Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

​Thứ tư, ngày 17 tháng mười năm 2012

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa cành sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây HồMấy câu thơ lục bát trên đã thêm một lần gây xôn xao mặt sóng thế giới phẳng. Khắp trên các mặt báo, các trang mạng xã hội đã diễn ra các cuộc tranh luận từ hàng tuần nay, và đến giờ này cơ hồ còn chưa tạm lắng. Tựu trung, thì người ta tranh luận, đại để các vấn đề sau:1- Câu thơ này có đúng là của Dương Khuê (1839 - 1902)  không? Có tư liệu Hán Nôm nào chép mấy câu thơ này không? Chữ "canh" chép chữ canh là canh  羹 (món canh, bát canh/súp) hay canh 更 là canh khuya, canh giờ, canh chầy?2- Canh gà Thọ Xương là "món canh gà" hay là canh giờ, canh khuya?3- Thọ Xương ở trong mấy câu thơ trên là địa danh ở đâu?.

Nguyễn Xuân Diện:


1.Đã tìm thấy câu thơ ...  "Canh gà Thọ Xương" trong "Dương Gia phả ký"

Trước hết, cho đến nay, sau nhiều năm tìm hiểu về thi văn của các tác gia họ Dương ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây cũ) [ít nhất là từ năm 1993], chúng tôi chưa từng gặp một văn bản Hán Nôm nào chép bài thơ trên.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

​Bức thư của Ông Dương Nghiệp Bảo (Bernard Donge), lúc đang giữ chức Tổng thanh tra Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB, trụ sở tại Philippines gửi Nguyễn Xuân Diện đề ngày 18.10.1994. Khi ấy, vì ông mới chỉ đọc bài viết, chưa gặp nhau nên ông gửi thư cho "Cụ Nguyễn Xuân Diện"(năm ấy 24 tuổi). Ông Dương Nghiệp Bảo là cháu nộihậu duệ Cụ Dương Lâm.Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu "Dương Gia phả ký", bản đánh máy chữ quốc ngữ trên giấy tây, do Dương Thiệu Cương lập vào cuối mùa hạ năm Quý Sửu (1973) và được Dã Lan Nguyễn Đức Dụ in ấn. Cuốn này chúng tôi có copy được 1 bản từ dòng họ Dương ở Vân Đình vào năm 1993 - 1994. "Dương Gia phả ký" gồm 122 trang, ngoài việc chép về thế thứ gia tộc họ Dương còn chép khá nhiều thơ văn, đối liễn của các tác gia họ Dương. Bắt đầu từ trang 106, có chép "thi ca của Cụ Dương Khuê, tức cụ Nghè Vân Đình, biệt hiệu Vân Trì", cũng ngay trang này, ở bài thứ hai, là bài "Hà Thành tức cảnh", gồm 4 câu thơ:

Phất phơ cành trúc trăng tà


Tiếng chuông Trấn - Võ, canh gà Thọ - Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Dịp chày An - Thái, mặt gương Tây - Hồ.

Như vậy, căn cứ theo đầu bài thì đây chính là  cảnh ở Hà Thành tức là Hà Nội, và Thọ Xương là tên địa danh thuộc Hà Nội. 

*Trong sách Tâm trạng Dương Khuê - Dương Lâm, Nxb KHXH, Hà Nội, 2005, tác giả Dương Thiệu Tống cho biết:"Bài thơ này chép và chú thích theo Dương gia phả ký và Luận đề về Dương Khuê"(trang 129). (Nguyễn Duy Diễn:Luận đề về Dương Khuê. Nhà in Khai trí, Sài Gòn, 1960, trang 160). Như vậy, từ năm 1960, tài liệu Luận đề về Dương Khuê đã khẳng định bài Hà thành tức cảnh là của Dương Khuê.

Nhưng xưa hơn thế, sách Văn đàn bảo giám, tuyển tập thơ ca do Trần Trung Viên sưu tập, do Dương Bá Trạc đề tựa, Tản Đà đề tựa năm 1934...gồm 3 tập xuất bản lần đầu từ năm 1926 đến năm 1938 thì trọn bộ. Văn đàn bảo giám cũng khẳng định Hà Nội tức cảnh là của tác giả Dương Khuê. Tuyển tập thi ca Văn đàn bảo giám xuất bản chỉ cách năm Dương Khuê tạ thế (1902) khoảng hai ba chục năm, vì thế, có thể tin được. 

Dưới đây là ảnh chụp vài trang liên quan trong Dương Gia phả ký:


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

Nguyễn Ngọc Thanh:2.“Canh gà Thọ Xương” có thực sự là món súp gà hay không? .
Blog người hiếu cổ - Thời gian gần đây, nổi cộm trên các phương tiện thông tin đại chúng là chuyện cô giáo dạy cho các em học sinh câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương” rằng: “Canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng, đặc sản của làng Thọ Xương”. Ngay khi tin này được đăng thì dư luận đã có những phản hồi vô cùng quyết liệt, rằng cô giáo dạy sai. Ngay sau đó tôi lại đọc được thông tin rằng cô giáo đó đã bị đánh nhập viện!!!

Tôi trên những hiểu biết cá nhân thì thấy quả thực cô giáo này không đáng phải chịu búa rìu dư luận lớn đến vậy. Vì sao? Vì cô ấy quả thực đã sai, nhưng cái sai đó lỗi không hoàn toàn ở cô ấy…

                                              *

Dưới đây, tôi xin viết đôi điều để bạn đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về bài “ca dao” có cụm từ “canh gà Thọ Xương” gây tranh cãi:Bài “ca dao” gây tranh cãi trên thường được biết đến với nội dung:

“Gió đưa cành trúc la đà


Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ” (A)

Hoàn toàn ta thấy đây là một bài tả cảnh Hà Nội với các địa danh: chùa Trấn Vũ, ngõ/huyện Thọ Xương, làng Yên Thái (An Thái), và Tây Hồ. Tuy nhiên ngay về vấn đề văn bản của bài này đã là vấn đề không rõ ràng rồi, các sách giáo khoa cũng như các sách lịch sử văn học tôi cũng chưa thấy ghi rõ. Vì vậy, việc xác định văn bản học của bài thơ này chủ yếu dựa vào những ghi chép của các thế hệ đi trước. Trong cuốn sách “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy[1] có ghi chép khung cảnh Hà Nội:

"Những buổi sớm tinh sương mùa đông, khách dạn sương đi trên đường Thanh Niên không thấy trời, không nhìn rõ mặt nước, trên đầu cành lá rũ nặng giọt, bên trái lung linh ánh trăng úa hạ huyền; lúc ấy lòng lâng lâng, không ngâm mà cũng như ngâm câu thơ cổ: Phất phơ ngọn trúc trăng tà... Gà xóm bên hồ đã gáy, chuông hồi đã đổ dồn, đồng bào Bưởi đã dậy giã dó từ lâu. Mặt trời mới hé trên đê Yên Phụ mở ra một tấm gương phẳng lặng rắc phấn hồng”

Qua mô tả của Hoàng Đạo Thúy, ta dễ dàng thấy được nội dung trùng khớp với bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của Dương Khuê (1839 - 1902) với nội dung:

“Phất phơ ngọn trúc trăng tà


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày An Thái, mảnh gương Tây Hồ”[2] (B)Vì vậy, “canh gà” ở đây không nói đến món canh/súp gà. Tôi cũng nghe một số biện giải của nhiều người là nghe kể ngày xưa ở Thọ Xương cũng có món canh gà nổi tiếng, nhưng đa phần đều là tư biện và không có căn cứ.

Tạm gác chi tiết “canh gà”, ta đi vào tìm hiểu một chút diễn biến văn bản của bài thơ này.

Sách Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm[3] , Dương Thiệu Tống là cháu của Dương Khuê có ghi dòng nhận xét về câu lục mở đầu: "Có người đã sửa đổi câu thơ này là Gió đưa cành trúc la đà, nhưng có lẽ là sai vì làm mất đi ý nghĩa ẩn dụ của toàn câu mà chỉ có ý nghĩa tả cảnh mà thôi".

Vấn đề nảy sinh ở đây là: Ai đã sửa câu lục trong bài thơ này thành “Gió đưa cành trúc la đà”?

.Tôi liên tưởng tới một bài thơ khác tả cảnh Huế khá giống bài thơ của Dương Khuê là:"Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.


Thuyền về xuôi mái sông Hương,
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay” (C)

Bài thơ này cũng đã được phổ thành nhạc trong bài hát “Thương về cố đô” của nhạc sĩ Châu Kỳ, khi đó bài thơ này đã được công nhận như một bài ca dao trong kho tàng Văn học dân gian Bình Trị Thiên (1987), nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ dùng nó như một chất liệu sáng tác mà thôi. Một hồi tìm kiếm, tôi mới thấy hai câu thơ đầu xuất hiện trong cuốn hồi ký “Mười ngày ở Huế”[4], nói về quãng thời gian ở Huế của học giả Phạm Quỳnh. Trong đó có viết một đoạn tả cảnh Huế như sau: 

“Gió đưa cành trúc la đà


Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

Cả cái hồn thơ của xứ Huế như chan chứa trong hai câu ca ấy. Chùa Thiên Mụ là một chốn danh lam, có cái tháp bẩy từng, ở ngay trên bờ sông Hương, làng Thọ Xương thì ở bờ bên kia. Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa văng vẳng ở giữa khoảng giời nước long lanh mà cảm đặt thành câu ca cho con trẻ hát, ấy mới rõ cái tính tình của người xứ Huế.” (Phần IV)

Như vậy là học giả Phạm Quỳnh đã dùng ý tứ của thơ Dương Khuê để viết lại cho hợp với cảnh và địa danh ở Huế, có chùa Thiên Mụ và có làng chài Thọ Xương (còn có tên là Thọ Khương, Thọ Cương, Long Thọ). Chúng ta có thể đưa ra phán đoán:Hoặc là Phạm Quỳnh viết dựa trên thơ Dương KhuêHoặc là sử dụng chất liệu văn hóa dân gian bản địa

Nhưng dù là trường hợp nào thì văn bản (C) cũng là một chi tiết quý giá.

Vì thế, bản (A) có thể được phán đoán bằng sự “lai” giữa hai bản (B) và (C). 

.Cũng qua các chi tiết trên, mảy may không hề thấy chỗ nào đề cập đến món canh (súp) gà Thọ Xương. Hơn nữa, chúng ta cần hiểu logic bài thơ tả cảnh, đang có gió, có cành trúc, có tiếng chuông, có nhịp chày giã giấy, có mặt nước hồ long lanh, dẫu có thêm món canh (súp) gà vào cũng thật là vô duyên và không hợp lý..  

[1] Cuốn đầu in bởi Hội văn nghệ Hà Nội năm 1969, tái bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010


[2] Trích lại tài liệu theo bài của Vô Ưu trên http://www.baomoi.com
Dẫn theo Trần Trung Viên trong Văn đàn bảo giám, cuốn 3, NXB Nam Ký, Hà Nội, 1926; Mặc Lâm tái bản, Sài Gòn, 1969, trang 159; tài liệu do nhà phê bình Đặng Tiến cung cấp. Trong Thơ văn Hà Nội do Trần Huy Liệu chủ biên, cũng viết như vậy.
[3] Dương Thiệu Tống, Tâm trạng của Dương Khuê và Dương Lâm, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 2005.
[4] Quý vị độc giả có thể đọc toàn văn hồi ký “Mười ngày ở Huế” tại Blog của Phạm Quỳnh ở địa chỉ:
http://phamquynh.wordpress.com/2009/02/19/tac-ph%E1%BA%A9m-m%C6%B0%E1%BB%9Di-ngay-%E1%BB%9F-hu%E1%BA%BF/
Hoặc: Phạm Quỳnh, Mười ngày ở Huế, Nxb. Văn học, H.2001.

Nguồn: Người Hiếu cổ Blog.


11h27' ngày 17.10.2012 -----------------------------------------​Thứ năm, ngày 18 tháng mười năm 2012

ĐÃ CÓ THỂ KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN "CANH GÀ THỌ XƯƠNG"


Sự thật về chữ “canh” trong “canh gà Thọ Xương” Thứ tư 17/10/2012   23:41

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

ANTĐ - Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, để nói về tiếng gà báo canh người ta viết chữ , bát canh cũng có thể viết là . Tuy nhiên, xét về văn cảnh trong cả 4 câu, thì chữ "canh" ở đây được hiểu là tiếng gà báo canh.

·                                 Cộng đồng mạng tranh luận sôi nổi về "canh gà Thọ Xương"
·                                 Không nên từ bỏ
·                                 Từ sự cố “Canh gà Thọ Xương”: Làm thầy thật khó!Sau sự việc của cô giáo Thủy - trường THCS Lomonoxop, trên một số diễn đàn mạng, có một số ý kiến cho rằng, "canh gà Thọ Xương" là nói về ẩm thực, ý kiến này nhận được vô số lời bàn luận bởi từ trước tới nay, "canh gà Thọ Xương" luôn được giảng dạy và được hiểu là tiếng gà gáy báo canh. 

Thậm chí có người đọc còn lấy dẫn chứng rằng: “trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là 羹 (bát canh, món canh), không phải 更 (canh khuya, canh chầy)”. 

Để làm rõ hơn thực hư của chữ “canh” trong “canh gà Thọ Xương” đang gây xôn xao dư luận, PV ANTĐ đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, hiện có 2 luồng ý kiến, một cho rằng, đây là bài ca dao của người Việt đã được văn bản hóa, có ý kiến cho rằng đây là bài thơ của nhà thơ Dương Khuê - hiệu là Vân Trì. 

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đã tìm trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư tiên sinh ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và chưa tìm thấy bài thơ như trên, mà bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo (mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). 

Bài thơ có tên đề là Hà Nội tứ cảnh với 4 câu thơ chữ Nôm:“Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh (更) gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Tiếng chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

4 câu thơ chữ Nôm được viết trong Vân Trì thi thảo, chữ "canh" được đánh dấu bằng vòng tròn đỏ

Về chữ “canh” trong câu “canh gà Thọ Xương”, theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, viết chữ để nói về tiếng gà báo canh, không có chữ Canh (bát canh, món canh) như ý kiến mà độc giả nêu ra; còn canh (món ăn) cũng có thể viết là chữ này. Trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ, “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương - Hà Nội. Còn chữ “canh” là , theo từ điển được hiểu là món canh, hoặc là nấu canh.

Xét từ ý bài thơ trong cuốn  Vân Trì thi thảo, là tả cảnh Tây Hồ vào lúc trăng tà các sư thỉnh chuông chùa cũng là lúc gà gáy báo canh, như vậy nên mới có câu “tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Theo quan niệm tính giờ ngày xưa, đêm có 5 canh: Canh 1 là từ 19h - 21h, Canh 2 là từ 21h - 23h, Canh 3 là từ 23h - 1h, Canh 4 là từ 1h - 3h, Canh 5 là từ 3h - 5h.


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ, “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương - Hà Nội​

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đưa ra thêm dẫn chứng trong Tổng tập ca dao người Việt (Quốc ngữ) cũng có những bài gắn “tiếng chuông” với “tiếng gà gáy báo canh”, như: 

“Có thương thì thương, không thương thì nói


Làm chi lần lần lữa lữa, như hẹn nợ thêm buồn
Trên chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu”, hay: 

"Đêm năm canh gà kia gáy thúc


Gió nam phong thổi giục cây sầu",...

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho rằng, việc hiểu “canh gà Thọ Xương” trong bài thơ Hà Nội Tây cảnh hay trong bài ca dao (Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ) là "bát canh gà" thì ông chưa được học!

Từ sự việc này, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho biết thêm, ví như từ “vấn nạn” , trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay dùng từ “vấn nạn”, như những câu “tham nhũng đã trở thành vấn nạn của xã hội”, hay “bệnh thành tích trong giáo dục là vấn nạn hiện nay”,... ông tin chắc rằng, người viết hay nói từ này chưa tra cứu nghĩa gốc từ “vấn nạn”. Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “vấn nạn” nghĩa là: đặt lời hỏi để làm rầy người ta, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì “vấn nạn” là vặn hỏi lẽ khó khăn. Còn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) chưa có mục từ “vấn nạn”. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cũng nhấn mạnh, hiện trong xã hội, còn nhiều từ được hiểu sai, dùng sai đã gây nên những sự cố đáng tiếc!

Thu Hà 


Nguồn: An Ninh thủ đô.

Lời đính chính trên FB Phan Quang Minh:


Phan Quang Minh

ĐÍNH CHÍNH: Hôm qua tôi có share một stt của bác Le Quang về việc Vũ Bằng (được cho là) đã viết tay một bài thơ liên quan đến món "canh gà Thọ Xương". Cũng trong stt của bác Lê Quang, tôi có đọc được và cũng đưa lên stt comment của một bác (xin được giấu tên) cho rằng trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinhcó tại thư viện Viện Hán Nôm có chép bài thơ Hà Nội tức cảnh của Dương Khuê bằng chữ Nôm, trong đó chữ Canh được viết là là 羹 (bát canh) chứ không phải 更 (canh khuya). Cũng chính bác xin giấu tên này là tác giả của giả thuyết được đưa lên mạng mấy hôm nay, cho rằng trong sách trên có chép bài thơ Tối ức Thọ Xương thang(Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê. Tôi đã nhờ anh Xuân Diện ở Viện Hán Nôm tra lại cuốn sách trên, nhưng anh Diện cho biết không hề có. Hôm nay, bác Lê Quang và bác xin giấu tên kia đã khẳng định đây chỉ là trò đùa. Và những câu thơ (được cho là của Dương Khuê) trong bài Tối ức Thọ Xương thang hoàn toàn là do bác kia tự phóng tác ra. Stt của Lê Quang có hơn 300 người share, sau đó xuất hiện cả trên các blog khác với tốc độ lan truyền chóng mặt.

Vậy xin nói lại cho rõ, rằng những vấn đề trên hoàn toàn không có thực, chỉ là trò đùa của hai bác nói trên. Rất mong mọi người cẩn trọng trong việc đưa và phát tán những thông tin này, tránh gây ra ngộ nhận cho người đọc. (Nguồn: FB Phan Quang Minh).

Mời xem lại: 

ĐÃ TÌM THẤY CÂU THƠ "CANH GÀ THỌ XƯƠNG" TRONG "DƯƠNG GIA PHẢ KÝ"

Tễu: Như thế, thật là đủ đầy, chắc chắn, khả tín để có thể kết luận: Dương Khuê là tác giả của bài thơviết về Hà Nội, mà ngày nay được phổ biến với bốn câu: 

Gió đưa cành trúc la đà 


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. 

Và 

"canh gà Thọ Xương" chỉ có thể là tiếng gà gáy báo sang canh ở Thọ Xương - Hà Nội.   

Vì những lẽ đó,  chủ đề "Canh gà Thọ Xương" có lẽ nên khép lại ở đây! 

P/S: Bây giờ là 3h45, tức là giữa canh năm, mong trời mau sáng để đến Thư viện, cầm trên tay văn bản này để tận mắt trông thấy bài thơ.   


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

08h30, ngày 18 tháng 10, tôi đã mượn cuốn sách Vân Trì thi thảo (VHv. 2482) và đã đọc được bài thơ Hà Nội tứ cảnh ở trang 25b. Nay xin xác nhận với chư vị! (hình ảnh cầm trên tay văn bản VHv.2482). 

11h30: Chuyết Chuyết tiên sinh cung cấp thêm tư liệu về chữ "Canh gà": 


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương là gì

“Canh gà” là một từ được dịch từ cụm “kê canh”, hay “ngũ kê canh”, “ngũ thời canh”. Trong tiếng Hán, “ngũ kê canh” có hai nghĩa.

1. Tiếng gà kêu báo canh trong đêm. Quách Hiến đời Hán trong bàiĐộng minh ký ghi: “gà đêm giữ chức, theo dịp trống canh mà gáy không thôi, từ đêm cho đến sáng, canh một là một tiếng, canh năm là năm tiếng, nên gọi là ‘ngũ thời kê’” (有司夜鸡,随鼓节而鸣不息,从夜至晓,一更为一声,五更为五声。亦曰五时鸡). Hoàng Tuân Hiển đời Thanh trong bài “Sơn ca” có câu:  vãn thủy Tây lưu tưởng vô pháp, tòng kim bất dưỡng ngũ canh kê 挽水西流想无法,从今不养五更鸡 nghĩa là “tưởng chẳng có cách nào kéo đượcnước chảy về Tây, từ nay chẳng nuôi gà báo năm canh nữa”. 

Chú thích: “gà đêm giữ chức”, theo truyền thuyết thời cổ thần gà (gọi là Thiên Kê) giữ chức vụ (hữu ti) báo thời gian ban đêm.2. Ngũ canh kê: cái lồng làm bằng gỗ, trúc hay kim loại, trong có đặt đèn dầu, tiện cho việc đặt bếp nấu thức ăn trong đêm, tức là một loại lò chuyên dùng ban đêm. Ba Kim trong bài “Thu” có câu: “anh hãy rót cho cậu ta một chén trà nóng [đang nấu] trên lò (ngũ canh kê) nhé” (“你把五更鸡上煨的春茶给他倒一杯).

*Tranh dân gian Đông Hồ. Chữ trên tranh: Dạ xướng ngũ canh hòa.  

Đến đây, mời chư vị thưởng thức bài Quan họ lời cổ "Đêm qua nhớ bạn" qua giọng ca Quý Tráng & Thúy Cải:

Đêm hôm qua, mình tôi nhớ bạn 


Tôi buồn về ai
Tai tôi nghe con gà cầm canh nó gáy 
Buồn lại ngâm câu thơ
Dế nó lại giăng theo.... ​------------------------------------

   Thư cám ơn của Ông Dương Nghiệp Bảo 

20/10/2012 


Thân gửi anh Nguyễn Xuân Diện, 

Mấy hôm trước chúng tôi có theo dõi vụ tranh luận sôi nổi về đề tài "canh gà Thọ Xương". Blog Hiệu Minh có hỏi ý kiến chúng tôi, nhưng anh đã giúp gỡ rối và chứng minh rất cụ thể, hầu làm sáng tỏ "một vụ thắc mắc trong Văn Học Cổ VN ". Chúng tôi rất cảm kích và ngưỡng mộ những ý kiến và dẫn chứng của anh (nói riêng), và Viện Hán Nôm (nói chung). Thay mặt gia tộc họ Dương, chúng tôi thành thật cám ơn anh rất nhiều.

Dương Nghiệp Bảo