương nơi chủ phương tiện đang cư trú để thông báo mời nộp phạt.

Lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ chính là lỗi thường gặp nhất đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy, chỉ cần một chút bất cẩn là có thể để sai phạm xảy ra, chính vì vậy người lái xe khi tham gia giao thông cần phải chú ý chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia lưu thông đường bộ.

Xem thêm: Đoạn đường nào được bắn tốc độ? CSGT bắn tốc độ thế nào là đúng luật?

3. Ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp em điều khiển ô tô tham gia giao thông trên đường cao tốc quy định 50 km/h nhưng em đi tới 75 km/h .Vậy em xin hỏi trong trường hợp em vượt tốc độ quá 25 km/h thì mức xử phạt là bao nhiêu ạ? Em có bị thu bằng lái xe không? Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì hành vi của bạn sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

“6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;”

Như vậy trong tình huống này, bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.

4. Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Từ năm 2016 thay đổi vận tốc điều khiển xe trong khu vực đông dân cư

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.

Xem thêm: Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trong đô thị là 6km/h

5. Ô tô chạy quá tốc độ trên 10 km/h bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi vừa nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính “nguội” trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Trong quyết định có ghi tôi tham gia giao thông bằng ô tô vượt quá tốc độ 14 km/h trong khu vực nội thành đoạn từ Kim Mã đến Nguyễn Thái Học và mức phạt tiền của tôi là 4.000.000 đồng. Vậy thưa Luật sư, mức phạt như vậy có đúng theo quy định của pháp luật hiện hành hay không và tôi có phải chịu thêm hình phạt bổ sung không? Mong nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư! Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ghi nhận đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 3.00.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Như vậy, theo như nội dung của quyết định nói trên thì điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.

Mặt khác theo quy định của khoản 11 Điều 5, thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;