Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính là gì

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần II

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu a,b,c,d trang 120+121 Ngữ văn 10, tập 1 

Đọc lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và trả lời:

- Nhân vật chính trong truyện: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.

- Tìm hiểu và tóm tắt truyện theo nhân vật An Dương Vương:

            An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhưng cứ đắp xong lại đổ. Sau đó, nhờ Rùa Vàng giúp đỡ vua mới xây được thành. Không những thế, thần còn ban cho An Dương Vương chiếc vuốt để chế nỏ chống giặc ngoại xâm. Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc nhưng bị đánh bại bởi nhà vua có chiếc nỏ thần, đánh đâu dẹp đấy. Âm mưu lấy trộm nỏ thần, Triệu Đà cho con trai là Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu – con gái An Dương Vương. Trọng Thủy lợi dụng Mị Châu nhẹ dạ, cả tin đã đánh tráo lấy nỏ thần đem về nước. Triệu Đà có được nỏ thần, nhanh chóng cất quân xâm lược Âu Lạc lần nữa. An Dương Vương đem nỏ ra trừ giặc mới phát hiện đã mất nỏ. Nhà vua thua trận bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy trốn. Đến bên bờ biển gọi Rùa Vàng, An Dương Vương mới được thần cho biết “’Kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc”. Nhà vua rút gươm chém Mị Châu rồi cầm sừng tê giác theo Rùa Vàng xuống biển.

- Tóm tắt truyện theo nhân vật Mị Châu:

            Mị Châu là con gái An Dương Vương. Sau khi vua cha xây được Loa Thành, lại chế được nỏ thần và đánh bại giặc Triệu Đà, nàng được gả cho Trọng Thủy, con trai Triệu Đà, để giữ hòa hiếu hai nước. Nhẹ dạ, cả tin và yêu thương chồng, Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ thần. Triệu Đà có nỏ thần trong tay liền cất quân đánh Âu Lạc. Mị Châu theo vua cha chạy trốn, dọc đường đi nàng còn ngây thơ rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy tìm theo. Đến bờ biển, thần Rùa Vàng kết tội nàng là giặc, Mị Châu đau đớn khấn nếu mình có lòng phản nghịch chết đi sẽ hóa cát bụi, còn một lòng trung hiếu mà bị lừa dối sẽ hóa thành châu ngọc. Mị Châu chết, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.

- Cách tóm tắt truyện theo nhân vật chính:

+ Đọc kỹ văn bản, xác định nhân vật chính.

+ Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc.

+ Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến các sự việc.

LUYỆN TẬP

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1,2,3 trang 121+122 Ngữ văn 10, tập 1 

1. Đọc các đoạn tóm tắt và trả lời câu hỏi:

a. Phần tóm tắt VB Chuyện người con gái Nam Xương: từ "chàng Trương đi đánh giặc… không kịp nữa".

+ Mục đích tóm tắt ở VB1: giúp người đọc hiểu và nhớ văn bản.

+ Mục đích tóm tắt ở VB2: dùng làm dẫn chứng để chứng minh "cái tình thế đau đớn".

b. Cách tóm tắt ở VB1 là tóm tắt toàn bộ truyện thơ Tiễn dặn người yêu, VB2 chỉ tóm tắt một số sự việc, chi tiết tiêu biểu vì mục đích tóm tắt của hai VB này khác nhau. VB1 nhằm để hiểu và nhớ tác phẩm, VB2 nhằm phục vụ cho việc làm sáng tỏ một ý kiến.

2. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy:

     Trọng Thủy là con trai Triệu Đà, người đã cất quân đánh Âu Lạc nhưng bại trận vì Âu Lạc có Loa Thành kiên cố, lại có nỏ thần. Triệu Đà giao nhiệm vụ cho Trọng Thủy lấy cắp nỏ thần của Âu Lạc và lấy việc cầu hôn Mị Châu làm phương kế tiếp cận. Lợi dụng Mị Châu nhẹ dạ, cả tin, Trọng Thủy đánh tráo lấy nỏ thần về dâng vua cha. Trước khi về còn dặn Mị Châu nếu có chuyện bất trắc xảy ra thì tìm cách để lại dấu cho chàng đi tìm. Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc lần nữa, An Dương Vương bại trận và bỏ trốn cùng Mị Châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng, tìm đến bờ biển chỉ thấy xác Mị Châu. Chàng đau đớn đem xác nàng về táng ở Loa Thành. Vì quá thương nhớ Mị Châu, một lần đi tắm tưởng thấy bóng dáng của nàng, chàng lao đầu xuống giếng mà chết.

3. Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Tấm:

      Tấm mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ kế sinh thêm cô em gái tên Cám. Chẳng bao lâu sau cha cũng mất. Một lần dì ghẻ giao cho hai chị em chiếc giỏ bảo đi bắt tôm tép, ai lấy đầy giỏ sẽ được thưởng yếm đỏ. Tấm chăm chỉ nên chẳng mấy chốc đầy giỏ còn Cám mải chơi nên chưa được gì. Cám lừa chị đi tắm gội rồi lấy hết tôm tép. Tấm lên thấy giỏ không bèn khóc, Bụt hiện lên bảo Tấm đem con cá bống còn sót lại trong giỏ về nuôi. Mẹ con dì ghẻ bắt bống ăn thịt. Tấm lại ngồi khóc, Bụt hiện lên bảo tấm tìm xương bống chôn xuống dưới bốn chân giường. Khi nhà vua mở hội, mẹ con Cám đổ gạo trộn với thóc bắt Tấm nhặt rồi bỏ đi chơi hội. Bụt sai đàn chim giúp Tấm nhặt thóc. Tấm đào những cái lọ chôn dưới chân giường để có quần áo đẹp đi trẩy hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi một chiếc hài. Vua nhặt được cho đàn bà con gái trong hội đi thử, thấy Tấm đi vừa liền đưa nàng về cung làm hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha, Tấm về trèo cau cúng cha thì bị dì ghẻ chặt cây nên lộn cổ chết, Cám được mẹ cho thế vào chỗ của chị ở trong cung. Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để quấn quýt bên vua. Lần biến hóa nào cũng bị Cám mách mẹ và tiêu diệt. Đến khi nàng hóa thành quả thị rồi thành cô gái về ở với bà lão bán nước, nhà vua đi qua thấy miếng trầu ở hàng nước giống trầu Tấm têm trước đây bèn vào hỏi. Nhà vua gặp lại Tấm bèn rước nàng về cung. Cám thấy chị về cung bèn hỏi cách để được xinh đẹp như Tấm, Tấm bèn cho đào hố sâu và đun nước sôi rồi giội cho Cám chết. Dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

Loigiaihay.com

Để làm bất kỳ một bài tập làm văn nào thì việc tóm tắt dàn ý là điều quan trọng nhất, cho dù đó là văn miêu tả, văn thuyết minh, văn nghị luận. Và việc tóm tắt văn bản tự sự là yếu tố hàng đầu mà các bạn cần nắm chắc để làm bài đạt điểm số cao trong các kỳ thi quan trọng.

Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính là gì

Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự 

Mục đích

  • Nắm vững tính cách và số phận của nhân vật chính.
  • Đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

Yêu cầu

  • Trung thành với văn bản gốc.
  • Nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.
  • Ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ và chính xác.

Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

Bước 1: Đọc kỹ văn bản và xác định nhân vật chính

Đây là bước quan trọng nhất vì nếu các bạn không thể xác định được nhân vật chính cần phân tích và nghị luận thì cả bài văn không mang lại bất kỳ giá trị nào.

Bước 2: Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

Những sự việc này có thể liên quan giữa nhân vật này với nhân vật khác hoặc những sự việc này với sự việc khác trong toàn bộ tác phẩm.

Bước 3: Tóm tắt các hành động, lời nói tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

Những lưu ý khi tóm tắt văn bản tự sự:

  • Cần đối chiếu với văn bản gốc như mục đích, yêu cầu của đề.
  • Tóm tắt cần bám sát các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
  • Khi viết văn bản tóm tắt chúng ta dùng lời văn của người viết.
  • Tùy theo yêu cầu và mục đích của đề bài mà chúng ta có thể tóm tắt văn bản tự sự theo nhiều cách khác nhau.

Bài tập minh họa cách tóm tắt văn bản tự sự 

Đề bài 1: Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Cám.

Tóm tắt nhân vật Cám trong truyện “ Tấm cám”

Cám là người em cùng cha khác mẹ với Tấm.

Tính cách: Đỏng đảnh, ham chơi, lười biếng.

Chỉ vì chiếc yếm đào treo thưởng mà Cám lựa chị hụt xuống ao để trút giỏ tép của Tấm.

Thấy Tấm nuôi được con cá bống, Cám lại lừa giết và thịt cá bống.

Khi vua mở hội, Cám cùng mẹ sắm sửa quần áo đẹp đi chơi còn Tấm phải ở nhà nhặt riêng thóc gạo mà dì ghẻ đã cố tình trộn lẫn.

Thấy vua mời đàn bà, con gái thử giày để kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không vừa chân.

Ghen tức vì Tấm được làm hoàng hậu, nhân ngày giỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cây cau rồi chặt cây giết chết Tấm.

Cám vào cung thay Tấm làm vợ vua.

Tấm chết hóa thân nhiều lần nhưng đều bị Cám tìm cách hãm hại từ việc giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi.

Khi Tấm trở lại làm người Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên tỏ ra ham muốn.

Cám chết một cách thích đám vị sự tham lam và ngu ngốc của mình.

Bài văn mẫu tóm tắt tự sự về nhân vật Cám

Cám là nhân vật cùng cha khác mẹ với Tấm, tính cách Cám đỏng đảnh, ham chơi và lười biếng. Khi mẹ treo thưởng chiếc yếm đào cho ai bắt được nhiều tôm tép, Cám đã lừa chị hụp xuống ao để trút hết giỏ tép của Tấm sang giỏ mình. Khi tấm phát hiện được và khóc thì ông Bụt xuất hiện và cho Tấm một chú cá bống để về nuôi nhưng mẹ con Cám lại lừa và làm thịt bống.

Khi vua mở hội, Cám cùng mẹ sắm sửa quần áo đẹp đi chơi còn Tấm phải ở nhà nhặt riêng thóc gạo mà mụ dì ghẻ đã cố tình trộn lẫn. Tấm một lần nữa được ông Bụt giúp đỡ đi xem hội nhưng lại đánh rơi chiếc giày. Khi vua mời các thiếu nữ thử giày kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không vừa chân, còn Tấm được chọn làm vợ cua.

Ghen tức vì Tấm được chọn làm hoàng hậu, nhân ngày giỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cây cau rồi chặt cây giết Tấm. Sau đó, Cám giả mạo Tấm để vào cung làm hoàng hậu thay chị. Một hôm đang giặt áo, Cám nghe được lời chim vàng anh hót lời của Tấm “phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chế phơi bờ rào rách áo chồng tao”. Cám tức giận bắt chim làm thịt, lông chim đổ ra vườn, một thời gian sau ở vườn mộc lên 2 cây xoan đào rất đẹp, nhà vua lấy làm yêu thích. Biết chuyện, Cám sau quân lính chặt cây đóng thành khung cửi. Thế nhưng mỗi lần ngồi vào khung cửi, Cám lại nghe tiếng chửi rủa mình “ Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị. chị khoét mắt ra”. Không chịu được, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro xa mãi bên đường. Từ đống tro mọc lên cây thị có duy nhất một quả, Tấm đã náu mình trong quả thị và trợ lại thành người.

Sống trong cung Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa thì tỏ ta ham muốn, Cuối cùng Cám chết một cách thích đáng vì sự tham lam và ngu ngốc của mình.

Đề bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi mà đề bài yêu cầu:

“ Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực…..

Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta rồi thì sẽ biết. – Nói rồi phất áo bay đi…”

Trích tác phẩm “Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2: Nếu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Các từ ngữ như “ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền, ngồi ngất ngưởng tự nhiên” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn.

Câu 4: Văn bản trên thuộc tác phẩm nào? Hãy tóm tắt nhân vật chính trong tác phẩm đó.

Đáp án: 

Câu 1: Đây là văn bản tự sự 

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là:

  • Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn.
  • Kể về sự tức giận của Ngô Tử Văn  trước những tội ác của hồn ma tướng giặc và hành động đốt đền của Ngô Tử Văn .

Câu 3: Hiệu quả nghệ thuật:

  • Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật chính trong tác phẩm như:
  • Lòng dũng cảm, tính cương trực, khẳng khái, vì dân vì nước.
  • Tinh thần dân tộc bất khuất như tiêu diệt hồn ma của tướng giặc, bảo vệ người có công với nước.

Câu 4: Văn bản trên thuộc tác phẩm “Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên” của tác giả Nguyễn Dữ.

Tóm tắt nhân vật Ngô Tử Văn

Ngô Tử Văn quê ở Yên Dũng, Lạng Giang. Chàng rất khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà là không chịu được.

Cuối đời Hồ, có một hồn ma tên tướng giặc tử trận ở đền Tản Viên, tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn nghe tin tức giận bèn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, hồn ma tên tướng giặc đến mắng mỏ, đe dọa đòi Tử Văn dựng lại đền và kiện dưới âm phủ nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên.

Chiều tối, thổ công xuất hiện rồi kể cho Tử Văn mọi sự tình, rồi bày cách giúp Tử Văn đối phó, ứng xử khi bị bắt xuống Minh ti.

Đêm xuống, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Khi đối chất với diêm vương, bằng những lời lẽ cứng cỏi và những chứng cứ mà Thổ Công cung cấp, cuối cùng Tử Văn đã thắng kiện và được làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Còn hồn ma tướng giặc bị nhốt xuống ngục Cửu U.