Tiêu chí đánh giá kế toán trưởng

Xây dựng mẫu KPI cho vị trí Kế toán trưởng là một trong những nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vậy tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá KPI của kế toán Trưởng bao gồm những nội dung gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tiêu chí đánh giá kế toán trưởng
Xây dựng KPI cho kế toán trưởng là điều cần thiết cho việc quản lý tài chính của doanh nghiệp

Mục lục

  • Kế toán trưởng là ai?
  • Mẫu KPI cho vị trí Kế toán trưởng cần những yêu cầu gì?
    • Các công tác tài chính của doanh nghiệp
    • Chỉ tiêu KPI của Kế toán trưởng trong công tác công tác kế toán

Kế toán trưởng là ai?

Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán của một công ty. Công việc chính của họ là giải quyết các vấn đề chi tiêu và hoạch định chiến lược phát triển tài chính của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Thông thường, Kế toán trưởng sẽ kết hợp với đội ngũ chuyên môn đứng ra chịu trách nhiệm chi tiêu và quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về các hoạt động liên quan đến thuế và tài chính ngân hàng.

Để làm tốt công việc này, kế toán trưởng phải là người có chuyên môn cao, có năng lực điều hành, chi phối nhân viên dưới quyền hoàn thành tốt các công việc của phòng ban.

Đọc ngay: KPI là gì? Xây dựng thang đo KPI như thế nào mới hiệu quả?

Mẫu KPI cho vị trí Kế toán trưởng cần những yêu cầu gì?

Thông thường, người xây dựng KPI của kế toán trưởng thường là Giám đốc Tài chính, Ban Giám đốc của tập đoàn, doanh nghiệp. Bởi họ là người am hiểu về hệ thống thông tin Kế toán và hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Giám đốc Tài chính sẽ dựa vào những số liệu của Kế toán trưởng và phòng kế toán để xây dựng báo cáo tài chính và xây dựng chiến lược Tài chính tổng thể cho doanh nghiệp.

Hiện tại, mẫu KPI của kế toán trưởng sẽ dựa vào các tiêu chí về giảm các chi phí tồn kho, chi phí mua hàng, nâng cao hiệu suất của các phòng ban…cụ thể:

Các công tác tài chính của doanh nghiệp

Là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính của doanh nghiệp, Kế toán trưởng sẽ tổ chức giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn, theo dõi nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty. Đồng thời, Kế toán trưởng là người tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, điều này sẽ đảm bảo cho việc quả lý và giám sát tài chính của doanh nghiệp.

Tổ chức, giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn, theo dõi nguồn vốn được tài trợ, quản lý các khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng để theo dõi các nguồn tiền trong tài khoản của doanh nghiệp.

Xây dựng báo cáo phân tích thị trường, hoạt động tài chính định kỳ của doanh nghiệp. Từ đó, giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đấy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình lập kế hoạch, báo cáo công tác thực hiện chi phí của công ty và đưa ra những giải pháp giúp tiết kiệm nguồn chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu KPI của Kế toán trưởng trong công tác công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán và duy trì các hoạt động của phòng kế toán theo định hướng của doanh nghiệp. Thiết lập báo cáo, thống kê và quyết toán đầy đủ các báo cáo theo đúng quy định.

Là người trực tiếp tham gia vào công tác chi tiêu của doanh nghiệp, Kế toán trưởng sẽ thực hiện tốt vai trò tổ chức hoàn thiện, cải tiến các hoạt động kế toán của công ty. Bên cạnh đó, luôn đảm bảo được chế độ hạch toán kế toán, thực hiện thống kê theo biểu mẫu để đảm bảo các số liệu luôn chính xác, kịp thời.

Thực hiện chỉ việc kiểm kê, đánh giá tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa… của doanh nghiệp. Từ đó, có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài chính hoặc phát hiện kịp thời các trường hợp bất thường, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thực hiện đào tạo, hướng dẫn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho đội ngũ nhân viên kế toán của công ty.

Ngoài công việc chuyên môn, Kế toán trưởng thực hiện thêm các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc Tài chính và Ban Giám đốc.

Có thể thấy, mẫu KPI cho vị trí Kế toán trưởng rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng đánh giá được năng lực của Kế toán trưởng và phòng ban. Đồng thời, thông qua việc đánh giá KPI của Kế toán trưởng sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra được chiến lược phát triển tài chính phù hợp nhất.

Trong công tác kế toán, công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ, cần làm để tránh gặp những sai lầm không đáng có. Về cơ bản, bảng mô tả công việc kế toán trưởng sẽ bao gồm các phần như sau.

Quyền điều hành của kế toán trưởng

Tiêu chí đánh giá kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người lãnh đạo của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách. Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Có quyền quyết định về cơ cấu nhân sự của phòng cũng như đánh giá năng lực của mọi nhân viên trong phòng.

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng, của từng thành viên. Tham gia các cuộc họp giao ban của cơ quan, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của phòng hoặc cần đến sự phối hợp, kiểm tra đào tạo kế toán cho nhân viên.

Kế toán trưởng phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của phòng cho giám đốc công ty, tiếp nhận, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của giám đốc.

Ba yếu tố quan trọng trong bảng mô tả công việc kế toán trưởng trên sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được quyền hạn và phạm vi ranh giới công việc của những người lãnh đạo phòng kế toán tại doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng

Công tác tài chính

Tiêu chí đánh giá kế toán trưởng

Kế toán trưởng trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Vốn của các dự án đầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing…

Trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ của nó đối với các chủ đầu tư hoặc người nắm giữ cổ phiếu của công ty.

Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.

Kế toán trưởng là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ.

Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp điều tiết tăng giảm chi phí hiệu quả.

Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.

Công tác kế toán

Tiêu chí đánh giá kế toán trưởng

Ngoài vấn đề tài chính, bảng mô tả công việc kế toán trưởng còn đề cập đến các công tác kế toán, cụ thể như sau:

Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của công ty.

Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn công ty.

Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán.

Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.

Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.

Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, quý, năm. ..

Bảo đảm yêu cầu về bảo mật thông tin kinh tế – tài chính.

Quan hệ với các ngành chức năng liên quan như: Thuế, Kế hoạch & Đầu tư, Chi cục Quản lý tài chánh doanh nghiệp.

Trên đây là bảng mô tả công việc của kế toán trường với những nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cơ bản. Trong thực tế tùy theo loại hình, đặc thù của đơn vị mà kế toán trưởng sẽ có thể phải đảm nhận thêm hoặc giảm bớt một số công việc.