Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học

Tìm kiếm đề tài nghiên cứu khoa học luôn là một vấn đề lưu tâm đối với những người tham gia nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu khoa học thường đề cập đến nhiều lĩnh vực và có quy mô rộng rãi.

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Tính chất bao quát của đề tài nghiên cứu khoa học

Có nhiều dạng đề tài khác nhau ví dụ như: Các dạng đề tài nghiên cứu khoa học triển khai, nghiên cứu đề tài mang tính ứng dụng, đề tài khoa học thăm dò và đề tài nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở lý thuyết đã có.

Đề tài nghiên cứu khoa học mang tính chất tìm kiếm và phân tích những sự kiện đã xảy ra, chưa xảy ra hoặc là những sự kiện dự đoán. Việc nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng được việc nâng cao cải thiện quy trình, chất lượng công việc hoặc lý giải lý thuyết, ý nghĩa của vấn đề.

Có thể tham khảo đề tài nghiên cứu khoa học ở các diễn đàn khoa học lớn, hoặc tự đề xuất ra những vấn đề khoa học để tạo ra đề tài của riêng mình. Nếu có khả năng bạn cũng có thể tìm hiểu những đề tài, vấn đề nhất thiết gần gũi trong cuộc sống cần có khoa học áp dụng vào để tạo ra giải quyết vấn đề hiệu quả.

Mục đích của việc nghiên cứu khoa học đó chính là tạo ra những giải pháp tối ưu hơn để áp dụng vào thực tế, hoặc thông qua cơ sở lý thuyết thì thực hiện phân tích và đưa ra các ứng dụng khoa học mới. Tùy vào mỗi đề tài mà nhóm nghiên cứu chọn thì mục đích mà họ muốn đạt được cũng khác nhau.

2. Những cách thức tiếp cận đề tài khoa học phù hợp

Bạn nên tìm kiếm nhiều cách thức tiếp cận nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau, qua thời gian bạn sẽ có thể xác định được lĩnh vực khoa học mà mình muốn quan tâm, tìm hiểu.

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Gợi ý một số cách thức tiếp cận với đề tài nghiên cứu khoa học

Tham gia các hội thảo khoa học, các cuộc thi nghiên cứu khoa học để học hỏi nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Đọc sách về các đề tài khoa học đã thành công sẽ chỉ ra cho bạn được hướng tìm kiếm đề tài đúng đắn.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về những lý do thất bại của những đề tài nghiên cứu khoa học nổi bật để rút ra bài học cho mình. Tìm kiếm thông tin về những vấn đề nhất thiết trong cuộc sống cần ứng dụng khoa học vào từ đó tự hình thành những đề tài nghiên cứu khoa học mới, mang chất riêng của mình để tham khảo chọn lọc.

Tiếp cận với những người đi trước học hỏi kinh nghiệm và hỏi han về cách tìm kiếm đề tài hợp lý. Bạn cũng có thể lập thành nhóm nghiên cứu khoa học để tìm hiểu nhiều đề tài thú vị hơn. Tìm kiếm thông tin trên những trang mạng uy tín đề cập đến những vấn đề khoa học thiết thực để có thể hiểu rõ hơn về cách thức chọn đề tài phù hợp.

3. Cách xác định lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học

Đi sâu vào những câu hỏi để có thể lựa chọn ra đề tài khoa học hợp lý, thiết thực và hiệu quả để đảm bảo kết quả sau quá trình nghiên cứu mang lại sẽ giúp bạn đạt được mục đích ban đầu.

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Xác định những tiêu chí cần thiết để tìm đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn nên xem xét lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà thúc đẩy sự tò mò của bạn. Những vấn đề cần áp dụng nghiên cứu khoa học là rất nhiều, bạn thích nghiên cứu những phương pháp khoa học ứng dụng trong nông nghiệp hay không? Hay bạn quan tâm đến những vấn đề nhức nhối về vệ sinh môi trường?

Những lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh cũng có thể là đề tài mà bạn quan tâm. Bạn muốn tối ưu hóa hoạt động của quy trình logistic, quy trình xuất nhập khẩu. Bạn muốn nghiên cứu về việc sử dụng những phương pháp khoa học và việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất. 

Việc xác định vấn đề khoa học mà bạn quan tâm khá quan trọng, nó có thể giúp bạn lựa chọn được đề tài mà mình có thế mạnh từ đó thì quá trình nghiên cứu cũng diễn ra trôi chảy hơn.

3.2. Tìm hiểu tính khoa học của đề tài

Lựa chọn đề tài khoa học phải đảm bảo được tính khoa học của nó, tính khoa học phải gắn liền với một khuôn khổ lý thuyết và có cơ sở lý luận rõ ràng. Bước đầu tiên của việc nghiên cứu khoa học là nêu ra cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Vì thế đề tài có tính khoa học thì mới có thể tiến hành đưa ra lý thuyết để giải thích và áp dụng vào giải quyết vấn đề.

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Phải có tính khoa học trong đề tài nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu khoa học sẽ được giải quyết nếu như nó có cơ sở để phân tích và lý giải vấn đề. Việc chọn lựa được đề tài mang tính khoa học ngay từ ban đầu sẽ mang lại kết quả nghiên cứu có ý nghĩa một cách trọn vẹn.

3.3. Đề tài có mang tính khả thi, tính áp dụng thực tế không?

Một đề tài nghiên cứu khoa học hay thì tức là nó phải mang tính khả thi và có thể áp dụng vào thực tiễn. Một đề tài nghiên cứu có tính khả thi là đề tài mà có thể tiếp cận được cơ sở lý thuyết, nguồn số liệu liên quan từ đó có thể giúp nhóm nghiên cứu định hình ra được hướng đi để tìm ra giải pháp, kết quả nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn là đề tài có thể áp dụng kết quả thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nếu kết quả đạt được có thể ứng dụng và giải quyết được vấn đề thực tiễn theo một hướng tốt hơn thì việc nghiên cứu đề tài đó được xem là có ý nghĩa và được đánh giá cao.

3.4. Xem xét đề tài mang tính sáng tạo, mới mẻ

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học nên mang tính mới mẻ

Tính mới mẻ và sáng tạo của đề tài có thể nhìn nhận theo nhiều hướng. Ví dụ: Đề tài hoàn toàn mới mẻ là những đề tài chưa hoặc được rất ít người quan tâm nghiên cứu. Dạng đề tài này có thể được đánh giá cao nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xem xét kể trên. Tuy nhiên phải lưu ý đến vấn đề những đề tài này có thể khó tiếp cận thông tin, lý thuyết hoặc phải gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu.

3.5. Nguồn thông tin tiếp cận có dễ tìm kiếm không?

Khi lựa chọn đề tài khoa học để nghiên cứu bạn phải tìm hiểu qua về cơ sở lý thuyết, vấn đề thực tiễn có liên quan, những thông tin hay số liệu cần có để tiến hành nghiên cứu. Việc xác định đề tài gần gũi mà bạn có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng thì đề tài đó có triển vọng để bạn tiến hành nghiên cứu khoa học.

Tiếp cận thông tin khoa học để nghiên cứu đề tài cũng là một vấn đề mà bạn cần lưu ý. Khi chọn đề tài nghiên cứu bạn phải xem xét nguồn lực của mình có đủ để thực hiện nghiên cứu đề tài đó hay không. Nếu nhóm của bạn không có quá nhiều nguồn lực và có hạn chế về việc tìm kiếm thông tin thì không nên chọn những đề tài vĩ mô hoặc những đề tài quá mới lạ.

Bạn có thể chọn lựa một loạt những đề tài nghiên cứu ấn tượng với bạn, rồi từ từ tìm hiểu thông tin để chọn ra được đề tài phù hợp nhất. Không nhất thiết những đề tài mà đã quá quen thuộc với bạn, bạn có thể chọn những đề tài mới mẻ hơn có tính chất thôi thúc sự tò mò trong bạn. 

Quá trình nghiên cứu khoa học là một quãng đường dài, chọn được một đề tài mà bạn thấy ưng ý cũng chưa chắc có thể giúp bạn đạt được kết quả mong đợi. Mặc dù vậy nhưng có một bước khởi đầu tốt cũng có thể đem lại nhiều động lực cho bạn để có thể cống hiến hết mình tham gia nghiên cứu khoa học.

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Tìm kiếm đề tài nghiên cứu khoa học hợp lý

Bài viết cách chọn đề tài nghiên cứu khoa học đã định hướng cho bạn những vấn đề cần quan tâm xem xét khi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu khoa học. Đừng dừng lại hãy tiếp tục tìm kiếm và bạn sẽ có được những đề tài nghiên cứu hay và đạt được kết quả ấn tượng.

Tôi muốn làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu?

Tôi không biết chọn đề tài nào để làm?

Tôi phải làm gì để tìm được đề tài nghiên cứu?

Tôi đã mất nhiều thời gian mà vẫn chưa tìm ra được đề tài nghiên cứu?...

Hầu như những ai đã từng bắt đầu nghiên cứu khoa học cũng thường gặp khó khăn và phải tìm kiếm câu trả lời cho rất nhiều những câu hỏi như vậy. Thậm chí có những người vì không thể vượt qua giai đoạn này đã từ bỏ luôn ý định nghiên cứu khoa học.

Đối với các bạn sinh viên cũng vậy, có thể nói việc tìm kiếm được một đề tài nghiên cứu khoa học để thực hiện quả thật không phải dễ dàng, nhất là đối với những bạn lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học.

Vậy làm thế nào để sinh viên có thể vượt qua giai đoạn này, để có thể tự tin bước tiếp trong chặng đường nghiên cứu khoa học.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và giải mã những “vật cản” này nhé.

Đầu tiên là vấn đề về thời gian?

Các nhóm nghiên cứu thường bảo rằng mình đã đầu tư nhiều thời gian nhưng không thu được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cần suy xét kĩ việc này. Phải chăng là thời gian dài nhưng các thành viên trong nhóm không thật sự chú tâm và tập trung vào công việc chính là tìm kiếm đề tài, cho đến khi thời gian trôi qua quá lâu thì ý định nghiên cứu khoa học cũng trở nên xa rời hơn.

Để khắc phục điều này, các nhóm nghiên cứu cần đặt mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu và cần có lộ trình làm việc nhóm cụ thể cũng như các thành viên nhóm nghiên cứu phải thường xuyên giữ liên lạc và “chất vấn” lẫn nhau, nhất là đối với trưởng nhóm.

Tiếp đến là việc sinh viên thấy có quá nhiều vấn đề để nghiên cứu và không biết nên chọn vấn đề nào?

Khi mới bắt đầu nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể chưa biết mình thực sự yêu thích hay quan tâm đến vấn đề nào, vì vậy sinh viên sẽ cảm thấy như đang “bơi” trong nhiều mảng vấn đề quá lớn, và không biết nên chọn đề tài nào để tập trung vào nghiên cứu.

Vì thế để thoát ra được vòng luẩn quẩn này, sinh viên cần xác định được lĩnh vực mình thực sự quan tâm. Trong một lĩnh vực lớn sẽ có những vấn đề nhỏ. Tìm hiểu sâu vào những mảng vấn đề nhỏ để thực sự hiểu hơn những vấn đề đó, như vậy là bạn đã thu hẹp được vấn đề lớn, lúc này việc lựa chọn đề tài nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn.

Ví dụ, bạn muốn nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, lĩnh vực này sẽ có nhiều mảng vấn đề như văn hóa du lịch, quản trị du lịch và lữ hành, khách sạn - nhà hàng,….bạn muốn quan tâm đến vấn đề về quản trị du lịch và lữ hành, vậy bạn sẽ cần tìm hiểu về sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch, marketing du lịch,…bạn thích marketing du lịch nhất, vậy thì sẽ tìm hiểu sâu hơn về nó để tìm ra những vấn đề nhỏ như là thương hiệu du lịch, nghiên cứu thị trường du lịch, truyền thông du lịch, các mô hình marketing du lịch,..bạn lại tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vào các vấn đề nhỏ này cho đến khi tìm được vấn đề mình tâm đắc và muốn khám phá nó. Đây là một cách tiếp cận.

Hướng tiếp cận khác là bạn đã có được một ý tưởng nghiên cứu, nhưng lo lắng không biết ý tưởng này có thể tiến hành để làm đề tại nghiên cứu khoa học được hay không? Bạn sẽ bắt đầu triển khai ý tưởng này như thế nào? Vậy thì bạn hãy cân nhắc những vấn đề sau đây.

Vấn đề thứ nhất là tính khoa học của đề tài, đây có thể được coi là tiêu chí cơ bản nhất khi lựa chọn một đề tài nghiên cứu khoa học. Tính khoa học của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện bằng việc đề tài phải có cơ sở lý luận rõ ràng, vững chắc. Cơ sở lý được hiểu là những lý thuyết xoay quanh vấn đề nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là những giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Những lý thuyết này là cơ sở nền tảng để đảm bảo các nội dung trong công trình nghiên cứu có sự logic, liền mạch, khoa học và thuyết phục. Nếu đề tài của bạn không đáp ứng được yêu cầu này, tức là không tìm được khung cơ sở lý luận liên quan thì cần xem xét lại trước khi chốt đề tài để nghiên cứu sâu.

Vấn đề thứ hai là tính mới của đề tài, một công trình nghiên cứu khoa học bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu này vì nghiên cứu khoa học chính là chính là hành trình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi và tìm ra những điều mới. Tính mới của đề tài thể hiện ở chỗ vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ. Tính mới cần được hiểu là, cho dù đã được phát hiện mới, nhưng người nghiên cứu vẫn còn tiếp tục tìm kiếm những phát hiện mới hơn.

Tính mới được chia làm ba cấp độ:

+ Hoàn toàn mới: khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước đến nay không được giải quyết.

+ Mới: khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hình thành lí luận, phương pháp, công nghệ mới…đem lại hiệu quả cao hơn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.

+ Mới ở phạm vi nhất định: cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ sung hoàn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề khoa học đã được giải quyết về cơ bản.

Vấn đề thứ ba là tính cấp thiết của đề tài. Đề tài phải có tính cấp thiết đối với thời điểm tiến hành nghiên cứu. Vấn đề đang là điểm “nóng” cần thiết phải giải quyết và giải quyết được nó sẽ đem lại giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển của khoa học và đời sống.

Thứ tư là tính khả thi của đề tài. Đây chính là điều kiện thực tế để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tính khả thi của đề tài được biểu hiện bằng việc: có thể tiếp cận được nguồn tài liệu có cơ sở lý luận liên quan; có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu muốn thu thập. Thông thường các công trình nghiên cứu khoa học bắt buộc phải có nguồn dữ liệu dạng số để tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu (đối với nghiên cứu định tính) và để phục vụ chạy mô hình nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng), vì thế nếu đề tài của bạn không có khả năng tiếp cận các nguồn dữ liệu này thì có thể nói là đề tài của bạn không có tính khả thi

Trên đây là một số gợi ý cơ bản dành cho các bạn sinh viên đã, đang và sẽ ấp ủ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Khó khăn là đương nhiên, trở ngại có thể nhiều, thế nhưng nếu bạn thực sự yêu thích và mong muốn khám phá những chân trời tri thức mới cộng hưởng với đó là quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, chắc chắc các bạn sẽ thành công, bởi vì: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”./.

Tính mới của đề tài nghiên cứu khoa học

Ths. Nguyễn Thị Thúy Ngân – Giảng viên Khoa Du lịch