Tiền xã hội hoá giáo dục là gì năm 2024

Theo ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ GD-ĐT, năm nào cũng vậy, mỗi dịp đầu năm học mới vấn đề lạm thu lại tái diễn, mặc dù các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã vào cuộc và có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và có hình thức kỷ luật rất thích đáng.

Ông Trần Tú Khánh lý giải: Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng đó là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục, dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục. Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, để xảy ra tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa...

Ông Khánh cho biết, để hạn chế “nở rộ” các khoản thu đầu năm, Bộ GD-ĐT năm nào cũng chủ động ban hành rất sớm các văn bản để hạn chế lạm thu. Năm nay, ngay từ tháng 3 đã có văn bản gửi các địa phương hướng dẫn, chấn chỉnh lạm thu. Trong đó nêu các vấn đề cụ thể, yêu cầu các cơ quan quản lý từ địa phương, sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, đặc biệt đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục để chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, vừa rồi, vẫn tái diễn tình trạng lạm thu ở đây đó trên nhiều địa phương cho thấy tư duy, cách thức thu và quản lý tài chính huy động từ nguồn xã hội hóa vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng với phụ huynh, các nhà tài trợ.

“Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện” – ông Khánh nói.

Văn bản 1029 của Bộ GD-ĐT gửi tất cả các địa phương có nhiều nội dung, đặc biệt trong đó có nội dung chấn chỉnh tình trạng lạm thu, yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kế hoạch kêu gọi, tài trợ, xã hội hóa, tất cả các vấn đề liên quan đến thu chi năm học để quán triệt trước và đầu năm học.

Cùng văn bản 1029, Bộ GD-ĐT đã rà soát để sửa đổi Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư 29 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là Thông tư 55 để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục, địa phương mượn danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định.

Thông tư 55 quy định rõ những gì Hội cha mẹ học sinh được làm, những gì không được làm. Chẳng hạn, Hội cha mẹ học sinh chỉ thu những khoản thu để phục vụ cho hoạt động chứ không thu các khoản quyên góp, tài trợ các việc để chi các chi phí quản lý, xây dựng cơ sở vật chất trong trường học. Điều này, trong Hội cha mẹ học sinh nhiều người cũng chưa nắm được, hoặc hiểu chưa rõ về trách nhiệm quyền hạn của mình mặc dù qua truyền thông đã thông tin rộng rãi. Hiện nay, Bộ đang lấy ý kiến rộng rãi để bổ sung, sửa đổi thông tư 55. Bên cạnh Thông tư 55, Thông tư 29 để giải quyết những vấn đề kêu gọi, cho biếu, tặng, tài trợ...

Tuy nhiên, theo Trần Tú Khánh, để chấm dứt tình trạng lạm thu, việc thu lợi dụng danh nghĩa hội cha mẹ học sinh, tạo ra môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh thì cần có sự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục địa phương, đặc biệt là Sở GĐ-ĐT phải gánh một phần trách nhiệm. Bên cạnh đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh cả nước cần hiểu đúng về huy động các nguồn thu từ xã hội. Ngoài các khoản thu kêu gọi xã hội hóa và tài trợ, nhà trường cũng rất cần sự ủng hộ của hội phụ huynh học sinh tùy mức độ khả năng của từng gia đình; nhưng tuyệt đối cấm các khoản thu áp đặt, cào bằng. Đặc biệt, nhà trường phải công khai minh bạch với các khoản thu này.

Theo phản ánh của một số phụ huynh trường Tiểu học Hoằng Thanh đến Báo Công lý, vào ngày 16/4 vừa qua, nhà trường có tổ chức họp phụ huynh và thông báo triển khai thu xã hội hóa (XHH) giáo dục với số tiền 600.000 đồng/phụ huynh để thực hiện xây dựng, bổ sung và sửa chữa một số hạng mục của nhà trường. Mục đích sửa chữa là để trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Cụ thể, các hạng mục nhà trường xây dựng, sửa chữa gồm: Lan can an toàn cho học sinh tầng 2, 3; mái che nhà vệ sinh; bảng biểu 17 phòng học và ngoài sân trường; mái che bếp ăn bán trú; nhà đa năng; thiết bị nhà đa năng,… với tổng dự toán trên 600 triệu đồng.

Tiền xã hội hoá giáo dục là gì năm 2024
Trường Tiểu học Hoằng Thanh.

Một phụ huynh (xin giấu tên) cho biết: “Gần cuối học kỳ 2, nhà trường tổ chức họp phụ huynh và thông báo thu thêm 600.000 đồng/phụ huynh tiền XHH, nhưng nhiều phụ huynh không đồng ý đóng góp khoản này. Phụ huynh cho rằng, cuối học kỳ 1, nhà trường đã phát động đóng 200.000 đồng tiền xã hội hóa và phụ huynh cũng đã đóng đầy đủ. Đến nay đã cuối năm học, nhà trường thu thêm 600.000 đồng là không phù hợp”.

Trước sự phản ứng, không đồng ý đóng góp của nhiều phụ huynh, nhà trường đã đề xuất chia làm 2 đợt đóng góp gồm: Đợt 1 là cuối kỳ 2 đóng 300.000 đồng; đợt 2 là năm học mới 2023-2024 phải hoàn thành số tiền 300.000 đồng còn lại.

Tiền xã hội hoá giáo dục là gì năm 2024
Biên bản niêm yết công khai khoản thu xã hội hóa giáo dục của trường Tiểu học Hoằng Thanh.

Trao đổi với PV Báo Công lý về sự việc trên, bà Trần Thị Lan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoằng Thanh thừa nhận, nhà trường có triển khai kêu gọi, vận động xã hội hóa giáo dục trong buổi họp phụ huynh vào ngày 16/4 vừa qua.

Bà Lan phân trần: “Trước đó, vào tháng 3/2023, Sở GD&ĐT về thanh kiểm tra để công nhận chuẩn. Để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nhà trường có xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng, bổ sung và sửa chữa một số hạng mục trong nhà trường, dự toán số tiền cần huy động là hơn 600 triệu đồng.

Nhà trường có chủ trương kêu gọi và chia thành 2 đợt, mỗi đợt là 300.000 đồng, đợt 2 là vào năm học 2023 – 2024. Nhà trường cũng chỉ mới họp phụ huynh để phổ biến và phụ huynh đóng góp ý kiến. Nhà trường chưa trình lên phòng GD&ĐT và chưa được sự đồng ý nên chưa tổ chức thu”.

Bà Lan cũng cho biết thêm, sau khi có phản ánh của phụ huynh, Thanh tra Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã về làm việc với nhà trường và đã lấy toàn bộ hồ sơ để làm rõ sự việc.