Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

4P bao gồm một loạt các yếu tố được xem xét khi tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ, bao gồm những gì người tiêu dùng muốn, sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng/ không đáp ứng những mong muốn đó như thế nào, sản phẩm/ dịch vụ đó được thế giới nhìn nhận như ra sao, nó nổi bật như thế nào so với đối thủ cạnh tranh và cách mà công ty tương tác với khách hàng.

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là một mô hình Marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion). Đây là sự kết hợp của nhiều công cụ Marketing chiến thuật, được các nhà tiếp thị sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.

4P lần đầu tiên được E. Jerome McCarthy chính thức khái niệm hóa vào năm 1960 trong cuốn sách có ảnh hưởng lớn “Basic Marketing, A Managerial Approach”. Marketing hỗn hợp này giải quyết các vấn đề như:

  • Hiểu được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng
  • Xác định nguyên nhân thất bại của sản phẩm hiện tại
  • Tìm cách giải quyết các vấn đề và thay đổi nhận thức của công chúng về sản phẩm/ dịch vụ
  • Tạo đặc điểm khác biệt để tăng lợi thế cạnh tranh
  • Hiểu cách sản phẩm tương tác với người tiêu dùng và ngược lại

Đặc điểm của 4P Marketing:

Đặc điểm 4P Marketing

Tiếng Anh

Ý Nghĩa

Product (Sản Phẩm)

What is being offered?

Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Price (Giá Cả)

How much does it cost?

Xác định chiến lược giá cả và cách thức định giá để thu hút khách hàng.

Place (Phân Phối)

Where is it available?

Quyết định các kênh phân phối và nơi mà khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Promotion (Quảng Cáo)

How will customers know about it?

Xác định chiến lược quảng cáo và tiếp thị để tạo ý thức và thu hút sự chú ý đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

Các thành phần trong 4P Marketing

Product – Doanh nghiệp bán gì?

Sản phẩm là bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Các marketer cần hiểu vòng đời của sản phẩm và người điều hành doanh nghiệp cần có kế hoạch xử lý sản phẩm ở mọi giai đoạn của vòng đời, bao gồm giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.

Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết về hướng đi và quyết định của một doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ. Bao gồm các hoạt động phân tích về sản phẩm/ dịch vụ, đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí địa lý, giá trị mang lại cho người tiêu dùng và mục tiêu kinh doanh.

5 chiến lược sản phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Chiến lược về nhãn hiệu
  • Chiến lược tập hợp sản phẩm (Product Mix)
  • Chiến lược theo dòng sản phẩm (Product Line)
  • Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item)
  • Chiến lược theo vòng đời của sản phẩm

Doanh nghiệp cần trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm/ dịch vụ này đáp ứng nhu cầu gì của khách hàng?
  • Khách hàng mục tiêu mong đợi gì từ sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào?
  • Bao bì của sản phẩm có phù hợp không?
  • Khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm trước khi mua không?
  • Kích thước, màu sắc, tên của sản phẩm đã phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay chưa?
  • Sản phẩm có ưu điểm, lợi thế gì khi so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường?

Price – Giá bán của sản phẩm là bao nhiêu?

Giá của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng bán hàng và do đó tác động đến lợi nhuận kinh doanh. Nhu cầu, chi phí, xu hướng giá cả của các đối thủ cạnh tranh và các quy định của pháp luật là những yếu tố quan trọng quyết định giá cả. Khi nào và liệu các chiến dịch như chiết khấu có cần thiết hoặc phù hợp hay không.

Mục tiêu của một chiến lược giá hiệu quả là tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng chấp nhận rủi ro. Điều này yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng để định giá sản phẩm/ dịch vụ một cách hợp lý, tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chiến lược giá phổ biến trong Marketing phải kể đến như:

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường
  • Chiến lược giá hớt váng sữa
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá theo tâm lý
  • Chiến lược giá theo combo
  • Chiến lược giá cạnh tranh
  • Chiến lược giá khuyến mãi
  • Chiến lược giá theo phân khúc
  • Chiến lược giá tùy theo khu vực địa lý
  • Chiến lược định giá động

Doanh nghiệp có thể xác định giá cả bằng cách trả lời cho các câu hỏi như:

  • Giá trị của sản phẩm/dịch vụ là gì?
  • Chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Đối thủ cạnh tranh đang định giá như thế nào?
  • Doanh nghiệp muốn tạo ra cảm giác nào cho khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ?
  • Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì khi định giá sản phẩm/ dịch vụ?

Place – Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?

Place (Phân phối) trong 4P Marketing liên quan đến việc chọn địa điểm nơi sản phẩm sẽ được cung cấp để bán. Động cơ chính của việc quản lý các kênh thương mại là đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn cho khách hàng vào đúng thời điểm và địa điểm.

Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào tốc độ mà doanh nghiệp có thể luân chuyển hàng hóa. Sản phẩm đến điểm bán càng nhanh thì cơ hội làm hài lòng khách hàng và tăng lòng trung thành với thương hiệu càng cao. Do đó, yếu tố Place trong 4P Marketing rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

5 loại chiến lược phân phối phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Chiến lược phân phối đại trà
  • Chiến lược phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chuyên sâu
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền

Để thiết lập chiến lược phân phối phù hợp, doanh nghiệp có thể trả lời cho các câu hỏi gợi ý như:

  • Khách hàng tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp ở đâu?
  • Doanh nghiệp muốn tạo ra trải nghiệm mua sắm như thế nào cho khách hàng?
  • Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì khi lựa chọn kênh phân phối?
  • Khách hàng mục tiêu có thói quen mua sắm trực tuyến hay trực tiếp?
  • Khách hàng mục tiêu muốn được cung cấp dịch vụ giao hàng như thế nào?

Promotion – Xúc tiến

Promotion trong 4P nhằm mục đích phục vụ hai mục tiêu. Thứ nhất, thông báo cho khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm và thứ hai, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Do đó, chiến lược xúc tiến sẽ bao gồm nhiều phương tiện khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để giao tiếp với đối tượng mục tiêu. Một tổ hợp xúc tiến hiệu quả sẽ đảm bảo doanh số bán hàng tốt và các Marketer phải cố gắng tạo ra một môi trường thuận lợi.

5 Công cụ xúc tiến phổ biến mà các doanh nghiệp thường áp dụng bao gồm:

  • Quảng cáo
  • Khuyến mãi
  • Quan hệ công chúng (PR)
  • Bán hàng cá nhân
  • Marketing trực tiếp

Để thiết lập chiến lược xúc tiến hiệu quả, doanh nghiệp có thể trả lời cho các câu hỏi gợi ý như:

  • Đối tượng mục tiêu của là ai?
  • Thông điệp là gì?
  • Các kênh truyền thông nào sẽ được sử dụng?
  • Thời điểm nào tốt nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu?
  • Phương pháp quảng bá có sức thuyết phục nhất?

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

Ý nghĩa của chiến lược 4P Marketing

Chiến lược 4P trong Marketing mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp như:

Tạo nên sức mạnh tổng hợp

4P Marketing bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Khuyến mãi, Địa điểm khi được kết hợp đúng cách sẽ tạo ra sự phối hợp mang lại quảng cáo chiêu hàng phù hợp cho sản phẩm. Mỗi yếu tố trong 4P Marketing đều có tác động đến các yếu tố khác. Ví dụ, một sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý sẽ dễ dàng được phân phối và quảng bá hơn. Một chiến lược quảng bá hiệu quả sẽ giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, từ đó dẫn đến doanh số bán hàng tăng.

Khi các yếu tố trong 4P Marketing được kết hợp hài hòa với nhau, chúng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả Marketing tối ưu.

Lòng trung thành và giá trị thương hiệu

Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng quay trở lại mua hàng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nhiều lần hơn.

Bên cạnh đó, giá cả hợp lý khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi mua được sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng. Phân phối thuận tiện sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ. Quảng bá hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, từ đó thu hút khách hàng mới và tăng cường lòng trung thành của khách hàng hiện tại.

Hướng dẫn ra quyết định

Sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chất bao trùm của yếu tố này đối với yếu tố khác sẽ hướng dẫn doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn. Ví dụ: nếu giá sản phẩm cao thì trong hoạt động quảng cáo, doanh nghiệp phải nhắm đến những khách hàng khá giả và thiết kế sản phẩm phải dựa trên chất lượng.

Thúc đẩy tạo ra sản phẩm mới

Từ chiến lược marketing 4P, doanh nghiệp có thể nắm bắt những mong muốn và thay đổi của người tiêu dùng cũng như thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu và xu hướng mới. Bằng cách chủ động điều chỉnh và phát triển theo hướng này, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng cao để làm hài lòng đối tượng khách hàng rộng lớn, thậm chí vượt xa sự mong đợi của họ.

Nâng cao giá trị thương hiệu

Chiến lược 4P Marketing cung cấp cho doanh nghiệp một quy trình toàn diện để phát triển sản phẩm và quảng bá thương hiệu của mình tới người dùng. Qua các giai đoạn và định hướng rõ ràng, doanh nghiệp có thể tạo ra sự hiệu quả trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu và sản phẩm. Từ đó tăng cường sự uy tín và giá trị thương hiệu, trở nên bền vững và có khả năng mở rộng trong tương lai.

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

Ưu nhược điểm của mô hình 4P Marketing

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng và áp dụng: Mô hình 4P Marketing cung cấp một cách tiếp cận đơn giản và dễ hiểu cho việc phát triển chiến lược tiếp thị. Nó có thể được áp dụng cho nhiều loại doanh nghiệp và lĩnh vực khác nhau, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia.
  • Tương tác với khách hàng: Mô hình 4P Marketing tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng và một môi trường tốt để tương tác với khách hàng. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Có thể đo lường hiệu quả: Các doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường hiệu quả của các chiến lược Marketing dựa trên 4P.

Nhược điểm

  • Hạn chế trong kỷ nguyên số: Trong kỷ nguyên số hiện tại, mô hình 4P Marketing có thể gặp một số hạn chế do sự thay đổi trong cách thức tiếp cận và tương tác với khách hàng, vượt ra ngoài phạm vi của các yếu tố truyền thống trong mô hình 4P.
  • Thiếu tập trung vào khách hàng: Mô hình 4P Marketing tập trung chủ yếu vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp mà không đặt quá nhiều sự chú trọng vào nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tập trung vào khách hàng và tạo ra giá trị cho họ có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
  • Thiếu sự linh hoạt: Có thể bị hạn chế với những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Các yếu tố cố định trong mô hình này có thể không thể thích nghi linh hoạt với các yếu tố thị trường mới và xu hướng mới.

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

6 Bước phát triển chiến lược 4P trong Marketing Mix

Bước 1: Xác định USP của sản phẩm

Unique Selling Point (USP) – điểm bán hàng độc đáo, sáng tạo của một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu mà làm nổi bật nó khỏi đối thủ cạnh tranh.

Bước đầu tiên khi phát triển chiến lược 4P trong Marketing Mix, doanh nghiệp cần xác định điểm khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ mình so với đối thủ cạnh tranh. Để xác định được USP, cần tìm hiểu về nhu cầu, mong đợi, sở thích và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải liên quan đến lĩnh vực mà sản phẩm hoạt động.

Đồng thời nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành, xem xét những gì đối thủ đang cung cấp và tìm hiểu những điểm yếu hoặc khoảng trống mà doanh nghiệp có thể khai thác.

Bước 2: Lắng nghe, thấu hiểu khách hàng

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định khách hàng của mình bằng cách trả lời cho các câu hỏi như:

  • Ai sẽ mua sản phẩm?
  • Đối tượng đó có vấn đề gì cần giải quyết?
  • Họ mong muốn sản phẩm gì? Như thế nào?

Nghiên cứu thị trường là cách phổ biến nhất để doanh nghiệp thu thập thông tin về khách hàng. Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện thông qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu,... Hoặc thu thập phản hồi và ý kiến của khách hàng thông qua Email, website,...

\>> Đọc thêm: Khách hàng là gì? Vai trò, phân loại khách hàng

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ giúp doanh nghiệp:

  • Xác định vị trí của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh
  • Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
  • Tìm ra các cơ hội và mối đe dọa từ đối thủ

Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh. Bằng cách phân tích sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông,... Doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng quan về thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra chiến lược giá phù hợp nhất cho khách hàng mục tiêu của mình.

Bước 4: Xem xét các kênh phân phối, địa điểm mua hàng

Lúc này, doanh nghiệp phải nắm được:

  • Khách hàng tiềm năng của mình có xu hướng mua hàng ở đâu?
  • Họ thích sử dụng kênh nào?
  • Họ muốn được tiếp xúc với thông tin như thế nào?

Trong việc chọn kênh phân phối, hãy xem xét các kênh mà khách hàng tiềm năng thường sử dụng và tìm cách tiếp cận họ một cách hiệu quả. Bao gồm các kênh truyền thông xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube để tiếp cận khách hàng trực tuyến. Ngoài ra, xây dựng một trang web chuyên nghiệp và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cũng có thể giúp tăng cường hiệu quả tiếp cận khách hàng.

Tuy nhiên, khi sản phẩm/ dịch vụ chỉ phục vụ cho một thị trường cụ thể, việc tập trung vào một kênh hoặc khu vực địa lý nhất định là điều quan trọng. Điều này cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực và nỗ lực tiếp thị vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Phát triển chiến lược xúc tiến (Promotion)

Sau khi đã xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, đồng thời thiết lập mức giá cho sản phẩm, bước tiếp theo là phát triển các chiến lược xúc tiến phù hợp.

Doanh nghiệp cần lựa chọn các hoạt động xúc tiến phù hợp với mục tiêu và ngân sách, triển khai hiệu quả để truyền tải thông điệp về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Bước 6: Kết hợp và kiểm tra

Sau cùng, quan trọng nhất là cần đánh giá xem các yếu tố đã được đề cập ở trên có khớp và tương hợp với nhau hay chưa, nhằm tạo ra một chiến lược vượt trội và thành công. Các yếu tố "Product" (sản phẩm), "Price" (giá cả), "Place" (địa điểm) và "Promotion" (quảng cáo) đều phụ thuộc và liên quan mật thiết đến nhau, tạo nên một chiến lược thông minh và hiệu quả. Do đó, đội ngũ Marketing cần dành thời gian để đánh giá và đo lường sự kết hợp của các yếu tố 4P này một cách thường xuyên.

Bằng cách đánh giá và đo lường, doanh nghiệp có thể xác định xem liệu sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng không, liệu giá cả có phù hợp với giá trị của sản phẩm, địa điểm phân phối có thuận tiện và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến lược quảng cáo có tạo ra hiệu quả và thu hút khách hàng không.

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

Trong 4P, cái nào quan trọng nhất?

Một số Marketer cho rằng, Promotion (Xúc tiến) là chìa khóa để tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, điều cuối cùng xác định được khách hàng mục tiêu vẫn là ý tưởng sản phẩm. Nó là điểm khởi đầu của mọi quá trình, chiến lược, do đó nó là chữ P quan trọng nhất. Việc lựa chọn sản phẩm sẽ là nền tảng để phát triển ba P khác đó là Định giá, Khuyến mãi và Địa điểm. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về một số khía cạnh chính.

Case study chiến lược 4P trong Marketing của Coca Cola

1. Product

Coca-Cola đã xây dựng một danh tiếng vững chắc với sản phẩm chính của họ - Coca-Cola Classic. Thức uống này đã trở nên phổ biến và quen thuộc trên toàn cầu. Trong những năm trở lại đây, Coca-Cola đã phát triển một loạt các sản phẩm khác như Coca-Cola Light, Coca-Cola Zero, Sprite, Fanta,... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Coca-Cola cũng liên tục cập nhật và đổi mới sản phẩm để duy trì sự hấp dẫn và đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới.

2. Price

Coca-Cola áp dụng chiến lược giá cả phù hợp với thị trường và đối tượng khách hàng. Họ xây dựng một mô hình giá cả linh hoạt, đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau. Ví dụ, họ thường có chiến dịch giảm giá và khuyến mãi trong mùa hè hoặc các dịp lễ để tăng cường nhu cầu và kích thích mua hàng của khách hàng.

3. Place

Coca-Cola đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn và hiệu quả trên toàn cầu. Sản phẩm của họ có thể được tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng và quán bar trên khắp thế giới. Coca-Cola đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng mối quan hệ với các nhà bán lẻ và đối tác phân phối để đảm bảo sản phẩm của họ đến được tận tay khách hàng một cách thuận tiện, dễ dàng.

4. Promotion

Coca-Cola đã thực hiện các chiến dịch xúc tiến sáng tạo và ấn tượng. Họ sử dụng nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, quảng cáo ngoài trời, mạng xã hội và các sự kiện đặc biệt để tạo sự chú ý, tăng cường nhận diện thương hiệu. Coca-Cola cũng tạo dựng một hình ảnh tích cực bằng cách tài trợ các sự kiện thể thao và văn hóa quan trọng như World Cup, Olympic Games, các buổi hòa nhạc lớn.

Coca-Cola là một case study điển hình đã thành công trong việc áp dụng chiến lược Marketing Mix 4P. Họ đã xây dựng một danh tiếng vững chắc cho sản phẩm, phân phối rộng lớn và thuận tiện, áp dụng chiến lược giá cả linh hoạt và đa dạng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, truyền thông sáng tạo nhằm tạo sự chú ý và tăng cường nhận diện thương hiệu.

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

Kết hợp chiến lược 4P và 4C trong Marketing Mix

Khác với mô hình Marketing 4P, mô hình 4C tập trung vào khách hàng và nhu cầu của họ. 4 chữ C trong đó gắn với 4 chữ P theo từng cặp, nhằm nhắc nhở những người làm Marketing khi tiến hành hoạch định kế hoạch phải luôn đặt khách hàng là trung tâm.

  • Customer Solutions: Chữ C đầu tiên trong Marketing Mix 4C liên quan đến việc đưa ra giải pháp cho khách hàng. Ý nghĩa là mỗi sản phẩm/ dịch vụ được đưa ra thị trường phải mang lại giải pháp cho nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng và tạo ra sản phẩm/ dịch vụ phù hợp.
  • Customer Cost: Chữ C thứ hai trong Marketing Mix 4C tương ứng với yếu tố giá (Price). Nó liên quan đến chi phí mà khách hàng phải chịu khi mua sản phẩm/ dịch vụ. Giá cả phải tương xứng với giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/ dịch vụ đó.
  • Convenience: Chữ C thứ ba trong Marketing Mix 4C tương ứng với yếu tố phân phối (Place). Nó tập trung vào việc đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình mua hàng. Điều này bao gồm việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến gần khách hàng thông qua các kênh phân phối phù hợp.
  • Communication: Chữ C cuối cùng trong Marketing Mix 4C tương ứng với yếu tố xúc tiến (Promotion). Nó đề cập đến công tác giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Giao tiếp cần được tạo ra một cách tương tác và hai chiều, tạo ra mối quan hệ và giá trị thông qua việc chia sẻ thông tin, tư vấn và hỗ trợ.

Tiêu chí 4c và 1s đánh giá sự hài lòng

Internet đã đa dạng hóa các phương pháp Marketing, tạo điều kiện thâm nhập sâu hơn vào từng đối tượng khách hàng. Nhưng bản chất của tiếp thị và các mục tiêu của nó vẫn giữ nguyên, chính vì vậy 4P Marketing chính là điểm khởi đầu cho bất kỳ doanh nghiệp mới nào, dù lớn hay nhỏ. Trong một thế giới Startup như hiện nay, 4P càng có tầm quan trọng đặc biệt. Một Marketer tài năng có thể kết hợp các P bổ sung (Con người, quy trình và bằng chứng hữu hình) để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp.