Tiêu LUẬN quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tiêu LUẬN quản lý đổi mới phương pháp dạy học

YOMEDIA

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Tiêu LUẬN quản lý đổi mới phương pháp dạy học

YOMEDIA

Đang xử lý...
Tiêu LUẬN quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học theo địnhhướng phát triển năng lực. Ý nghĩa rút ra trong quản lý hoạt động dạy họcở các trường trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực học sinhSự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những địnhhướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tínhhàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hìnhthành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Địnhhướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sángtạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổthông.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạyvà học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triểnnăng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiệntốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy họctheo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng này, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với quảnlý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trườngTHCSNỘI DUNG1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của họcsinhĐổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa làtừ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụngđược cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cáchvận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăngcường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnhviệc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môncần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp.Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thànhvà phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếmthông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo củatư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phươngpháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phươngpháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thànhnhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chứcdạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà cónhững hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành đểđảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,nâng cao hứng thú cho người học.Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quiđịnh. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nộidung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệthông tin trong dạy học.Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lựcthể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúphọc sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu nhữngtri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiếnhành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiếnthức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa vàcác tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìmtòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phântích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dầnhình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trởthành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết vàkinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tậpchung.Bốn là , chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trongsuốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học).Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh vớinhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác địnhtiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các saisót.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướngphát triển năng lực học sinh2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thốngĐổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phươngpháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầubằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Đểnâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hếtcần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúngtrong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi vàxử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuynhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thếbên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng cácphương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của họcsinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy họcViệc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toànbộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực vànâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạyhọc cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi mộthình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp vàsự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qualàm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáoviên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên vớihình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của họcsinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việcgiải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn cónhững hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thểchiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt nhưphương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sungdạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấyrõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá“bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụngdạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.2.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đềDạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giảiquyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năngnhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đólà tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề,giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giảiquyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của họcsinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lựckhác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa họcchuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễndạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đềkhoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuynhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa họcchuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tìnhhuống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học cònxây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.2.4. Vận dụng dạy học theo tình huốngDạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạyhọc được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễncuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trườnghọc tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mốitương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đềcó nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắnvới thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa họcchuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp.Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xarời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh nănglực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trườnghợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trongđó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thôngqua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn làcon đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đờisống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện naycủa nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy họclà những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giảiquyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt độngthực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành độngDạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạtđộng trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình họctập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hànhđộng, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đâylà một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy họcđịnh hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáodục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hànhđộng, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phứchợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra cácsản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lýthuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học địnhhướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tinhợp lý hỗ trợ dạy họcPhương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trongdạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trườngphổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tựlàm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phươngtiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy họctrong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phươngtiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như cácphương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kếtnối.2.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạoKỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và họcsinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trìnhdạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạyhọc. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từngphương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nayngười ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tưduy...2.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ mônPhương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học,việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạyhọc bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơsở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặcthù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học nhưtrình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật,thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lựctrong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả caotrong việc dạy học các môn khoa học...2.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinhPhương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việctích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhậnthức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổchức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tậpchuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tậpcho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trongbộ môn.3. Ý nghĩa rút ra trong quản lý hoạt động dạy học ở các trườngTHCS theo định hướng phát triển năng lực học sinhDạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) thực chất là nhằm đápứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của giáo dục THCS. Bên cạnh các yêu cầu vềphẩm chất, chuẩn đầu ra chú trọng các NL chung và NL chuyên biệt mà HS cầnđạt được sau một giai đoạn học tập nhất định. Để hoạt động dạy học (HĐDH )theo định hướng phát triển năng lực học sinh (NLHS) thực hiện tốt mục tiêu vàchuẩn đầu ra của giáo dục THCS thì điều quan trọng là phải quản lý hiệu quảhoạt động này. Cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:Một là, kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường THCS theo định hướngphát triển NLHS. Đây là biện pháp quan trọng, định hướng cho hoạt động củaGV và HS theo tiếp cận phát triển NL người học; đồng thời giúp GV xác định rõnhững NL chung và NL đặc thù cần hình thành ở HS trong quá trình dạy họcmôn học; qua đó bồi dưỡng cho GV kỹ năng xây dựng KHDH theo định hướngphát triển NLHS. Để thực hiện biện pháp này, hiệu trưởng các trường THCS cầnchỉ đạo GV xác định rõ các yêu cầu đối với một KHDH theo định hướng pháttriển NLHS. Trên cơ sở đó tổ chức xây dựng kế hoach dạy học (KHDH) ởtrường THCS theo định hướng phát triển NLHS theo một quy trình khoa họcgồm các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa môn học;Bước 2: Xác định các NL chung và NL đặc thù cần được hình thành, phát triển ởHS trong quá trình dạy học môn học; Bước 3: Xác định hệ thống nhiệm vụ hành động học tập mà HS cần thực hiện qua từng bài, chương, môn học; Bước4: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để triển khai cácnhiệm vụ - hành động học tập đến HS; Bước 5: Lựa chọn phương pháp và hìnhthức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - hành động học tập của HS; Bước 6:Lập KHDH ở các cấp độ khác nhau, từ vĩ mô (KHDH môn học) đến vi mô(KHDH tiết học/bài học). Nhưng dù ở cấp độ nào, KHDH cũng phải luôn luônlà một “chương trình hành động phát triển NLHS”. Ngoài ra, hiệu trưởng cầnchỉ đạo khai thác các nguồn lực về con người cơ sở vật chất và thiết bị dạy họcđể thực hiện KHDH theo định hướng phát triển NLHS.Hai là, tổ chức hoạt động dạy học ở trường THCS theo đinh hướng pháttriển NLHS. Đây là biện pháp giúp cho GV, CBQL trường THCS nắm vững bảnchất của tổ chức HĐDH theo định hướng phát triển NLHS, chuyển từ dạy họctheo tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển NLHS; đồngthời giúp cho GV và CBQL trường THCS tổ chức HĐDH một cách chủ động,linh hoạt, sáng tạo, qua đó phát triển ở GV và CBQL trường THCS kỹ năng tổchức HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Để thực hiện biện pháp này, cácchủ thể quản lý trong nhà trường cần chỉ đạo GV tổ chức cấu trúc, sắp xếp lạinội dung dạy học các môn học trong chương trình THCS nhằm khắc phục nhữnghạn chế của chương trình THCS hiện hành. Việc cấu trúc, sắp xếp lại nội dungdạy học các môn học trong chương trình THCS hiện hành cần đảm bảo: nângcao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình THCS hiệnhành; đảm bảo tính lô gic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các mônhọc và các hoạt động giáo dục; đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và cáchoạt động giáo dục trong mỗi năm học không ít hơn thời lượng quy định trongchương trình hiện hành; đảm bảo tính khả thi...Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần tổ chức GV vận dụng các phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS,phát huy tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người họctự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL; tổ chức hình thức họctập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.Ngoài ra, hiệu trưởng cần tổ chức cho GV đánh giá kết quả học tập của HS, việcđánh giá không chỉ quan tâm đến kiến thức, kỹ năng mà còn phải quan tâm đếncả khả năng HS giải quyết vấn đề trong các bối cảnh, tình huống phức hợp vàthực tiễn; quan tâm đến cả thái độ và giá trị của HS... Việc đánh giá như vậy sẽhỗ trợ tích cực cho sự phát triển của HS.Ba là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ởtrường trung học phổ thông theo định hướng phát triển NLHS. Đây là giải phápgiúp cho GV và CBQL nhà trường đánh giá khách quan chất lượng HĐDH theođịnh hướng phát triển NLHS; đồng thời tạo động lực cho việc đổi mới, nâng caochất lượng HĐDH ở trường THCS và khắc phục được những hạn chế, thiếu sótảnh hưởng đến chất lượng HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Do đó cácchủ thể quản lý giáo dục cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng HĐDH ởtrường THCS theo định hướng phát triển NLHS bao gồm toàn diện các lĩnh vựcnhư: KHDH, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc; kiểm tra đánh giá, môi trường dạy học. Mỗi một lĩnh vực trên cần xây dựngcác tiêu chí cụ thể để tổ chức thực hiện. Sau khi xây dựng bộ tiêu chí, cần phổbiếnvà hướng dẫn các chủ thể đánh giá chất lượng HĐDH ở trường THCS theobộ tiêu chí đó; GV tự đánh giá chất lượng HĐDH môn học mà mình phụ tráchtheo bộ tiêu chí; tổ chuyên môn đánh giá chất lượng HĐDH môn học (nhómmôn học) do tổ phụ trách theo bộ tiêu chí; hiệu trưởng đánh giá chất lượngHĐDH của nhà trường theo bộ tiêu chí và công khai kết quả đánh giá đó theoquy định.Bốn là, bồi dưỡng nâng cao NL quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển NL cho cán bộ quản lý trường THCS. Hiệu quả quản lý HĐDHở trường THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn làNL quản lý HĐDH của CBQL. Khi được bồi dưỡng nâng cao NL, CBQL trườngTHCS sẽ tổ chức, chỉ đạo HĐDH một cách bài bản, đảm bảo cho hoạt động nàyđáp ứng yêu cầu phát triển NLHS; đồng thời tạo tiềm lực để CBQL trườngTHCS có thể thích ứng nhanh với quản lý chương trình và SGK GDPT mới.Người hiệu trưởng cần xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao NL quản lýHĐDH theo định hướng phát triển NLHS cho CBQL trường THCS. Việc bồidưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS cần theoquy trình sau: Bước 1: Phát tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn sơ bộ cho CBQLtrường THCS về nội dung tài liệu bồi dưỡng, nhất là những nội dung mới hoặckhó; các câu hỏi/nhiệm vụ cần phải thực hiện; Bước 2: CBQL trường THCS tựnghiên cứu tài liệu bồi dưỡng; Bước 3: Tổ chức cho CBQL trường THCS traođổi về tài liệu bồi dưỡng theo nhóm; Bước 4: Tập trung những điểm khó của tàiliệu, những nội dung CBQL trường THCS chưa rõ hoặc chưa thống nhất qua tựnghiên cứu và trao đổi, thảo luận; Bước 5:Tổ chức giải đáp thắc mắc, bổ sungkiến thức và kỹ năng giúp CBQL trường THCS hiểu sâu hơn tài liệu. Hình thứcbồi dưỡng cần đa dạng như tập trung trên lớp hoặc tăng cường sử dụng các hìnhthức bồi dưỡng tại chỗ như tự học và tự học có hướng dẫn, bồi dưỡng qua mạngtrực tuyến với hình thức e-learning...Năm là, xây dựng cơ chế, tạo động lực để GV và HS phát huy tốt vai tròcủa mình trong dạy học theo định hướng phát triển NL. Trong quá trình tổ chứcHĐDH theo định hướng phát triển NLHS cần xây dựng môi trường giảng dạy học tập tích cực cho GV và HS, xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên,khuyến khích GV và HS; đồng thời huy động các nguồn lực tài chính từ cácdoanh nghiệp, các hội nghề nghiệp để lập quỹ khen thưởng, hỗ trợ GV và HStrong giảng dạy- học tập theo định hướng phát triển NL. Bên cạnh đó, cần xâydựng cơ chế phối hợp với Hội phụ huynh để triển khai chủ trương dạy học theođịnh hướng phát triển NLHS.Sáu là, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin (CNTT), đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường THCS theo định hướng pháttriển NLHS. Để thực hiện điều này các chủ thể quản lý cần chỉ đạo xây dựngphát triển cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng đồng bộ và hiện đại, đồngthời chỉ đạo công tác đảm bảo thiết bị dạy học một cách chặt chẽ từ việc xâydựng kế hoạch mua sắm, triển khai mua sắm đến việ sử dụng, bảo quản thiết bịdạy học; đồng thời khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học...bên cạnh đó, cầnchỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong dạy học; lập kế hoạch chiến lược xâydựng hạ tầng CNTT (mua mới máy vi tính; lắp đặt nhiều phòng multimedia;trang bị projector, phương tiện nghe nhìn; nâng cấp mạng internet kết nối wifi,website.); huy động các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục để tăng cường muasắm thêm thiết bị CNTT mới phục vụ cho HĐDH theo định hướng phát triểnNLHS.KẾT LUẬNTóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học vớinhững cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung.Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp vềphương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinhnghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiếnphương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.Tài liệu tham khảo:1. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thu (2014), “Tổ chức dạy học phát triểntoàn diện năng lực cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Giáo dục, số 347, tháng 12.2. Trần Thị Kim Dung (2014), “Đánh giá năng lực học sinh trong dạy họcmôn ngữ văn ở THCS - nhìn từ mục tiêu dạy học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục,số 106, tháng 7.3. Trần Văn Quang (2015), Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ởtrường THPT thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ QLGD, Viện KHGD ViệtNam.