Tiêu dùng nội bộ là gì

Hiện nay hàng tiêu dùng nội bộ được thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 26/2014/TT-BTC ban hành ngày 27/2/2015 cùng với Luật thuế sửa đổi số 71/2014/QH13

Cụ thể, tại Khoản 9, điều 3.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

"9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:

“2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.

Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”

=> Bỏ hẳn từ "Xuất tiêu dùng nội bộ"

Và nội dung sửa đổi trên đã được hướng dẫn cụ thể tại công văn767/TCT-CS ngày 05/03/2015.

"Hướng dẫn cụ thể trường hợp không xuất hóa đơn đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh."

Trước đây: Chưa hướng dẫn cụ thể trường hợp này.


Vậy là từ 1/1/2015 trở đi khi xuất tiêu dùng nội bộ như: xuất hàng hóa để dùng cho các bộ phận trong công ty, xuất tài sản cố định tự sản xuất, thành phẩm để tiếp tục dùng cho các bộ phận của công ty, tiếp tục choquá trình sản xuất kinh doanh thì không phải xuất hóa đơn.Doanh nghiệp xử dụng phiếu xuất kho

Trước đây hàng tiêu dùng nội bộ được hướng dẫn thực hiện theo thông tư 39/2014/TT-BTC:

- Trường hợp viết hóa đơn đối với hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ: thì doanh nghiệp cần phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng bình thường.

( Theo điểm 2.4 phụ lục 4 TT 39/2014/TT-BTC )

Nhưng đến khi thông tư 119/2014/TT-BTC ( HL: 1/9/2014) sửa đổi bổ sung TT 39/2014/TT-BTC (Quy định về hóa đơn) và TT 219/2013/TT-BTC (Quy định về thuế GTGT) thì:

- Bỏ quy định xác định về giá của hàng xuất tiêu dùng nội bộ.

- Bỏ quy định xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
-Khi sử dụng hàng hóa dịch vụ để xuất tiêu dùng nội bộ thì:
+Khi xuất hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì: Không phải tính nộp thuế GTGT - Nhưng vẫn phải xuất hóa đơn: trên hóa đơn ghi giá là giá chưa thuế, dòng thuế suất và tiền thuế không ghi mà gạch chéo.

( TheoCông văn số 338/CT-TTHT ngày 13/10/2014 )
(Theo công văn 64031/CT-HTr ngày 19 tháng 12 năm 2014)


+ Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanhThì không phải xuất hóa đơn mà sử dụng phiếu xuất kho. Ví dụ xuất 153, xuất 152...


+ Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.


+Khi xuất hàng hóa - dịch vụ mà không phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì phải xuất hóa đơn như bán cho khách hàng, kê khai tính thuế như bình thường.

+ Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định

Một vài ví dụ trong thông tư 119/2014/TT-BTC:

Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này. ( Trường hợp này vẫn phải xuất hóa đơn - thuế suất và tiền thuế gách chéo)

Theo công văn 64031/CT-HTr ngày 19 tháng 12 năm 2014 V/v trả lời chính sách thuế:
"Đối với Ví dụ 24 tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính: khi xuất 50 sản phẩm quạt điện lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị A thì đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT nhưng phải lập hóa đơn GTGT theo quy định, trên hóa đơn ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo." -TRích dẫn tại công văncủa cục thuế TP Hà Nội

Ví dụ 25: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.

Ví dụ 26: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần P không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định. (Đây là TSCĐ đấy - họ ghi rõ là không lập HĐ, còn ở ví dụ 24, 25, 26 chỉ ghi là không phải kê khai tính thuế)

Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT.

Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng.

Kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập hóa đơn trong trường hợp này cụ thể như sau:


Ngày 12/10/2014 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thiên Ưng xuất 1 điều hòa SAMSUNG 9000BTU cho vào phòng quản lý. Hóa đơn đó được lập như sau:

Mẫu số: 01GTKT3/001

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: AA/13P
Liên 3: Lưu Số: 0018906
Ngày 12 tháng 10năm 2014

Đơn vị bán hàng:……. Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thiên Ưng……………
Mã số thuế:…………….0037291269…………………………..
Địa chỉ:……Phòng 207 Tòa nhà A5, KĐT Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, HN………
Điện thoại:..........................................Số tài khoản................................
Họ tên người mua hàng:………Nguyễn Quang Minh………………
Tên đơn vị:…………….
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thiên Ưng……………….
Mã số thuế:………
0037291269…….
Địa chỉ:……Phòng 207 Tòa nhà A5, KĐT Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, HN………
Hình thức thanh toán:.......................................Số tài khoản…………………………..
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Điều hòa sumsung 9000BTU B 1 7.150.000

7.150.000

Cộng tiền hàng: 7.150.000
Thuế suất GTGT: / Tiền thuế GTGT /
Tổng cộng tiền thanh toán: 7.150.000
Số tiền viết bằng chữ: B
ẩytriệu một
trăm năm mươi nghìn đồng./.

Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Quang Minh


Người bán hàng
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)

Vũ Tiến Anh

2. Kê khai thuế GTGT:

Theo TT 119 Thì hóa đơn này không phải kê khai thuế.

Xem thêm: cách hạch toán hàng xuất dùng nội bộ