Tiểu sót rát nước tiểu mùi thối là bệnh gì năm 2024

Nước tiểu của người bình thường có màu vàng nhạt, khai nhẹ. Một số trường hợp nước tiểu có mùi hôi khiến cho bệnh nhân khó chịu. Vậy nguyên nhân nhân do đâu gây nên tình trạng này.

✜ Mất nước

Lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ là nguyên nhân nước tiểu có mùi hơn bình thường. Mất nước, nước tiểu cũng sẽ thải ra ít hơn, tăng nồng độ chất thải làm cho nước tiểu có mùi như lưu hình hoặc amoniac.

✜ Đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu có mùi hôi. Kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, luôn cảm thấy nóng rát khi tiểu tiện. Hiện tượng này xảy ra do có vi khuẩn bên trong nước tiểu làm cho đường tiết niệu nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân để cải thiện tình trạng này.

Tiểu sót rát nước tiểu mùi thối là bệnh gì năm 2024

✜ Bị bệnh đái tháo đường

Người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu tăng cao so với bình thường. Làm cho nước tiểu cũng sẽ có mùi ngọt hoặc mùi trái cây, một số trường hợp cho mùi hôi. Vì vậy nếu thấy có hiện tượng bất thường, bệnh nhân cần đi khám điều tị ngay nhé.

✜ Viêm âm đạo do vi khuẩn

Những bạn nữ bị viêm âm đạo sẽ làm cho nước tiểu có mùi. Nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra các bệnh về âm đạo âm hộ. Bệnh lý này làm cho dịch tiết có mùi tanh và lượng nước tiểu cũng có mùi hôi do dịch âm đạo tiết ra khi đi tiểu.

✜ Sỏi thận

Người bị sỏi thận thường có những cơn đau dữ dội. Bệnh lý này khiến cho vi khuẩn tích tụ và gây tình trạng viêm nhiễm. Có thể sẽ chảy máu kèm theo nước tiểu có mùi khó chịu. Bệnh nhân còn gặp tình trạng đau háng, hông, lưng; buồn nôn, tiểu nhiều, sốt, tiểu ra máu,..

Tiểu sót rát nước tiểu mùi thối là bệnh gì năm 2024

Nên và không nên làm gì khi nước tiểu có mùi hôi

Nước tiểu có mùi làm cho bệnh nhân khó chịu, gặp nhiều trở ngại, stress,.. Vậy nếu bệnh nhân gặp tình trạng này nên và không nên làm gì:

➤ Nên làm

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể;
  • Không để cơ thể trong tình trạng khát nước;
  • Thời tiết nắng nóng, tập thể dục vận động khiến mồ hôi ra nhiều bạn càng nên uống nước
  • Không được nhịn tiểu để bàng quang thường xuyên được làm rỗng. Tránh tình trạng són nước tiểu trong bàng quang.
  • Sau khi vệ sinh xong, cần dùng giấy vệ sinh hoặc rửa bằng tay từ trước ra sau. Để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây qua đường tiết niệu
  • Nên sử dụng những loại dung dịch rõ nguồn gốc, phù hợp với môi trường pH cô bé.

Tiểu sót rát nước tiểu mùi thối là bệnh gì năm 2024

➤ Không nên làm

  • Hạn chế hoặc không nên uống nước có ngọt, nước có ga, có cồn hoặc chất kích thích khác.
  • Những loại: măng tây, tỏi, hành,.. thực phẩm có mùi.

Để rèn luyện được thói quen này với những người đã quen có trong cuộc sống. Chúng ta cần có người kế bên nhắc hoặc tập dần từ những thứ nhỏ nhất để. Vậy bệnh nhân có nước tiểu có mùi thì khi nào cần gặp bác sĩ.

Nước tiểu có mùi hôi - khi nào cần đến bác sĩ

Nước tiểu có mùi hôi cũng có thể do thức ăn hoặc do bệnh lý. Vậy khi nào cần đi gặp bác sĩ?

  • Sốt.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu đục.
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Đau bụng dưới.
  • Áp lực vùng chậu.
  • Ngứa âm đạo.

Tiểu sót rát nước tiểu mùi thối là bệnh gì năm 2024

Nếu gặp các tình trạng này, bệnh nhân cần tìm đến Đa Khoa Hà Đô - Nơi chuyển điều trị nước tiểu có mùi khó chịu.

Mùi nước tiểu bất thường có thể do cơ thể bị mất nước, do tác dụng phụ của thuốc hay mắc các bệnh nhiễm trùng tiểu, tiểu đường, gan, sỏi thận,...

Nước tiểu có mùi tự nhiên và đôi khi có mùi nồng hơn bình thường do thói quen sinh hoạt hoặc chế độ ăn uống gây nên. Tình trạng nước tiểu có mùi nồng nặc có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu là một nguyên nhân phổ biến khác của nước tiểu có mùi bất thường. Cùng với đó là cảm giác mắc tiểu dữ dội, đi tiểu thường xuyên và kèm nóng rát khi đi tiểu, đây đều là những triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng tiểu.

Dùng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến trong nhiễm trùng đường tiểu nhằm loại bỏ vi khuẩn - tác nhân chính gây ra bệnh.

Bệnh tiểu đường

Thay đổi mùi nước tiểu đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose máu tăng cao vượt mức thông thường, một lượng nhỏ glucose sẽ bị đào thải vào nước tiểu gây ra mùi ngọt hoặc mùi trái cây. Bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy có mùi ngọt trong nước tiểu của bạn.

Rò bàng quang

Tình trạng chấn thương hay các bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc khiếm khuyết tại bàng quang gây ra những lỗ rò nhỏ. Những lỗ này kết nối với ruột hoặc âm đạo (ở phụ nữ) khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang làm thay đổi mùi của nước tiểu.

Tiểu sót rát nước tiểu mùi thối là bệnh gì năm 2024

Nước tiểu có mùi có thể là biểu hiện sớm của nhiễm trùng đường tiểu. Ảnh: Shutterstock

Bệnh gan

Ở những bệnh nhân bị gan nặng cũng có thể gặp tình trạng mùi nước tiểu bất thường. Các triệu chứng khác của bệnh gan bao gồm: mệt mỏi, da hoặc mắt vàng, giảm cân, đầy hơi, nước tiểu sẫm màu... Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm cần đi khám bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng kể trên.

Sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng các tinh thể rắn, cứng lắng đọng ở một hoặc cả hai bên thận. Bệnh gây ra tình trạng đau ở người bị nặng và có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngoài các triệu chứng như đau nhói ở lưng hoặc bên hông, đau khi đi tiểu thì người bệnh cũng cảm nhận được tình trạng nước tiểu có mùi bất thường.

Yếu tố khác

Ngoài những bệnh lý tiềm ẩn nêu trên, nước tiểu có mùi cũng có thể do biểu hiện sinh lý của cơ thể trong đó phổ biến nhất là tình trạng mất nước. Trong nước tiểu thường có chứa amoniac. Khi cơ thể càng tích nước, amoniac càng ít cô đặc. Nhưng khi bị mất nước, nồng độ amoniac sẽ gia tăng và gây ra mùi hơi nồng khi đi tiểu. Đây là lý do tại sao khi đi tiểu vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, nước tiểu thường sẫm hơn và có mùi mạnh hơn.

Một vài thực phẩm cũng là nguyên nhân của tình trạng mùi nước tiểu bất thường như hành, tỏi, hẹ và điển hình là măng tây. Nguyên nhân là trong măng tây có chứa hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh tự nhiên được gọi là acid asparagic. Đây là một hợp chất của lưu huỳnh được bài tiết vào nước tiểu. Mặc dù không gây hại nhưng chất này tạo ra mùi mạnh trong nước tiểu và mùi này sẽ biến mất sau khi măng tây được đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể.

Một số loại vitamin và thuốc có thể gây tác dụng phụ làm thay đổi mùi của nước tiểu. Bao gồm: vitamin D, vitamin nhóm B, kháng sinh sulfonamide, một số loại thuốc trị bệnh tiểu đường và thuốc điều trị viêm khớp do rheumatoid,...

Hầu hết, mùi nước tiểu không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mùi hôi kéo dài hơn 2 ngày đi kèm các triệu chứng kể trong số các bệnh lý trên cần đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể.