Tiểu luận những khó khăn của học sinh tiểu học

Sau đây là mẫu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục với đề tài là Tâm lý của học sinh lớp 1. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê khóa luận tốt nghiệp

KHO 999+ ==> Khóa luận tốt nghiệp Ngành sư phạm

1. Lý do chọn đề tài Giáo dục – đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục học ở bậc học cao hơn. “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở”. Lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và trong bậc tiểu học nói riêng. Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi học sinh. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở mẫu giáo sang học tập ở tiểu học, trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới, một môi trường mới, hoạt động mới, yêu cầu mới… điều đó sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn về tâm lý. Vì vậy, nếu hiểu được những khó khăn tâm lí của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục thì trẻ sẽ thích nghi với hoạt động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được thuận lợi hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập và phát triển tốt tâm lí cũng như nhân cách của trẻ. Hiện nay ở nước ta mỗi năm có hơn 1 triệu học sinh đi học lớp 1 và thu hút được sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh cũng như của xã hội. Tuy nhiên áp lực từ phía phụ huynh, từ nhà trường tới trẻ đi học lớp 1 vẫn đang diễn ra dẫn đến những khó khăn cho trẻ khi đi học. Những khó khăn này có những biểu hiện khác nhau ở học sinh đầu lớp 1 của các vùng miền khác nhau. Qua khảo sát thử cũng như quan sát trên học sinh lớp 1, qua phỏng vấn giáo viên đã và đang dạy lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy, học sinh khi đi học lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn tâm lí và những khó khăn này cản trở hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ trong nhà trường. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về học sinh lớp 1 song những khó khăn tâm lí của trẻ ở vùng sâu vùng xa còn ít được nghiên cứu. 6. 2 Đặc biệt là học sinh tiểu học vùng miền núi Đông Bắc – vùng còn có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu những khó khăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 là cần thiết để giúp các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo – những người làm công tác giáo dục nhận thức được các khó khăn tâm lý của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện pháp thích hợp nhằm khắc phục và hạn chế khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học đầu lớp 1. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn”. 2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1. 2.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 1 của trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 3. Mục đích nghiên cứu Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài phát hiện những khó khăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố và một số nhân tố dẫn tới những khó khăn đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp tháo gỡ khó khăn tâm lí cho học sinh lớp 1. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu – Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến khó khăn của học sinh lớp 1: khó khăn tâm lý, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1. – Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của trẻ lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. – Đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn tâm lý cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 5. Phạm vi nghiên cứu – Do điều kiện thời gian và khuôn khổ đề tài có hạn mà vấn đề khó khăn tâm lí là một vấn đề lớn. Nên xét về điều kiện của bản thân tôi chỉ tập trung nghiên

7. 3 cứu: khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong hoạt động học tập, vui chơi, giao tiếp, lao động và hoạt động xã hội. – Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên 22 học sinh lớp 1A trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn và 13 học sinh lớp 1 phân trường Nà Lảy, trường tiểu học Bộc Bố; 20 giáo viên trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 6. Giả thuyết khoa học Nhìn chung, học sinh lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn tâm lí khi đi học. Mức độ khó khăn tâm lí không đồng đều nhau theo giới tính, thành phần gia đình, độ tuổi, môi trường sống. Nếu tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp với học sinh thì sẽ tháo gỡ được khó khăn.

YOMEDIA

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Tiểu luận những khó khăn của học sinh tiểu học

YOMEDIA

Đang xử lý...
Tiểu luận những khó khăn của học sinh tiểu học

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tiểu học - Mầm non những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường, xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Bộc Bố và phân trường Nà Lảy đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1. Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K51A Đại học giáo dục Tiểu học, cũng như gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ em để hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Tuyết Mai DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GV: giáo viên HS: học sinh KKTL: khó khăn tâm lí GĐ: gia đình TB: thứ bậc SGK: sách giáo khoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu..............................................................2 3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 6. Giả thuyết khoa học........................................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................3 8. Đóng góp của đề tài.........................................................................................5 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH ĐẦU LỚP 1............................................................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề......................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý....................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1.........................7 1.2. Một số khái niệm công cụ............................................................................9 1.2.1. Khó khăn.....................................................................................................9 1.2.2. Khó khăn tâm lí...........................................................................................9 1.2.3. Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1...................................................10 1.2.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí........................................................ 10 1.3. Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1..........................................................10 1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh đầu lớp 1...................................................16 1.4.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1.................................................... 16 1.4.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh lớp 1....................................................18 1.4.3. Tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ vào lớp 1...................................................21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH ĐẦU LỚP 1 TRƢỜNG TIỂU HỌC BỘC BỐ - PÁC NẶM - BẮC KẠN...24 2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu............................................24 2.2. Thực trạng khó khăn tâm lí của học học sinh đầu lớp 1 trƣờng tiểu học Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn...........................................................25 2.2.1. Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1...........................................................25 2.2.2. Biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn............................................................................. 30 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1.......................33 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................33 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan.......................................................................35 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của trẻ lớp 1..........................39 2.2.4.1. Ảnh hưởng của môi trường sống đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 39 2.2.4.2. Giới tính và khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1....................................41 2.2.4.3. Độ tuổi và khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1.......................................43 2.2.4.4. Hoàn cảnh gia đình và khó khăn tâm lí..................................................46 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TÂM LÍ CHO HỌC SINH ĐẦU LỚP 1 TRƢỜNG TIỂU HỌC BỘC BỐ HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN........................................................................... 50 3.1. Chuẩn bị cho trẻ một thể lực tốt khi vào lớp 1.............................................50 3. 2. Chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ....................................................................52 3.3. Tạo hứng thú sẵn sàng đi học cho trẻ...........................................................56 3.4. Chuẩn bị cho trẻ về khả năng thích ứng với hoạt động học tập và xã hội...57 3.5. Chuẩn bị tốt về mặt ngôn ngữ......................................................................59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 65 1. Kết luận...........................................................................................................65 2. Kiến nghị.........................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................67 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục – đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục học ở bậc học cao hơn. “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở”. Lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và trong bậc tiểu học nói riêng. Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi học sinh. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở mẫu giáo sang học tập ở tiểu học, trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới, một môi trường mới, hoạt động mới, yêu cầu mới… điều đó sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn về tâm lý. Vì vậy, nếu hiểu được những khó khăn tâm lí của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục thì trẻ sẽ thích nghi với hoạt động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được thuận lợi hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập và phát triển tốt tâm lí cũng như nhân cách của trẻ. Hiện nay ở nước ta mỗi năm có hơn 1 triệu học sinh đi học lớp 1 và thu hút được sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh cũng như của xã hội. Tuy nhiên áp lực từ phía phụ huynh, từ nhà trường tới trẻ đi học lớp 1 vẫn đang diễn ra dẫn đến những khó khăn cho trẻ khi đi học. Những khó khăn này có những biểu hiện khác nhau ở học sinh đầu lớp 1 của các vùng miền khác nhau. Qua khảo sát thử cũng như quan sát trên học sinh lớp 1, qua phỏng vấn giáo viên đã và đang dạy lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy, học sinh khi đi học lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn tâm lí và những khó khăn này cản trở hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ trong nhà trường. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về học sinh lớp 1 song những khó khăn tâm lí của trẻ ở vùng sâu vùng xa còn ít được nghiên cứu. 1 Đặc biệt là học sinh tiểu học vùng miền núi Đông Bắc - vùng còn có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu những khó khăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 là cần thiết để giúp các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo - những người làm công tác giáo dục nhận thức được các khó khăn tâm lý của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện pháp thích hợp nhằm khắc phục và hạn chế khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học đầu lớp 1. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố - huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn”. 2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1. 2.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 1 của trường tiểu học Bộc Bố - huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 3. Mục đích nghiên cứu Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài phát hiện những khó khăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố và một số nhân tố dẫn tới những khó khăn đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp tháo gỡ khó khăn tâm lí cho học sinh lớp 1. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến khó khăn của học sinh lớp 1: khó khăn tâm lý, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1. - Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của trẻ lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố - huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn tâm lý cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố - huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn. 5. Phạm vi nghiên cứu - Do điều kiện thời gian và khuôn khổ đề tài có hạn mà vấn đề khó khăn tâm lí là một vấn đề lớn. Nên xét về điều kiện của bản thân tôi chỉ tập trung nghiên 2 cứu: khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong hoạt động học tập, vui chơi, giao tiếp, lao động và hoạt động xã hội. - Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên 22 học sinh lớp 1A trường tiểu học Bộc Bố huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn và 13 học sinh lớp 1 phân trường Nà Lảy, trường tiểu học Bộc Bố; 20 giáo viên trường tiểu học Bộc Bố - huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 6. Giả thuyết khoa học Nhìn chung, học sinh lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn tâm lí khi đi học. Mức độ khó khăn tâm lí không đồng đều nhau theo giới tính, thành phần gia đình, độ tuổi, môi trường sống. Nếu tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp với học sinh thì sẽ tháo gỡ được khó khăn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sưu tầm, phân tích các tài liệu liên quan đến khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 (như sách, báo, tạp chí, khóa luận, luận án) nhằm nắm bắt được nội dung cơ bản về mặt lí luận của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng. 7.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trung thực, khách quan và nghiên cứu tâm lí trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đơn giản về thiết bị và ít tốn kém về kinh phí. Chúng tôi tiến hành quan sát những biểu hiện về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố và phân trường Nà Lảy trong giờ học, giờ ra chơi và ở nhà. 7.3. Phương pháp điều tra Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thêm về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1. Phiếu điều tra được xây dựng theo quy trình hai bước: - Bước 1: Xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ: chúng tôi tiến hành khảo sát 20 giáo viên trường tiểu học ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn bằng phiếu khảo sát có nội dung gồm các câu hỏi: 3 + Theo thầy cô, học sinh lớp 1 có gặp khó khăn tâm lí không? Đó là những khó khăn nào? + Nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn đó? + Làm thế nào để khắc phục khó khăn tâm lí cho học sinh lớp 1? - Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra chính thức: Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra chính thức. Nội dung phiếu điều tra gồm 7 vấn đề: + Học sinh lớp 1 có khó khăn không? + Đó là những khó khăn nào? + Biểu hiện của khó khăn đó + Yếu tố chủ quan gây nên khó khăn + Yếu tố khách quan gây nên khó khăn + Ảnh hưởng của khó khăn + Biện pháp khắc phục khó khăn 7.4. Phương pháp phỏng vấn Đây là phương pháp chủ yếu mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1. - Nội dung: Chúng tôi thiết kế một phiếu phỏng vấn gồm 40 câu hỏi chia thành 2 phần: + Phần 1: Những khó khăn + Phần 2: Những nguyên nhân - Cách tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng học sinh trong một phòng học chỉ gồm người phỏng vấn và người được phỏng vấn nhằm nâng cao tính khách quan cho kết quả điều tra. Sau đó chúng tôi cho điểm mỗi câu theo quy định chuẩn sau: + Câu trả lời a được 3 điểm: Có khó khăn tương ứng + Câu trả lời b được 2 điểm: Có khó khăn tương ứng nhưng không thường xuyên. + Câu trả lời c được 1 điểm: Không có khó khăn tương ứng 4 Sau đó chúng tôi tính tổng số điểm và phân loại theo bảng chuẩn sau: Mức độ STT Khó khăn Thƣờng xuyên SL % Thỉnh thoảng Không bao giờ SL SL % % 7.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng công thức toán học như trung bình cộng, số phần trăm, hệ số tương quan… để xử lí kết quả nghiên cứu thu được nhằm rút ra các nhận xét khoa học của đề tài nghiên cứu. 8. Đóng góp của đề tài - Phát hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố - Pác Nặm - Bắc Kạn. - Bước đầu tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn tâm lí của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. 5 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH ĐẦU LỚP 1 1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Cho đến nay, vấn đề khó khăn tâm lí (KKTL) đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cập một cách hệ thống toàn bộ các công trình nghiên cứu về KKTL. Chúng tôi chỉ trình bày một cách tổng quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài. 1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý Theo hướng này có các công trình tiêu biểu: - Trong công trình nghiên cứu của G.M.Anctrecva, tác giả đã đề cập đến những khó khăn tâm lí trong qua trình giao tiếp. Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp, con người bắt gặp một số bức rào cản tâm lí. Những trở ngại tâm lí đó có thể nảy sinh do sự bất đồng ngôn ngữ, do sự khác biệt về xã hội, chính trị tôn giáo nghề nghiệp, do những đặc điểm tâm lí cá nhân của những người tham gia giao tiếp. Công trình nghiên cứu này của G.M.Anctrecva chủ yếu đi vào lí luận về khó khăn tâm lí trong lĩnh vực giao tiếp trên khách thể nghiên cứu là người lớn. - Tác giả V.A.Cancalic trong khi nghiên cứu giao tiếp sư phạm của giáo viên (GV) cũng đã nêu ra một số trở ngại trong giao tiếp của sinh viên sư phạm – những người thầy giáo tương lai đó là: + Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc + Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp + Thụ động trong giao tiếp + Có tâm trạng sợ hãi, lo lắng + Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lí của bản thân trong giao tiếp. + Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ đó tùy theo nhiệm vụ sư phạm. + Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác. 6 - Trong bài viết “Những khó khăn tâm lí trong quá trình giải toán của học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Minh Hải [7, tr.25], tác giả đã đề cập đến những nguyên nhân khác nhau đã hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học trong đó có những khó khăn về mặt tâm lí. - Trong khi nghiên cứu về một số trở ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã đưa ra kết luận: trở ngại tâm lí trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lí và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Những trở ngại tâm lí trong giao tiếp được biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể giao tiếp. Bản chất của các trở ngại tâm lí này là sự không phù hợp giữa những đặc điểm tâm lí cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Ở đây, tác giả còn nêu lên những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên những trở ngại tâm lí và đề xuất một số biện pháp để giải quyết trở ngại này. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây chủ yếu nghiên cứu trên khách thể có độ tuổi lớn với đặc trưng tâm lí và hoạt động chủ đạo khác biệt cơ bản với học sinh lớp 1- những học sinh đang phải đối mặt với một bước ngoặt trong cuộc đời. 1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 Theo hướng này có các công trình tiêu biểu: - Bianca Zazzo cùng 12 cộng sự thuộc trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em thuộc Đại học Paris đã có công trình nghiên cứu về bước chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 của trẻ em. Theo tác giả thì khó khăn lớn nhất của trẻ khi chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 là sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để. Một bên là còn vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do tùy hứng thú cá nhân còn nặng hơn tính chỉ đạo của cô giáo. Bước sang lớp 1, HS phải tập trung học tập theo sự chỉ đạo chặt chẽ của GV, chủ trương nguyên tắc của lớp học. Trong chương trình này tác giả còn nghiên cứu một cách khá toàn diện quá trình thích ứng của trẻ lớp 1 với hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể. 7 - Trong cuốn “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” tác giả A.V.Petrovxki đã đưa ra những biến đổi về mặt sinh lí trong cơ thể trẻ 6 tuổi. Bên cạnh đó, ông còn đề cập đến những biến đổi về mặt tâm lí khi trẻ bước vào lớp 1. Ông đã chia những khó khăn tâm lí của trẻ lớp 1 thành 3 loại: + Thứ nhất: Trẻ phải làm quen với chế độ học tập mới mẻ. + Thứ hai: Trẻ phải đối mặt với những thay đổi về tính chất của các mối quan hệ: quan hệ với cô giáo, với gia đình và với bạn bè. + Thứ ba: Trẻ mất dần đi những hứng thú học tập ban đầu và uể oải, thờ ơ với việc học. Có thể gọi là sự “vỡ mộng” của trẻ. Trong tác phẩm này A.V.Petrovxki cũng đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, ảnh hưởng của những khó khăn này đến đời sống của trẻ và đề xuất một số biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ. Việc phân tích trên cho thấy các tác phẩm và các công trình nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề khó khăn tâm lí của HS lớp 1 chủ yếu đi vào nghiên cứu lí luận về khó khăn tâm lí, thực tiễn ít hoặc là chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập. Ở Việt Nam, cũng có một số tác giả bàn về vấn đề này thông qua các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của họ. - Tác giả Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” cũng đã nêu lên những khó khăn tâm lí mà trẻ lớp 1 phải vượt qua. Theo tác giả “trong quá trình lớn lên của trẻ em, có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, trẻ em đòi hỏi phải thay đổi phương thức sinh hoạt một cách khá triệt để”[9, tr.4]. “Giữa phương thức học tập ở mẫu giáo và lớp 1 có một sự biến động đột ngột đối với trẻ em, một bước ngoặt quan trọng đòi hỏi một sự thích nghi về nhiều mặt không dễ gì vượt qua. Đúng là một cửa ải phân chia hai cuộc sống khác nhau”[9, tr.14]. - Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em thì 6 tuổi vào lớp 1, trẻ phải vượt qua một trong những “Nỗi khổ của con em” chúng ta. Ở đây tác giả đề cập đến một số “nỗi khổ” mà học sinh lớp 1 phải gánh chịu: 8