Tk3 là gì

KT1, KT2, KT3 và KT4 đều là những thuật ngữ thường gọi để chỉ nơi thường trú, tạm trú của công dân. Thế nhưng, sự khác biệt giữa các thuật ngữ này như thế nào không phải ai cũng hiểu rõ.


KT1: Nơi đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu

Luật Cư trú 2006 quy định, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Công dân đã đăng ký thường trú sẽ được cấp Sổ hộ khẩu, nơi đăng ký thường trú được thể hiện trên Chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước công dân của mỗi người.

KT1 được hiểu là nơi đăng ký thường trú của công dân.

Tk3 là gì

KT1, KT2, KT3 và KT4 là những thuật ngữ để chỉ nơi thường trú, tạm trú của công dân


KT2: Nơi tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Công dân có đăng ký hộ khẩu thường trú (KT1) ở một quận/huyện nhưng đăng ký tạm trú dài hạn tại một quận/huyện khác trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì tại nơi đăng ký tạm trú được cấp Sổ KT2.

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu tại quận Nam Từ Liêm, nhưng tạm trú dài hạn tại quận Hà Đông, thì tại quận Hà Đông, công dân được cấp Sổ KT2.


KT3: Tạm trú dài hạn ở tỉnh, thành phố khác nơi đăng ký thường trú

Công dân có đăng ký hộ khẩu thường trú (KT1) ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này nhưng đăng ký tạm trú dài hạn tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì tại nơi đăng ký tạm trú, dược cấp Sổ KT3.

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu tại Ninh Bình, nhưng tạm trú dài hạn ở Hà Nội, thì tại Hà Nội, công dân được cấp Sổ KT3.


KT4: Tạm trú ngắn hạn ở tỉnh, thành phố khác nơi đăng ký thường trú

Tương tự giống như trường hợp KT3, tuy nhiên ở KT4, thời gian đăng ký tạm trú của công dân ở tỉnh, thành phố khác ngắn hạn (thường có một thời hạn nhất định).

Ngoài các thông tin về KT1, KT2, KT3 và KT4 như nêu trên, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết Phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú.

Xem thêm:

Thủ tục đăng ký tạm trú: 8 điểm cần lưu ý năm 2019

Luật Cư trú: 8 điểm mới người dân cần biết


Lan Vũ

Theo quy định của Luật Cư trú 2020, kể từ ngày 01/7/2021 không cấp sổ hộ khẩu, KT3 bản giấy nữa. Sổ hộ khẩu, KT3 đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.

Như vậy, từ năm 2023, sổ hộ khẩu, KT3 bản giấy sẽ không còn giá trị sử dụng trong mọi trường hợp.

Tk3 là gì

Ai đang dùng Sổ hộ khẩu, KT3 bản giấy cần biết 2 điều này

2. Sẽ thu hồi sổ hộ khẩu giấy khi người dân đi thay đổi thông tin

Đây là một trong những điểm mới tại Luật Cư trú 2020, cụ thể:

Điều 38. Điều khoản thi hành

...

3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Như vậy, trường hợp người dân đến cơ quan công an thực hiện các thủ tục về cứ trú mà làm thay đổi thông tin hiện có trong Sổ thì công an mới thu hồi sổ. Không phải tất cả người dân phải tự mang sổ cũ đi nộp; sổ đã cấp nếu không có thay đổi gì thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2022 như đã nêu ở mục 1.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Những vấn đề pháp lý thường ngày như đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú,... tưởng chừng đơn giản nhưng khi người dân thực hiện lại có nhiều vướng mắc. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật hộ tịch. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí.

      Bên cạnh sổ hộ khẩu là giấy tờ có giá trị xác nhận địa chỉ thường trú của công dân, còn tồn tại các loại sổ tạm trú khác nhau như KT2, KT3, KT4 – chứng nhận nơi sinh sống hiện tại khác với địa chỉ thường trú. Đặc biệt, người dân di chuyển tới các khu vực khác để làm việc, học tập ngày càng tăng thì việc phân loại sổ tạm trú là cơ sở để chính quyền địa phương xác nhận cư trú, quản lý dân số, nguồn lao động, an ninh xã hội. Vậy, Kt3 là gì? Thủ tục làm sổ tạm trú Kt3 như thế nào? Với bài viết sau, Luật Quang Huy chúng tôi xin tư vấn về vấn đề sổ tạm trú KT3 để tránh những rắc rối trong quá trình đăng ký tạm trú kt3.

Tk3 là gì


  • Văn bản hợp nhất 03/ VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật cư trú
  • Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

      KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn của cá nhân ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nào đó, không phải nơi đăng ký thường trú của cá nhân này

      KT3 được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình để xác định nơi cư trú tạm thời của công dân đó. Đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát tình trạng cư trú của một địa điểm dân cư. Sổ tạm trú KT3 có thời gian đăng ký tạm trú tối đa 24 tháng kể từ ngày được cấp. Sau 24 tháng, tùy vào nhu cầu mà công dân có thể xin gia hạn thời hạn tạm trú hoặc cấp lại sổ để tiếp tục cư trú tại địa phương.

      Khi công dân đã đăng ký thường trú tại một tỉnh/thành phố nhưng có đăng ký tạm trú dài hạn tại một tỉnh, thành phố khác thì hoàn toàn được hưởng những quyền và lợi ích như một công dân thường trú tại nơi đăng ký KT3.

KT3 sử dụng với mục đích gì?

      Đăng ký tạm trú KT3 là quyền và nghĩa vụ của công dân khi sinh sống tại các địa phương khác địa chỉ thường trú. Đồng thời, khi sở hữu sổ tạm trú KT3, công dân có thể dễ dàng hơn khi thực hiện các công việc như:

  • Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà ở tại địa phương đang tạm trú;
  • Đăng ký mới, sang tên phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, …);
  • Mua bán, sang tên, cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú;
  • Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng, công ty tài chính;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú;
  • Đăng ký sử dụng Internet, cáp, điện nước, ….
  • Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm, …

Điều kiện cấp sổ KT3

      Để được cấp sổ tạm trú KT3, công dân phải đáp ứng được những điều kiện như sau:

  • Có giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân)
  • Đã đăng ký thường trú tại 1 tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương khác.
  • Sở hữu nhà ở hoặc có quyền sử dụng đất tại địa chỉ thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương nơi cần đăng ký tạm trú KT3. Trường hợp đang ở nhà thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà người khác, phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà để đăng ký tạm trú KT3.
  • Đã sinh sống tại nơi cần đăng ký tạm trú sổ KT3 ít nhất 30 ngày.

Điều kiện cấp số KT3

      Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì cần đáp ứng điều kiện nhất định mới có thể được cấp Sổ KT3, chẳng hạn như có thời gian tạm trú liên tục kéo dài nhưng chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú,…

Tk3 là gì

      Theo Khoản 3 Điều 30 Luật Cư trú hiện hành quy định công dân muốn được cấp sổ tạm trú KT3 cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • 01 bản khai nhân khẩu (theo mẫu HK01)
  • 01 phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02)
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú (xuất trình bản gốc và nộp 01 bản sao)
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp căn cứ Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú KT3 phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

      Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ làm sổ kt3 nêu trên, công dân mang hồ sơ đến Công an xã, phường, thị trấn để tiến hành thủ tục làm sổ tạm trú KT3.

      Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết nêu trên, bạn mang hồ sơ tới cơ quan công an phường, xã nơi tạm trú để tiến hành thủ tục làm kt3.

Những điều cần biết về sổ tạm trú KT3

  Kiểm tra hồ sơ

      Sau khi công dân nộp hồ sơ xin cấp sổ KT3, cán bộ trực ban Công an cấp xã tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ làm sổ kt3.

      Nếu hồ sơ cấp sổ KT3 đầy đủ thì Công an địa phương tiếp nhận và thực hiện thủ tục làm KT3 cho người có yêu cầu. Trường hợp hồ sơ làm sổ tạm trú KT3 chưa ghi đầy đủ thì yêu cầu người khai báo tạm trú sửa đổi, bổ sung cho hoàn chỉnh.

 Tiến hành cấp sổ tạm trú KT3

      Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ cho thủ tục làm sổ kt3, Trưởng công an phường, xã, thị trấn sẽ có trách nhiệm cấp sổ tạm trú KT3 cho công dân theo quy định pháp luật.

      Nếu công dân đã được cấp sổ tạm trú kt3 nhưng sau đó không sinh sống, làm việc tại nơi đã đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên thì sổ tạm trú KT3 sẽ mất giá trị và bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú của cơ quan Công an địa phương.

      Trong vòng 30 ngày trước khi sổ KT3 hết thời hạn tạm trú, nếu công dân vẫn có ý định sinh sống tại địa phương đó, thì phải tới cơ quan Công an đã cấp sổ tạm trú kt3 để làm thủ tục gia hạn. Nếu sổ KT3 đã hết hạn hoặc bị mất có thể xin cấp lại. Nếu sổ tạm trú kt3 bị hư hỏng sẽ được đổi sổ mới.

      Trên đây là toàn bộ câu thông tin chúng tôi cung cấp về Kt3 là gì? Những điều cần biết khi làm Kt3? Nếu có thắc mắc về thủ tục làm Kt3, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình qua TỔNG ĐÀI 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.