Tống nghĩa là ai

Bài chi tiết: Trận Cự Lộc

Sau khi đã đánh bại quân của Hạng Lương, Chương Hàm cho rằng quân của nước Sở không đáng lo, nên vựơt Hoàng Hà qua đánh nước Triệu, phá tan quân Triệu. Vua Triệu là Yết cùng tướng quốc Trương Nhĩ bị hãm trong thành Cự Lộc. Chương Hàm sai [Vương Ly; 王離] (cháu nội Vương Tiễn), Thiệp Nhàn vây Cự Lộc. Chương Hàm đóng quân ở phía nam thành này, xây một con đường ống để chuyên chở thóc tiếp tế cho Ly. Tướng Triệu Trần Dư đem vài vạn quân đóng ở phía bắc thành Cự Lộc, cùng mấy cánh quân chư hầu đến cứu nước Triệu nhưng không dám đụng độ với quân Tần.

Nghe tin quân Sở đã bị thua to ở Định Đào, Sở Hoài Vương lo sợ, từ Vu Thai đến Bành Thành, dồn cả quân của Hạng Vũ, Lã Thần làm một và thân hành cầm quân. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, việc Hoài vương lấy quân của Hạng Vũ và Lã Thần, lại không lấy quân của Lưu Bang chứng tỏ vua Sở đã có ý nghi ngại Hạng Vũ.

Quân Sở về hội ở Bành Thành, nước Triệu sai sứ đến cầu cứu khẩn cấp. Sở Hoài vương bèn phát lệnh đánh Tần, ra giao ước với các đạo quân trong chư hầu rằng:

Ai tiến vào Quan Trung[6] trước thì được làm vua Quan Trung.

Theo lời các lão thần, Sở Hoài vương phong Lưu Bang làm Bái công, cử cầm quân theo đường chính diện phía tây để tiến vào Quan Trung; còn với cánh quân của Hạng Vũ, vua Sở sai đi lên phía bắc cứu nước Triệu. Để kìm chế Hạng Vũ, Hoài vương còn cử Tống Nghĩa làm thượng tướng quân của cánh quân cứu Triệu này, còn Hạng Vũ chỉ được làm thứ tướng, phong làm Lỗ Công, cùng mưu thần Phạm Tăng làm mạt tướng đi đánh cánh quân chủ lực của Tần do Chương Hàm chỉ huy.

Theo các nhà nghiên cứu, việc phân công nhiệm vụ của vua Sở có phần ưu ái cho Lưu Bang để tạo điều kiện cho Lưu Bang vào Quan Trung trước, do đó đã dẫn tới sự bất mãn của Hạng Vũ với Sở Hoài vương sau này.

Chém Tống Nghĩa

Các biệt tướng đều ở dưới quyền Tống Nghĩa đi đến An Dương, ở lại 46 ngày không tiến quân, mà sứ giả nước Triệu liên tục tới cáo cấp. Hạng Vũ sốt ruột muốn tiến quân, nhưng Tống Nghĩa không nghe theo. Nghĩa nói với Hạng Vũ:

Phàm con mòng đốt trâu thì không thể nào giết được rận chấy. Nay Tần đánh Triệu, nếu Tần đánh thắng thì quân mệt mỏi, ta lợi dụng lúc nó kiệt quệ mà đánh, nếu Tần không thắng thì ta hợp quân kéo về hướng tây, chắc chắn cướp lấy được nước Tần. Vì vậy, không gì bằng trước tiên để cho Tần và Triệu đánh nhau. Mang áo giáp dày, cầm binh khí sắc thì Nghĩa này không bằng ông, nhưng ngồi để trù tính sách lược thì ông không bằng Nghĩa.

Có ý kiến cho rằng Tống Nghĩa chủ trương đợi cho quân Tần và Triệu đánh nhau cho cùng hao tổn và mệt mỏi mới tới cứu để tốn ít sức mà lập công; lại có ý kiến cho rằng Nghĩa cũng toan tính như Lưu Bang, không dám đụng độ với đạo quân lớn của Chương Hàm mà muốn tránh đạo quân này để tìm cơ hội vào Quan Trung trước.

Và để răn đe ý định tiến quân của Hạng Vũ, Tống Nghĩa bèn ra lệnh trong quân:

Ai mạnh như hổ, bướng như dê, tham như sói, cứng đầu không thể sai khiến được, đều chém tuốt!

Nghĩa lại sai con là Tống Tương sang làm tướng nước Tề[7] thân hành tiễn con đến đất Vô Diệm, uống rượu hội họp linh đình. Trời lạnh, mưa to, quân sĩ đều đói rét. Hạng Vũ nghĩ thầm:

Đáng lý phải cố sức đánh Tần, thế mà lại cứ dằng dai mãi không chịu đi. Nay năm đói, dân nghèo, sĩ tốt ăn rau ăn khoai, quân không có lương thực sẵn sàng. Thế mà cứ uống rượu, hội họp linh đình, không đem binh vượt Hoàng Hà để dùng lương thực nước Triệu, cùng Triệu chung sức đánh Tần. Lại còn nói "lợi dụng khi nó kiệt quệ!". Một nước mạnh như Tần, đánh nước Triệu là nước mới thành lập[8], thì nhất định là lấy đứt rồi. Nước Triệu mất, Tần lại càng mạnh, chứ có mong gì nó kiệt quệ mà lợi dụng kia chứ? Vả chăng, quân ta vừa bị tan tác, vua ngồi không yên chiếu, vét tất cả binh lính lương thực trong nước, giao cho một mình tướng quân, nước nhà yên hay nguy là ở trận này. Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải hạng bầy tôi trung thành với nước.

Ông bèn quyết định giết Tống Nghĩa để ra quân. Buổi sáng hôm sau, Hạng Vũ lấy cớ vào hầu thượng tướng quân Tống Nghĩa rồi bước vào trướng chặt đầu Nghĩa và ra lệnh trong quân:

Tống Nghĩa mưu với Tề để phản lại nước Sở.[9] Sở Vương ra lệnh cho Vũ giết hắn!

Bấy giờ các tướng đều sợ hãi cúi đầu xin theo. Họ bàn nhau lập Vũ làm quyền thượng tướng quân, sai người đuổi theo giết chết Tống Tương.

Hạng Vũ sai Hoàn Sở báo với Hoài Vương. Hoài Vương nhân đó phong Vũ làm thượng tướng quân, Anh Bố và Bồ tướng quân đều ở dưới quyền Hạng Vũ.

Đại phá Vương Ly

Sau khi giết Tống Nghĩa, uy thế của Hạng Vũ vang dội ở nước Sở, nổi tiếng khắp các chư hầu. Ông sai hai mãnh tướng là Anh Bố và Bồ tướng quân cầm hai vạn quân vượt sông Hoàng Hà đến cứu Cự Lộc. Vì chiến sự còn ít thắng lợi, nên Trần Dư lại xin quân tiếp viện, Hạng Vũ liền đem tất cả đại quân vượt Hoàng Hà, bắt quân lính phải dìm đắm thuyền, đập vỡ nồi nấu cơm, đốt lều trại, chỉ mang lương thực trong ba ngày để tỏ rõ sĩ tốt quyết tâm liều chết, không chịu quay về.

Hạng Vũ cầm quân tiến tới đến vây Vương Ly, đánh quân Tần 9 trận thắng cả 9, cắt đứt con đường ống. Kết quả ông phá tan quần Tần, giết Tô Giác, bắt sống Vương Ly; Thiệp Nhàn không đầu hàng Sở, tự thiêu mình mà chết.

Bấy giờ thanh thế quân của Sở át cả quân các nước chư hầu. Quân của chư hầu đến cứu Cự Lộc đóng ở gần đó hơn 10 doanh trại, nhưng không ai dám đem quân ra đánh. Đến khi Sở đánh Tần, các tướng đều đứng trên tường mà nhìn. Các chiến sĩ nước Sở ai cũng đủ sức một người chống lại mười người, tiếng reo hò của quân Sở vang trời, quân chư hầu không ai không run sợ. Do đó, sau khi đã đánh tan quân Tần, Hạng Vũ triệu tập tướng các nước chư hầu đến, khi vào cửa viên môn, mọi người đều quỳ gối xuống mà đi tới, không ai dám ngẩng lên nhìn. Vì vậy, Hạng Vũ bắt đầu làm thượng tướng quân của chư hầu, chư hầu đều ở dưới quyền ông.

Hạng Tịch (chữ Hán: 項籍; 232 TCN - 202 TCN), biểu tự là Vũ (羽), nên còn gọi là Hạng Vũ (項羽), hoặc Tây Sở Bá Vương (西楚霸王), là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang đầu thời nhà Hán.

CUỘC ĐỜI

Tiểu sử

Hạng Vũ người đất Hạ Tương, là cháu nội đại tướng Hạng Yên nước Sở thời Chiến Quốc, người bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, họ Hạng đời đời làm tướng nước Sở, được phong đất ở Hạng cho nên lấy họ là họ Hạng. Có thuyết cho rằng tổ tiên Hạng Vũ vốn mang họ Mị, là hoàng tộc nước Sở. Sau này, khi Sở diệt Lỗ năm 256 TCN, gia đình Hạng Yên lúc này do lập được nhiều công trạng nên được phong đất Hạng- trước kia thuộc nước Lỗ. Gia tộc Hạng Yên theo đó mà lấy Hạng làm họ. Cha Hạng Vũ mất sớm nên ông sống với chú là Hạng Lương - con thứ của Hạng Yên.

Lúc còn nhỏ, Hạng Vũ học chữ nhưng học không nên, bèn bỏ đi học kiếm thuật, cũng không nên. Hạng Lương nổi giận mắng, Hạng Vũ nói: "Biết chữ chỉ đủ để viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người, không bõ công học. Nên học cái đánh lại được vạn người!"

Hạng Lương bèn dạy cháu binh pháp. Hạng Vũ rất mừng, nhưng ông cũng chỉ học để biết qua ý nghĩa, chứ không chịu học đến nơi đến chốn. Thuở trước, Hạng Lượng phạm tội và bị bắt ở Lạc Dương, Lương bèn nhờ quan cai ngục ở đất Kỳ là Tào Cửu viết thư cho Tư Mã Hân làm quan cai ngục ở Lạc Dương, vì thế việc mới thu xếp xong.

Hạng Lương có lần giết người, để tránh báo thù, bèn cùng Hạng Vũ bỏ trốn đến đất Ngô Trung. Các hiền sĩ và đại phu ở đất Ngô Trung đều thua kém Hạng Lương. Những khi Ngô Trung có việc lao dịch hay tang lễ thì Hạng Lượng thường đứng ra lo liệu. Lén lút dùng binh pháp để tập hợp tân khách và trai tráng, vì thế biết được khả năng của họ. Còn Hạng Vũ khi lớn lên mình cao hơn tám thước, có sức khỏe nâng được cả cái đỉnh nặng nghìn cân, tài năng, chí khí hơn người. Đời sau có câu "Bá Vương cử đỉnh" để khen ông và cũng để chỉ những người có sức khỏe phi thường. Các con em ở đất Ngô Trung đều sợ ông.

Khi Tần Thủy Hoàng đi chơi đất Cối Kê, vượt qua Chiết Giang, chú cháu Hạng Lương và Hạng Vũ cùng đi xem. Hạng Vũ trông thấy vua Tần, rồi nói: "Có thể cướp và thay thế hắn!". 

Hạng Lương nghe nói vội bịt miệng cháu: "Đừng nói bậy! Bị giết cả họ bây giờ!"

Tuy mắng cháu nhưng nhân việc này, Hạng Lương coi cháu là kẻ khác thường.

Tống nghĩa là ai

Khởi nghĩa ở Cối Kê

Tháng bảy, năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế (năm 209 TCN), Trần Thắng khởi nghĩa ở Đại Trạch, tự xưng là Trương Sở vương. Tháng 9 năm ấy, thái thú quận Cối Kê tên là Ân Thông muốn cùng Hạng Lương khởi nghĩa hưởng ứng. Hạng Lương giả cách nhận lời, nhưng muốn tự lập chứ không muốn ở dưới quyền Thông. Vì vậy hôm sau hai chú cháu vào phủ thái thú bàn việc rồi theo ám hiệu của Hạng Lương, Hạng Vũ tuốt kiếm chém đầu thái thú.

Hạng Lương tay cầm đầu Thông, mang ấn và dây buộc ấn của thái thú lên người. Các môn hạ của Thông hoảng hốt, rối loạn. Một mình Hạng Vũ giết chết ngót trăm người, cả phủ đều sợ hãi, cúi đầu không dám chống cự. Hạng Lương liền triệu tập quan lại và hào kiệt đã quen biết từ trước, hiểu dụ duyên cớ khởi nghĩa rồi trưng quân ở Ngô Trung và sai người thu gọi các trai tráng ở các huyện trong phủ, được tám ngàn quân tinh nhuệ. Hạng Lương cất nhắc những hào kiệt ở Ngô Trung làm các chức hiệu úy, hậu, tư mã.

Mọi người đều phục. Hạng Lương tự xưng làm thái thú Cối Kê, Hạng Vũ làm kì tướng, chiêu hàng các huyện trong quận.

Sát cánh cùng Lưu Bang

Đầu năm 208 TCN, Trần Thắng bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại thua trận bỏ chạy rồi chết. Nhưng tin đó vẫn chưa truyền tới phía đông. Một tướng của Trần Thắng là Thiệu Bình đi chiêu hàng đất Quảng Lăng, nhưng chưa hạ được thành. Nghe tin Trần Vương thua chạy, quân Tần sắp đến, Bình liền vượt Trường Giang, giả làm mệnh lệnh của Trần Vương, phong Hạng Lương làm Thượng trụ quốc nước Sở và giục Hạng Lương sang sông Tây tiến đánh Tần.

Hạng Lương bèn đem tám ngàn người, vượt Trường Giang đi về hướng tây. Sau khi thu hàng các tướng khởi nghĩa chống Tần khác là Trần Anh, Anh Bố, Bồ tướng quân, quân của Hạng Lương được tất cả sáu bảy vạn, mạnh lên rất nhiều, đóng ở Hạ Bì.

Hạng Lương mang quân qua sông Hoài, sai Hạng Vũ cầm một cánh quân đi một đường khác đánh Tương Thành. Tương Thành cố sức giữ nên Hạng Vũ không hạ được. Đến khi hạ được thành, Vũ sai chôn sống tất cả dân trong thành rồi trở về báo tin cho Hạng Lương.

Sau khi đánh bại và tiêu diệt một lực lượng chống Tần nhưng không thần phục mình của Tần Gia, Hạng Lương biết tin vua Sở Ẩn vương Trần Thắng đã chết, bèn theo kế của mưu sĩ Phạm Tăng, bèn lập dòng dõi nước Sở cũ là Mễ Tâm lên ngôi, cũng gọi là Sở Hoài vương.

Nghe tin Sở Hoài vương lên ngôi, nhiều tướng chống Tần về theo, trong đó có Lưu Bang. Hạng Lương sai Hạng Vũ cùng Lưu Bang đem binh đi theo đường riêng đến Thành Dương làm cỏ quân dân trong thành. Sau đó hai người tiến quân về hướng tây đánh phá quân Tần ở phía đông thành Bộc Dương. Quân Tần rút vào thành Bộc Dương. Hạng Vũ và Lưu Bang bèn đánh thành Định Đào. Chưa hạ được thành, liền bỏ đi, cướp đất đai ở phía tây cho đến Ung Khâu, đánh quân Tần thua to, chém được con thừa tướng nhà Tần Lý Tư là Lý Do, rồi quay lại đánh Ngoại Hoàng, nhưng chưa hạ được.

Trong khi Hạng Vũ và Lưu Bang tác chiến ở phía tây thì tại chiến trường phía đông, Hạng Lương kịch chiến với quân chủ lực Tần của Chương Hàm. Sau khi thắng Hàm 2 trận, vây hãm Hàm trong thành Định Đào, Hạng Lương chủ quan khinh địch. Chương Hàm được tiếp viện, nửa đêm đánh úp quân Sở một trận tan tành ở Định Đào. Hạng Lương tử trận.

Khi đó Hạng Vũ và Lưu Bang rời bỏ Ngoại Hoàng đến đánh huyện Trần Lưu, chưa đánh được thì nghe tin Hạng Lương tử trận. Hạng Vũ bàn với Lưu Bang rút quân về phía đông để lấy lại nhuệ khí, hợp với quân của một tướng cũ của Trần Thắng là Lã Thần, về cố thủ ở Bành Thành thuộc nước Sở.

Đại chiến Cự Lộc

Nhận giao ước

Sau khi đã đánh bại quân của Hạng Lương, Chương Hàm cho rằng quân của nước Sở không đáng lo, nên vựơt Hoàng Hà qua đánh nước Triệu, phá tan quân Triệu. Vua Triệu là Yết cùng tướng quốc Trương Nhĩ bị hãm trong thành Cự Lộc. Chương Hàm sai Vương Ly (cháu nội Vương Tiễn), Thiệp Nhàn vây Cự Lộc. Chương Hàm đóng quân ở phía nam thành này, xây một con đường ống để chuyên chở thóc tiếp tế cho Ly. Tướng Triệu Trần Dư đem vài vạn quân đóng ở phía bắc thành Cự Lộc, cùng mấy cánh quân chư hầu đến cứu nước Triệu nhưng không dám đụng độ với quân Tần.

Nghe tin quân Sở đã bị thua to ở Định Đào, Sở Hoài Vương lo sợ, từ Vu Thai đến Bành Thành, dồn cả quân của Hạng Vũ, Lã Thần làm một và thân hành cầm quân. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, việc Hoài vương lấy quân của Hạng Vũ và Lã Thần, lại không lấy quân của Lưu Bang chứng tỏ vua Sở đã có ý nghi ngại Hạng Vũ.

Quân Sở về hội ở Bành Thành, nước Triệu sai sứ đến cầu cứu khẩn cấp. Sở Hoài vương bèn phát lệnh đánh Tần, ra giao ước với các đạo quân trong chư hầu rằng: "Ai tiến vào Quan Trung trước thì được làm vua Quan Trung".

Theo lời các lão thần, Sở Hoài vương phong Lưu Bang làm Bái công, cử cầm quân theo đường chính diện phía tây để tiến vào Quan Trung; còn với cánh quân của Hạng Vũ, vua Sở sai đi lên phía bắc cứu nước Triệu. Để kìm chế Hạng Vũ, Hoài vương còn cử Tống Nghĩa làm thượng tướng quân của cánh quân cứu Triệu này, còn Hạng Vũ chỉ được làm thứ tướng, phong làm Lỗ Công, cùng mưu thần Phạm Tăng làm mạt tướng đi đánh cánh quân chủ lực của Tần do Chương Hàm chỉ huy.

Theo các nhà nghiên cứu, việc phân công nhiệm vụ của vua Sở có phần ưu ái cho Lưu Bang để tạo điều kiện cho Lưu Bang vào Quan Trung trước, do đó đã dẫn tới sự bất mãn của Hạng Vũ với Sở Hoài vương sau này.

Chém Tống Nghĩa

Các biệt tướng đều ở dưới quyền Tống Nghĩa đi đến An Dương, ở lại 46 ngày không tiến quân, mà sứ giả nước Triệu liên tục tới cáo cấp. Hạng Vũ sốt ruột muốn tiến quân, nhưng Tống Nghĩa không nghe theo. Nghĩa nói với Hạng Vũ: "Phàm con mòng đốt trâu thì không thể nào giết được rận chấy. Nay Tần đánh Triệu, nếu Tần đánh thắng thì quân mệt mỏi, ta lợi dụng lúc nó kiệt quệ mà đánh, nếu Tần không thắng thì ta hợp quân kéo về hướng tây, chắc chắn cướp lấy được nước Tần. Vì vậy, không gì bằng trước tiên để cho Tần và Triệu đánh nhau. Mang áo giáp dày, cầm binh khí sắc thì Nghĩa này không bằng ông, nhưng ngồi để trù tính sách lược thì ông không bằng Nghĩa".

Có ý kiến cho rằng Tống Nghĩa chủ trương đợi cho quân Tần và Triệu đánh nhau cho cùng hao tổn và mệt mỏi mới tới cứu để tốn ít sức mà lập công; lại có ý kiến cho rằng Nghĩa cũng toan tính như Lưu Bang, không dám đụng độ với đạo quân lớn của Chương Hàm mà muốn tránh đạo quân này để tìm cơ hội vào Quan Trung trước.

Và để răn đe ý định tiến quân của Hạng Vũ, Tống Nghĩa bèn ra lệnh trong quân: "Ai mạnh như hổ, bướng như dê, tham như sói, cứng đầu không thể sai khiến được, đều chém tuốt!"

Nghĩa lại sai con là Tống Tương sang làm tướng nước Tề thân hành tiễn con đến đất Vô Diệm, uống rượu hội họp linh đình. Trời lạnh, mưa to, quân sĩ đều đói rét. Hạng Vũ nghĩ thầm: "Đáng lý phải cố sức đánh Tần, thế mà lại cứ dằng dai mãi không chịu đi. Nay năm đói, dân nghèo, sĩ tốt ăn rau ăn khoai, quân không có lương thực sẵn sàng. Thế mà cứ uống rượu, hội họp linh đình, không đem binh vượt Hoàng Hà để dùng lương thực nước Triệu, cùng Triệu chung sức đánh Tần. Lại còn nói "lợi dụng khi nó kiệt quệ!". Một nước mạnh như Tần, đánh nước Triệu là nước mới thành lập, thì nhất định là lấy đứt rồi. Nước Triệu mất, Tần lại càng mạnh, chứ có mong gì nó kiệt quệ mà lợi dụng kia chứ? Vả chăng, quân ta vừa bị tan tác, vua ngồi không yên chiếu, vét tất cả binh lính lương thực trong nước, giao cho một mình tướng quân, nước nhà yên hay nguy là ở trận này. Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải hạng bầy tôi trung thành với nước".

Ông bèn quyết định giết Tống Nghĩa để ra quân. Buổi sáng hôm sau, Hạng Vũ lấy cớ vào hầu thượng tướng quân Tống Nghĩa rồi bước vào trướng chặt đầu Nghĩa và ra lệnh trong quân: "Tống Nghĩa mưu với Tề để phản lại nước Sở. Sở Vương ra lệnh cho Vũ giết hắn!"

Bấy giờ các tướng đều sợ hãi cúi đầu xin theo. Họ bàn nhau lập Vũ làm quyền thượng tướng quân, sai người đuổi theo giết chết Tống Tương.

Hạng Vũ sai Hoàn Sở báo với Hoài Vương. Hoài Vương nhân đó phong Vũ làm thượng tướng quân, Anh Bố và Bồ tướng quân đều ở dưới quyền Hạng Vũ.

Tống nghĩa là ai

Đại phá Vương Ly

Sau khi giết Tống Nghĩa, uy thế của Hạng Vũ vang dội ở nước Sở, nổi tiếng khắp các chư hầu. Ông sai hai mãnh tướng là Anh Bố và Bồ tướng quân cầm hai vạn quân vượt sông Hoàng Hà đến cứu Cự Lộc. Vì chiến sự còn ít thắng lợi, nên Trần Dư lại xin quân tiếp viện, Hạng Vũ liền đem tất cả đại quân vượt Hoàng Hà, bắt quân lính phải dìm đắm thuyền, đập vỡ nồi nấu cơm, đốt lều trại, chỉ mang lương thực trong ba ngày để tỏ rõ sĩ tốt quyết tâm liều chết, không chịu quay về.

Hạng Vũ cầm quân tiến tới đến vây Vương Ly, đánh quân Tần 9 trận thắng cả 9, cắt đứt con đường ống. Kết quả ông phá tan quần Tần, giết Tô Giác, bắt sống Vương Ly; Thiệp Nhàn không đầu hàng Sở, tự thiêu mình mà chết.

Bấy giờ thanh thế quân của Sở át cả quân các nước chư hầu. Quân của chư hầu đến cứu Cự Lộc đóng ở gần đó hơn 10 doanh trại, nhưng không ai dám đem quân ra đánh. Đến khi Sở đánh Tần, các tướng đều đứng trên tường mà nhìn. Các chiến sĩ nước Sở ai cũng đủ sức một người chống lại mười người, tiếng reo hò của quân Sở vang trời, quân chư hầu không ai không run sợ. Do đó, sau khi đã đánh tan quân Tần, Hạng Vũ triệu tập tướng các nước chư hầu đến, khi vào cửa viên môn, mọi người đều quỳ gối xuống mà đi tới, không ai dám ngẩng lên nhìn. Vì vậy, Hạng Vũ bắt đầu làm thượng tướng quân của chư hầu, chư hầu đều ở dưới quyền ông.

Tiến vào Quan Trung

Thu hàng Chương Hàm

Chương Hàm đóng quân ở Cức Nguyên, Hạng Vũ đóng quân ở phía nam sông Chương. Hai bên cứ giữ thế nhau chưa giao chiến. Quân Tần sợ uy thế quân Sở, nhiều lần rút lui. Tần Nhị Thế sai người đến trách Chương Hàm.

Hàm sợ, sai Tư Mã Hân đi yết kiến vua Tần để tâu xin định đoạt. Hân đến Hàm Dương đợi ở cửa tư mã ba ngày, quyền thần Triệu Cao không cho yết kiến, vì muốn giấu tin bại trận và hại Chương Hàm. Trưởng sử Hân sợ hãi chạy về quân mình, nhưng không dám đi theo con đường lần trước, về đến doanh trại báo lại tình hình trong triều và khuyên Hàm hàng Sở.

Tướng Triệu là Trần Dư cũng đưa thư cho Chương Hàm khuyên nên hàng Hạng Vũ. Chương Hàm còn do dự vì sợ trước đây mình đã giết Hạng Lương là chú Hạng Vũ nên Hạng Vũ sẽ không dung tha, bí mật sai sứ đến chỗ Hạng Vũ, muốn cùng giao ước. Để uy hiếp tinh thần Chương Hàm, nhân khi giao ước chưa xong, Hạng Vũ sai Bồ tướng quân ngày đêm đem quân vượt bến Tam Hộ đóng quân ở phía nam sông Chương, đánh nhau với quân Tần, lại đánh tan quân Tần lần thứ hai. Sau đó Hạng Vũ đem tất cả quân đánh quân Tần trên sông Vu Thủy, phá tan tành.

Theo Sử ký, trước đây Sở Nam Công từng nói: "Sở tuy tam hộ, vong Tần tất Sở dã", nghĩa là: Nước Sở tuy chỉ còn 3 hộ nhưng diệt Tần tất là Sở. Có người cho rằng trận đánh ở bến Tam Hộ này của Hạng Vũ chính là ứng vào điềm Tần sẽ mất về tay Sở.

Chương Hàm thua trận sợ cuống cuồng, sai người yết kiến Hạng Vũ, muốn giao ước đầu hàng. Lúc đó Hạng Vũ mới đồng ý cho Chương Hàm yết kiến.

Hạng Vũ bèn hẹn với Hàm gặp nhau ở Ân Khư phía nam sông Hoàn Thủy. Sau khi ăn thề, Chương Hàm nhìn thấy Hạng Vũ, chảy nước mắt ròng ròng, kể lại việc Triệu Cao. Hạng Vũ bèn lập Chương làm Ung Vương, giữ lại ở trong quân đội của Sở, cho trưởng sử Hân làm thượng tướng quân, cầm quân Tần để đi tiên phong đánh Tần.

Tống nghĩa là ai

Chôn sống hàng binh

Quân của Hạng Vũ đến Tân An, tướng sĩ các nước chư hầu xưa kia làm xâu hay đi thú ở trong đất Tần đều bị tướng sĩ của Tần đối đãi không ra gì. Đến khi quân Tần đầu hàng chư hầu, tướng sĩ của chư hầu lợi dụng lúc thắng thế, đối đãi với họ như là nô lệ, tù binh, tha hồ làm nhục tướng sĩ nhà Tần. Tướng sĩ nhà Tần nhiều người nói trộm với nhau: "Bọn Chương tướng quân lừa chúng ta đầu hàng chư hầu, nên bây giờ họ có thể vào cửa quan đánh nước Tần. Nếu may mà đánh được nhà Tần thì tốt lắm, nếu không thì chư hầu sẽ bắt chúng mình đem về đông, còn Tần thì thế nào cũng giết hết cha mẹ, vợ con ta".

Các tướng nghe mang máng việc họ bàn, đem báo lại với Hạng Vũ. Hạng Vũ liền gọi Anh Bố và Bồ tướng quân bàn rằng: "Tướng sĩ của Tần vẫn còn đông, bụng chúng không phục ta, đến Quan Trung mà chúng không theo ta thì việc lớn sẽ nguy; chi bằng giết chúng đi, chỉ giữ lại Chương Hàm, trưởng sử Hân, đô úy Ế để cùng vào đất Tần mà thôi".

Theo lệnh của ông, quân Sở ban đêm đến đánh úp và chôn sống hơn hai mươi vạn lính Tần ở phía nam thành Tân An.

Đây là sự kiện được xem là một trong những vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc và được ví với việc chôn sống 40 vạn quân Triệu đầu hàng của tướng Tần là Bạch Khởi trong trận Trường Bình thời Chiến Quốc.

Được gian tế, bị gian tế

Trong khi Hạng Vũ kịch chiến với Chương Hàm thì Lưu Bang theo đường thẳng tiến về phía tây, không đụng độ với cánh quân nào đáng kể của Tần, vì thế đã tiến vào Quan Trung trước. Vua Tần là Tử Anh ra hàng.

Hạng Vũ có 40 vạn quân, từ Tân An đi, muốn đánh chiếm đất Quan Trung nhưng cửa Hàm Dương có binh giữ cửa ải không vào được. Nghe tin Lưu Bang đã vào Hàm Dương trước, Hạng Vũ nổi giận, sai Anh Bố đánh cửa ải. Quân Lưu Bang không chống nổi phải rút lui. Hạng Vũ bèn vào đến phía tây sông Hí Thủy.

Lưu Bang có 10 vạn quân đóng quân ở Bá Thượng, Quan tả tư mã của Bang là Tào Vô Thượng sai người đến nói với Hạng Vũ: "Bái Công muốn làm vua ở Quan Trung, cho Tử Anh làm tướng quốc, lấy hết của cải châu báu".

Hạng Vũ nổi giận, truyền lệnh cho quân sĩ ngày hôm sau ăn no để đánh quân Lưu Bang. Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, vốn quen thân với mưu sĩ của Lưu Bang là Trương Lương, thương bạn bị giết khi chiến sự xảy ra, bèn đến mật báo cho Trương Lương biết để trả ơn[11] và khuyên nên tránh đi. Không ngờ Lương báo luôn cho Lưu Bang biết, rồi dắt Bá vào gặp Bang. Bang biết Bá là người nhân từ, bèn làm bộ khiêm tốn tiếp đãi và nhờ nói hộ với Hạng Vũ rằng mình không có ý tranh giành với Hạng Vũ.

Hạng Bá trở về nói lại với Hạng Vũ, Vũ nghe theo.

Phân phong chư hầu

Đốt cung Tần

Sau đó Hạng Vũ và Lưu Bang gặp nhau tại Yến Hồng Môn. Mưu thần Phạm Tăng mấy lần tìm cách sát hại Lưu Bang trên bàn tiệc nhưng Hạng Vũ do dự không quyết đoán vì thấy thái độ của Lưu Bang quá khép nép. Ông tin rằng Lưu Bang thực lòng nhường lại Quan Trung và không dám chống lại ông, kết quả để Bang trở về Bá Thượng.

Mấy ngày sau, Hạng Vũ đem binh về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh, đốt cung thất nhà Tần, lửa cháy liền ba tháng không tắt. Ông thu của cải châu báu, phụ nữ muốn đem về nước Sở. Hầu Sinh khuyên ông: "Đất Quan Trung bốn phía có núi sông che chở, đất đai phì nhiêu, có thể đóng đô ở đấy để xây dựng nghiệp bá".

Hạng Vũ thấy cung thất nhà Tần đều bị đốt phá lòng chạnh nhớ quê, muốn về miền đông, liền nói: "Được phú quý mà không về làng cũ thì cũng như mặc áo gấm đi đêm, còn ai biết gì?"

Sau đó Hạng Vũ sai người xin mệnh lệnh của Sở Hoài Vương, Hoài Vương nói rằng: "Cứ theo như lời ước cũ".

Hạng Vương bèn tôn Hoài Vương lên làm Nghĩa Đế và tự mình phân phong cho các chư hầu.

Phong chư hầu

Hạng Vũ phân phong chư hầu như sau:

  • Chương Hàm làm Ung Vương, cai trị từ Hàm Dương sang phía tây, đóng đô ở Phế Khâu.
  • Trưởng sử Tư Mã Hân xưa làm quan coi ngục ở Lịch Dương vốn có ơn với Hạng Lương; nên Tư Mã Hân được lập làm Tắc vương, cai trị từ phía đông Hàm Dương cho đến sông Hoàng Hà, đóng đô ở Lịch Dương.
  • Đô úy Đổng Ế trước đã khuyên Chương Hàm đầu hàng nước Sở, cho nên Đổng Ế được làm Địch vương, cai trị đất Thượng Quận, đóng đô ở Cáo Nô
  • Đổi Ngụy vương là Báo làm Tây Ngụy vương, cai trị đất Hà Đông, đóng đô ở Bình Dương.
  • Thân Dương ở Hà Khâu là thủ hạ tin cậy của Trương Nhĩ, đã lấy được quận Hà Nam, và đóng quân Sở trên Hoàng Hà, cho nên được lập làm Hà Nam vương, đóng đô ở Lạc Dương.
  • Hàn vương tên là Thành vẫn ở đất cũ, đóng đô ở Dương Định.
  • Tướng nước Triệu là Tư Mã Ngang đã lấy được Hà Nội và đã có nhiều lần lập công, cho nên được lập làm Ân vương, cai trị đất Hà Nội, đóng đô ở Triều Ca.
  • Đổi Triệu Vương Yết làm Đại vương.
  • Thừa tướng nước Triệu là Trương Nhĩ theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Thường Sơn vương cai trị đất Triệu đóng đô ở Tương Quốc.
  • Đương Dương quân Anh Bố làm tướng nước Sở, thường lập công đầu trong quân đội, cho nên được lập làm Cửu giang vương, đóng đô ở Lục.
  • Ngô Nhuế làm lệnh ở Bà Dương, thường đốc suất Bách Việt để giúp chư hầu, lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Hành Sơn vương, đóng đô ở đất Trâu.
  • Cung Ngao làm trụ quốc nước Sở được phong làm Lâm Giang vương, đóng đô ở Giang Lăng.
  • Đổi Yên vương Hàn Quảng làm Liêu Đông vương.
  • Tướng nước Yên là Tang Đồ đã theo Sở cứu Triệu, sau đó lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm Yên vương, đóng đô ở đất Kế.
  • Đổi Tề vương là Điền Thị làm Giao Đông vương.
  • Tướng nước Tề là Điền Đô đã cùng Hạng Vũ cứu Triệu sau đó lại theo Hạng Vương vào Quan Trung cho nên được lập làm Tề vương, đóng đô ở Lâm Tri.
  • Điền An là cháu của Tề vương Kiến trước kia (thời Chiến Quốc). Khi Hạng Vũ vượt qua sông cứu Triệu, Điền An đã lấy lại được mấy thành ở Tế Bắc rồi đem binh đầu hàng Hạng Vũ, cho nên được lập làm Tế Bắc vương, đóng đô ở Bắc Dương.
  • Đất Ba và đất Thục cũng là đất Quan Trung, nên lập Lưu Bang làm Hán Vương cai trị đất Ba, đất Thục và đất Hán Trung đóng đô ở Nam Trịnh.
  • Hạng Vương tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.

Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng vương lại không chịu đem binh theo Sở đánh Tần cho nên không được phong đất. Thành An quân Trần Dư bỏ tướng ấn mà đi, không theo Hạng Vũ vào Quan Trung, nhưng nghe nói ông là người hiền, có công với nước Triệu, lại nghe tin ông ta lúc bấy giờ ở Nam Bì cho nên phong cho ba huyện ở xung quanh đấy. Tướng của Phiên Quân là Mai Quyên lập được nhiều công, cho nên được phong thập vạn hộ hầu.

Trong nước Sở, Hạng Vũ oán Sở Hoài Vương nên tôn lên làm Nghĩa đế (hoàng đế trên danh nghĩa) và gần như là đày ải vua này sống lưu đày tới một nơi xa xôi, rồi sai người giết đi. Trong cuộc phân phong, Hạng Vũ đã giành lấy mọi thứ tốt nhất cho mình và những người đi theo. Hơn thế nữa, nhiều vị tướng, những người nghĩ rằng họ có thể trở thành vương của một nước nào đó nhưng Hạng Vũ đã không để ý đến họ nên bất mãn với Hạng Vũ.

Tống nghĩa là ai

Sở - Hán tương tranh

Sự chống đối của chư hầu phía đông

Điền Vinh làm phụ chính cho Điền Thị nghe tin Hạng Vũ đã đổi vua Tề là Thị đi Giao Đông, và lập tướng nước Tề là Điền Đô làm Tề vương, liền nổi giận, không cho Tề Vương Thị đi Giao Đông, rồi giữ lấy nước Tề và đón đánh Điền Đô. Điền Đô bỏ chạy sang Sở, Tề Vương là Thị, sợ Hạng Vương nên bỏ trốn về nước mình là Giao Đông. Điền Vinh tức giận, đuổi theo, giết Tề vương ở Tức Mặc, Vinh bèn tự lập làm Tề vương, đem quân về hướng tây, giết vua Tề Bắc là Điền An, làm vua cả Tam Tề.

Vinh giao ấn tướng quân cho tướng ở Lương là Bành Việt, ra lệnh chống Sở. Trần Dư ngầm sai thủ hạ đến mượn quân Điền Vinh đánh Trương Nhĩ ở Triệu. Tề vương bằng lòng, bèn sai quân đi đến Triệu. Trần Dư đem tất cả quân của ba huyện cùng hợp sức với Tề vương đánh Thường Sơn, phá tan quân của Thường Sơn vương. Trương Nhĩ bỏ chạy theo hàng Hán. Trần Dư đón Yết, trước đấy bị cải phong làm Đại vương, đưa về làm Triệu vương. Yết bèn lập Trần Dư làm vương đất Đại. Dư ở lại Triệu giúp Yết.

Chỉ có Tang Đồ theo Hạng Vũ là người duy nhất thắng thế. Tang Đồ về nước Yên, muốn đuổi Hàn Quảng đi Liêu Đông, nhưng Quảng không nghe, Tang Đồ giết Quảng ở Vô Chung và lấy luôn đất của Quảng để làm vương.

Hàn vương là Thành không có quân công, Hạng Vương không cho về nước, đưa về Bành Thành và giáng chức làm hầu, sau đó Hạng Vương lại sai người giết đi.

Mất Tam Tần

Trong khi các chư hầu phía đông nổi dậy chống Sở thì Lưu Bang cũng ra sức chuẩn bị đông tiến.

Để che mắt các nước Tam Tần, Lưu Bang cho đốt đường sạn đạo (con đường nối vùng đất phong của mình với Tần) khiến các nước này không chú ý tới mình. Theo tiến cử của Tiêu Hà và Hạ Hầu Anh, Lưu Bang đưa Hàn Tín, một hàng tướng bất mãn bên Sở sang, làm đại tướng.

Hàn Tín làm đại tướng, giả cách sai người đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn đại quân đi theo đường Trần Thương đánh úp nước Ung. Chương Hàm trở tay không kịp, phải rút về cố thủ ở Phế Khâu. Các nước Địch, Tắc cũng bị đánh bất ngờ, Tư Mã Hân và Đổng Ế đầu hàng.

Sa lầy ở nước Tề, mất đất phía tây

Sau khi giết Hàn vương Thành, Hạng Vũ phong người của mình là Trịnh Xương làm Hàn vương. Hán Vương sai Trương Lương đi đưa thư cho Hạng Vương, nói:

"Hán vương không được đối xử như lời giao ước cho nên muốn lấy Quan Trung, nay được như lời giao ước cũ thì thôi, không dám đem quân sang hướng đông nữa".
Lại nghe tin Điền Vinh đánh các chư hầu do mình phong ở Tề, Hạng Vũ lại nghe theo lời đánh lạc hướng của Trương Lương, mang đại quân lên phía bắc đánh Tề mà không chú ý đến Lưu Bang đang lấn tới ở phía tây.

Lưu Bang, Hàn Tín rảnh tay mang quân sang đông, lần lượt đánh và thu hàng một loạt các chư hầu mà không gặp phải sự phản kháng lớn nào của phía Sở: Hàn (Trịnh Xương), Ân (Tư Mã Ngang), Ngụy (Ngụy Báo), Hà Nam (Thân Dương) và Triệu (Triệu Yết).

Lưu Bang được tin Sở Nghĩa Đế bị Hạng Vũ giết, lại lấy cớ để tang Nghĩa Đế để đánh Sở, tập trung các chư hầu được 56 vạn quân, rầm rộ tiến vào kinh đô Tây Sở là Bành Thành. Theo sự tiến cử của Trương Lương, Lưu Bang lập người con cháu nước Hàn khác là Hàn Tín làm Hàn vương.

Năm 205 TCN, Hạng vương đem quân về hướng bắc, đến Thành Dương, Điền Vinh cũng đem binh đến giao chiến. Điền Vinh đánh không lại, chạy đến Bình nguyên. Dân Bình Nguyên giết Điền Vinh. Hạng Vũ bèn đem quân đi theo phía bắc, san phẳng và đốt thành quách nhà cửa của nước Tề, chôn sống tất cả quân lính của Điền Vinh đầu hàng, tàn sát rất nhiều. Người Tề hợp nhau lại làm phản. Vì vậy, em của Điền Vinh là Điền Hoành thu thập được mấy vạn lính Tề đã đi trốn từ trước, nổi dậy ở Thành Dương, lập con Vinh là Quảng lên ngôi Tề vương. Hạng vương vì vậy phải dừng lại, đánh mấy trận, nhưng không hạ được.

Tống nghĩa là ai

Đại phá Lưu Bang ở Bành Thành

Hạng Vương nghe tin quân Hán vào Bành Thành, bèn sai các tướng đánh nước Tề, còn mình thì đem ba vạn tinh binh đi về hướng nam do đất Lỗ qua thành Hồ Lăng.

Tháng tư năm 205 TCN, quân Hán đều đã vào Bành Thành, thu của cải châu báu, gái đẹp, ngày nào cũng đặt tiệc rượu hội họp linh đình. Hạng vương bèn đem quân về hướng tây, sáng sớm đi qua Tiêu huyện, đánh quân Hán, rồi kéo về hướng đông đến Bành Thành.

Giữa trưa, Hạng Vũ phá tan quân Hán; quân Hán đều bỏ chạy, xô nhau nhảy xuống sông Cốc và sông Tứ. Hạng vương giết hơn mười vạn quân Hán, quân Hán đều bỏ chạy sang hướng nam về phía núi. Quân Sở lại truy kích đến phía đông Linh Bích trên sông Tuy Thủy. Quân Hán rút lui bị quân Sở đánh ráo riết, giết rất nhiều. Hơn mười vạn quân Hán đều nhảy xuống sông Tuy Thủy. Theo Sử ký: nước sông vì vậy không chảy được.

Lưu Bang bị quân Sở vây chặt, nhờ may mắn trời nổi gió lốc làm rối loạn quân Sở nên chạy thoát cùng hai con nhỏ. Nhưng cha và vợ Hán vương (Lữ Trĩ) bị quân Sở bắt.

Tây tiến thất bại

Sau khi quân Sở đại thắng ở Bành Thành, các chư hầu còn sống đều bỏ Hán theo Sở. Tư Mã Hân, Đổng Ế, Ngụy Báo lần lượt về theo Hạng Vũ. Trần Dư phát hiện Trương Nhĩ còn sống, biết mình bị lừa cũng xui vua Triệu theo Sở. Điền Hoành, Điền Quảng nước Tề thấy quân Hán thua to cũng xin bãi binh giảng hòa với nước Sở. Thế bên Sở lại mạnh lên.

Nhưng nội bộ bên Sở vẫn không yên. Trần Bình sợ tội Hạng vương hỏi về chuyện Ân vương Tư Mã Ngang làm phản mà Bình có trách nhiệm nên theo hàng Hán. Cửu Giang vương Anh Bố vốn được Hạng Vũ ra lệnh phối hợp đánh Hán cứu Bành Thành nhưng Bố cáo bệnh không đi, bị Hạng Vũ trách. Lưu Bang bèn sai người đến dụ Bố về Hán. Bố bèn mang đất Cửu Giang theo Hán. Hạng Vũ sai Long Thư mang quân tiến vào Cửu Giang, đánh bại Bố. Bố bỏ chạy về phía Tây theo Lưu Bang. Hạng Vũ phong Chu Ân trấn thủ đất của Anh Bố.

Hạng Vũ nhân đà thắng lợi ở Bành Thành mang quân đánh Lưu Bang. Bang được tiếp viện quân và lương của Tiêu Hà (huy động cả thanh thiếu niên tòng quân để có vài chục vạn người) từ Quan Trung ra, tập hợp lực lượng ở Huỳnh Dương, thanh thế lại mạnh. Hán vương dùng Hàn Tín làm chỉ huy, đón đánh bại quân Sở ở giữa đất Kinh và đất Sách.

Sau đó Hán vương lại dùng kế dẫn nước vào thành Phế Khâu, làm ngập thành. Ung vương Chương Hàm cố thủ lâu ngày, không chống được, bèn tự sát. Tam Tần hoàn toàn thuộc về Hán.

Mắc lừa mất Phạm Tăng

Ngụy Báo mang nước Ngụy theo Sở phản Hán. Hán vương sai Hàn Tín mang quân đi đánh diệt Nguỵ, bắt Nguỵ Báo giải về Huỳnh Dương. Sau đó Hàn Tín liên tục thắng trận, đánh bại quân Đại và quân Triệu, chém được tướng Triệu Trần Dư và bắt vua Triệu là Yết. Hạng Vương nghe tin Triệu mất, mấy lần sai kỳ binh vượt qua sông Hoàng Hà đánh giành lại Triệu. Trương Nhĩ và Hàn Tín đi đi lại lại vừa chống quân Sở, vừa bình định nốt các thành ấp ở Triệu và điều binh đến giúp Hán Vương.

Hạng Vũ lúc này mới chú trọng vào việc diệt Lưu Bang. Ông dồn đại quân vào vây đánh Lưu Bang ở Huỳnh Dương. Hán vương xây đường ống ra đến Hoàng Hà để lấy thóc ở Ngao Thương, chống nhau với Hạng Vương hơn một năm. Hạng Vương mấy lần đưa quân cướp đường ống của Hán, quân Hán thiếu lương thực. Hạng Vũ vây quân Hán. Hán vương xin giảng hòa và cắt đất từ Huỳnh Dương đến phía tây cho Sở, nhưng Hạng vương không nghe.

Lưu Bang bèn dùng kế của Trần Bình, cho Trần Bình bốn vạn cân vàng để ly gián vua tôi Sở. Sứ giả nước Sở mắc mưu Trần Bình nên đưa tin sai cho Hạng Vũ. Do đó, Hạng Vũ nghi ngờ quân sư Phạm Tăng, người được Hạng Vũ tôn là Á phụ. Phạm Tăng khuyên Hạng Vũ lấy Huỳnh Dương nhưng khi thấy mình bị ngờ vực bèn nổi giận, cáo bệnh, xin về hưu. Khi chưa về đến Bành Thành thì Phạm Tăng chết, Hạng Vương tổn thất một mưu tướng giỏi.

Hạ thành Huỳnh Dương, truy kích Thành Cao

Quân Hán bị cắt đứt đường lương thực, rất nguy cấp, Lưu Bang sai Kỷ Tín đóng giả mình, ngồi xe vàng giả cách ra đầu hàng để lừa quân Sở. Quân Sở cùng nhau chạy đến phía đông thành để xem vua Hán. Nhờ vậy, Lưu Bang thoát ra cửa tây với vài chục quân kỵ và bỏ trốn, nhưng vẫn để Chu Hà, Ngụy Báo, Hàn vương Tín và Tung Công ở giữ Huỳnh Dương. Các tướng và binh sĩ không đi theo được đều ở lại trong thành. Chu Hà và Tung Công giết Ngụy Báo vì Báo từng phản Hán. Lưu Bang chạy thoát, gặp được Anh Bố, cùng vào Thành Cao.

Lúc đó, tướng cầm quân ở Lương là Bành Việt đã theo Hán, vượt qua sông Tuy Thủy đánh tan quân Sở, lấy Hạ Bì. Hạng Vũ đang muốn truy kích Lưu Bang lại phải đem binh về hướng đông đánh Bành Việt. Sau khi đánh quân Bành Việt thua chạy, Hạng Vũ lại đem binh về hướng tây phá được thành Huỳnh Dương, bắt sống cả Chu Hà, Tung Công và Hàn vương Tín. Chu Hà và Tung Công không chịu hàng nên bị giết, Hàn vương Tín bị giam.

Hạng vương lại kéo tới bao vây Thành Cao rất gấp. Tháng 6 năm 204 TCN, Lưu Bang không chống nổi, bỏ thành vượt vòng vây ra khỏi Thành Cao, vượt qua sông Hoàng Hà, chỉ có một mình Hạ Hầu Anh cùng đi, tới địa phận do Trương Nhĩ và Hàn Tín cai quản.

Lưỡng đầu thọ địch

Lưu Bang đến thành Tu Vũ, phải dùng thủ đoạn đoạt lấy quân của Hàn Tín, rồi liền ra lệnh cho Trương Nhĩ giữ lấy đất Triệu, phong Hàn Tín làm tướng quốc, thu gom quân ở Triệu đi đánh Tề.

Hàn Tín đánh úp nước Tề, vua Tề là Điền Quảng thua chạy, cầu cứu Hạng Vương. Ông sai Long Thư làm tướng, đem 20 vạn quân đến cứu Tề. Điền Quảng cùng Long Thư hợp quân để đánh nhau với Tín. Hàn Tín dùng mưu phá tan quân Sở trên sông Tuy Thuỷ, giết chết Long Thư. Tề vương Quảng chạy trốn. Hàn Tín liền mang quân đuổi theo đến đất Thành Dương, bắt sống tất cả lính Sở.

Sau khi đã nắm được quân của Hàn Tín, uy thế Hán vương lại mạnh. Lưu Bang đắp thành cao, đào hào cho sâu cố thủ không đánh nhau với quân Sở, rồi sai Lư Quán và Lưu Giả đem 2 vạn quân và vài trăm quân kỵ vượt bến Bạch Mã, vào đất Sở cùng với Bành Việt đánh phá quân Sở phía tây đất Yên, đất Quách, rồi lấy lại hơn mười thành đất Lương.

Lúc bấy giờ Bành Việt cầm quân ở đất Lương, qua lại quấy rối hậu phương của Hạng Vũ, cắt đứt đường lương thực của quân Sở. Năm 203 TCN, Hạng Vũ giao cho Tào Cữu, Tư Mã Hân và Đổng Ế giữ Thành Cao, dặn chỉ cần cố thủ trong 15 ngày không giao chiến với quân Hán để mình đi đánh Bành Việt ở đất Lương.

Hạng Vũ bèn lên đường đánh các thành Trần Lưu, Ngoại Hoàng đều lấy được. Quân Hán khiêu chiến mắng nhiếc 6 ngày, Tào Cữu nổi giận cho binh vượt sông Tự Thủy, quân sĩ ra sông liền bị quân Hán đánh úp thua to. Tào Cữu, Tư Mã Hân và Đổng Ế đều tự đâm cổ chết trên sông Tự Thủy.

Hạng Vũ đánh Lương đến Tuy Dương, nghe tin quân Tào Cữu bị thua, bèn đem quân trở về, giải vây được cho tướng Chung Ly Muội ở phía đông Huỳnh Dương. Nghe tin Hàn Tín đánh tan viện binh của Long Thư cứu Tề, Hạng vương lo lắng sai Vũ Thiệp đến làm thuyết khách khuyên Tín phản Hán nhưng Tín không nghe.

Hòa ước Hồng Câu

Hạng Vũ và Lưu Bang tiếp tục cầm cự chưa phân thắng bại. Hai bên gặp nhau ở Quảng Vũ nói chuyện. Hạng Vũ muốn một mình khiêu chiến với Hán vương. Hán vương kể 10 tội Hạng Vũ, Hạng Vũ tức giận bắn trúng Lưu Bang. Bang bị thương vào bụng nhưng giả cách chỉ bị thương ở ngón chân để yên lòng quân sĩ.

Hán vương cố đi ra trước hàng quân bệnh càng nặng thêm, chạy vào Thành Cao. Khi khỏi bệnh lại trở về trong quân, đóng ở Quảng Vũ. Binh sĩ ở Quan Trung lại ra theo rất đông.

Lúc bấy giờ Bành Việt cầm quân ở đất Lương, luôn qua lại làm quân Sở khổ cực, cắt đứt lương thực của quân Sở. Hạng Vũ mấy lần đánh bọn Bành Việt thì Tề vương Hàn Tín lại tiến quân đánh Sở. Hạng Vũ không thể một mình chống lại ba phía, đành cùng Hán vương giao ước chia khoảng giữa thiên hạ, cắt đất từ Hồng Câu về phía tây là của Hán; từ Hồng Câu về phía đông là của Sở. Hạng vương trả lại cha và vợ Hán vương. Sau đó hai bên trở về.

Tống nghĩa là ai

Bỏ mình ở Ô Giang

Trận Cai Hạ

Lúc đó đất đai trên toàn cõi Trung Hoa, 7 nước chư hầu cũ thì 6 nước đã về Hán. Lực lượng giữa Hán và Sở lúc đó đã rất chênh lệch. Hán vương muốn đem quân về phía tây nhưng theo kế của Trần Bình và Trương Lương, liền bội ước tiến quân đuổi Hạng Vũ đến phía nam thành Dương Hạ. Hán vương hẹn với Hàn Tín và Bành Việt cùng họp nhau để đánh Sở, nhưng khi quân Hán vương đến Cố Lăng thì vẫn không gặp quân của Hàn Tín, Bành Việt. Quân Sở đánh quân Hán thua to. Lưu Bang lại vào thành cố thủ.

Lưu Bang dùng kế của Trương Lương, hứa phong đất cho Hàn Tín và Bành Việt nên hai người mang quân đến.

Trong khi đó tướng Hán là Lưu Giả vào đất Sở vây đất Thọ Xuân. Hán vương sai sứ giả triệu tướng Sở mới hàng là Chu Ân, điều động quân ở Cửu Giang đi theo quân Lưu Giả, Anh Bố làm cỏ dân Thành Phủ.

Năm 202 TCN, Lưu Bang cùng quân của chư hầu đánh quân Sở thắng Hạng Vũ một trận quyết liệt ở Cai Hạ. Riêng cánh quân Tề của Hàn Tín đã có 30 vạn người, ngoài ra Khổng tướng quân ở cánh trái, Phí tướng quân ở cánh phải, Lưu Bang ở phía sau, Chu Bột, Sài Vũ ở sau lưng Lưu Bang. Toàn thể quân Hán có đến năm sáu chục vạn. Quân của Hạng Vũ chỉ vào khoảng 10 vạn, lực lượng rất chênh lệch. Tuy nhiên Hàn Tín cầm quân Tề đánh đầu tiên cũng không thắng nổi, phải rút lui. Khổng tướng quân và Phí Tướng quân đem quân đến giúp. Quân Hán quá đông nên quân Sở không thắng được. Hàn Tín nhân lúc ấy lại tiến lên đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ phải rút vào thành.

Biệt Ngu Cơ

Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: "Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?"

Đêm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Truy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.

Dịch:

Sức dời núi, khí trùm trời,
Ô Truy chùn bước bởi thời không may!
Ngựa sao chùn bước thế này?
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?

Hạng vương ca mấy lần, Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Trượng phu ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh.

Dịch:

Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Trượng phu chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.

Rồi Ngu Cơ tự vẫn. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo".

Theo Sử ký, khi Ngu Cơ chết, Hạng Vương khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn.

Phá vây cùng 28 kỵ binh

Hạng vương lên ngựa, tráng sĩ cưỡi ngựa ở dưới cờ chỉ còn hơn 800 người, đang đêm phá vỡ vòng vây xông ra phía nam, phi ngựa chạy. Đến tảng sáng, quân Hán mới biết, sai kỵ tướng là Quán Anh mang năm ngàn kỵ binh đuổi theo.

Hạng Vương vượt qua sông Hoài, quân kỵ theo kịp chỉ còn hơn trăm người. Hạng Vương đến Âm Lăng lạc đường, hỏi một cụ già làm ruộng. Cụ già nói dối, bảo ông đi qua bên trái. Hạng Vương rẽ qua bên trái, sa vào trong đồng lầy, cho nên quân Hán đuổi kịp. Hạng Vương lại đem quân đi về phương đông, đến Đông Thành, bấy giờ chỉ còn 28 kỵ binh. Kỵ binh Hán đuổi theo mấy ngàn.

Hạng Vương tự liệu chẳng thoát được, bảo các kỵ binh: "Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm trời, mình trải qua hơn bảy mươi trận, ai chống cự thì bị đánh bại, đánh đâu thì họ phải chịu phục, chưa từng thua chạy bao giờ. Rốt cục làm bá thiên hạ. Thế mà nay phải chịu khốn khổ ở đây, đó là trời hại ta, chứ không phải tội ta đánh không giỏi. Ngày nay thế nào cũng chết, ta nguyện vì các ngươi quyết chiến, nhất định phải thắng ba lần, vì các ngươi, phá vòng vây, chém tướng, chặt cờ, để các ngươi biết rằng đấy là trời hại ta chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi".

Hạng Vương bèn chia kỵ binh ra bốn đội, quay về bốn phía. Quân Hán vây Hạng Vương mấy vòng. Hạng Vương nói với các kỵ binh: "Ta vì các ngươi giết tên tướng kia!"

Hạng Vương sai phi ngựa xuống cả bốn mặt, hẹn xông qua phía đông núi rồi tập hợp làm ba nơi. Hạng Vương phi ngựa xuống, quân Hán đều giạt ra một bên, Hạng Vương chém một viên tướng Hán. Tướng Hán là Xích Tuyền hầu đuổi theo. Hạng Vương trợn mắt quát, Xích Tuyền hầu người ngựa đều hoảng kinh, chạy lui đến mấy dặm.

Hạng Vương cùng quân kỵ tập hợp lại làm ba nơi khác nhau, quân Hán không biết Hạng Vương ở đâu, bèn chia quân làm ba và vây lại lần thứ hai. Hạng Vương bèn phi ngựa chém một viên đô uý, giết mấy trăm người, rồi hợp các kỵ binh lại thì chỉ mất hai kỵ binh mà thôi. Hạng Vương giết tướng Hán xong thì quay lại hỏi quân kỵ: "Thế nào?"

Quân sĩ thấy Hạng vương làm đúng như lời ông đã nói, hết sức khâm phục, cùng quỳ xuống thưa: "Quả đúng như lời Đại vương! Không về Giang Đông"

Hạng Vương đi sang phía đông. Người ngựa chạy đến bờ sông Ô Giang thì cùng đường. Có người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, bảo Hạng Vương: "Giang Đông tuy nhỏ, nhưng đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông. Nay chỉ một mình thần có thuyền, quân Hán đến không có cách gì vượt qua".

Hạng Vương cười nói: "Trời hại ta, ta vượt qua sông làm gì! Vả chăng Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta, cho ta làm vương, ta cũng còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao?"

Rồi ông bảo người đình trưởng: "Ta biết ông là bậc trưởng giả, ta cưỡi con ngựa này, năm năm nay đi đến đâu cũng vô địch, thường một ngày đi ngàn dặm, ta không nỡ giết, xin biếu ông".

Quân Hán đến, Hạng Vương sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Hạng Vũ giết mấy trăm quân, thân bị hơn 10 vết thương. Ông quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lã Mã Đồng vốn là tướng cũ của mình, bèn bảo Đồng: "Ta nghe vua Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây".

Nói rồi, Hạng Vương tự đâm cổ chết. Năm đó ông 31 tuổi, ở ngôi Tây Sở Bá vương được 5 năm (206 - 202 TCN).

Các tướng sĩ Hán kéo tới giày xéo lên nhau giành xác ông để lĩnh thưởng, giết nhau mấy mươi người. Cuối cùng có năm người mang về được 5 mảnh xác dâng Lưu Bang, họp nhau chắp lại xác thì thấy ăn khớp. Lưu Bang phong cho cả năm người tước hầu.

Táng Lỗ công

Hạng Vương chết rồi, đất Sở đều hàng Hán, riêng nước Lỗ theo Sở không chịu hàng. Hán Vương Lưu Bang bèn sai cầm đầu Hạng Vương đến cho dân Lỗ xem, nước Lỗ bèn đầu hàng.

Trước kia Sở Hoài Vương phong Hạng Vũ làm Lỗ Công, đến khi ông chết, nước Lỗ đầu hàng cuối cùng cho nên Lưu Bang hạ lệnh chôn cất Hạng Vương ở Cốc Thành theo lễ Lỗ Công. Hán Vương đến cử ai và khóc.

Dòng họ Hạng Vương đều không bị Hán Vương giết. Hán Vương phong Hạng Bá làm Xạ dương hầu. Những người họ Hạng khác là Đào hầu Hạng Hãn, Bình Cao hầu Hạng Đà, Huyền Vũ hầu đều đổi họ làm họ Lưu.

GIẢI MÃ BÍ ẨN NGÀN NĂM VỀ CÁI CHẾT CỦA TÂY SỞ BÁ VƯƠNG HẠNG VŨ

Xung quanh việc Hạng Vũ tự vẫn bên dòng Ô Giang, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm bất đồng. Những bí ẩn đang tìm lời giải phía sau cái chết ấy là gì?

Tự đại cao ngạo, bảo thủ, chuyên quyền độc đoán, thiếu ý chí cứng cỏi… là những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Tây Sở Bá vương danh tiếng lẫy lừng - Hạng Vũ.

Cuối cùng, vị Sở vương nổi danh thiên hạ ấy đã chọn cách tự vẫn bên dòng sông Ô Giang. Cái chết của ông được hậu thế nhắc tới, cũng là một trong những ẩn số lớn trong lịch sử Trung Hoa.

Trong cuốn “Lịch sử mật mã III - Giải mã những bí mật thiên cổ”, nhà xuất bản Tân Thế Giới đã đặt ra nhiều giả thiết xoay quanh cái chết của vị Sở vương lẫy lừng này.

Hạng Vũ là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Cuộc đời của ông được phủ lên bởi nhiều tầng giai thoại. Trong đó giai thoại về cái chết bên bờ Ô Giang được hậu thế truyền lại vô cùng hùng hồn, bi tráng.

Về cái chết của Hạng Vũ, các nho sĩ, sử gia vẫn có nhiều quan điểm bất đồng.

Lý Thanh Chiếu - một nữ thi sĩ thời Nam Tống đã từng có đôi dòng cảm thán khi đến dòng Ô Giang:

“Sinh đương tác nhân kiệt

Tử diệc phi quỷ hùng

Chí kim tư Hạng Võ

Bất khẳng quá Giang Đông”

Dịch:

(Sống làm người anh kiệt

Chết làm ma anh hùng

Nay còn nhớ Hạng Vũ

Chẳng chịu về Giang Đông!)

Đối với cái chết của Hạng Vũ, Lý Thanh Chiếu coi đó là hành động khí khái anh hùng, “thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành”.

Nhà thơ Đỗ Mục đời nhà Đường trong bài thơ “đề Ô Giang đình” lại viết rằng:

“Thắng bại binh gia sự bất kỳ

Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi

Giang Đông đệ tử đa tài tuấn

Quyển thổ trùng lai vị khả tri”

Dịch:

(Nhà binh có lúc thua lúc được

Ôm đau chịu nhục mới là trai

Đệ tử Giang Đông nhiều người giỏi

Biết đâu quật khởi sẽ có ngày!)

Đỗ Mục cho rằng Hạng Võ thiếu ý chí nghị lực, không bền gan vững chí. Đối với cái chết của vị bá vương này, ông chỉ tiếc hận, thất vọng chứ không đề cao.

Trải qua mấy nghìn năm, những quan điểm bất đồng về việc Hạng Vũ tự vẫn bên dòng Ô Giang vẫn tiếp tục xuất hiện không ngừng. Sự thật phía sau cái chết ấy là gì? Vì sao Hạng Vũ thà tuẫn tiết chứ không chịu qua sông?

Tống nghĩa là ai

Hạng Vũ tự vẫn vì sợ mất thể diện

Quan điểm đầu tiên về sự việc trên cho rằng: Hạng Vũ vì không còn mặt mũi nào gặp phụ mẫu ở Giang Đông, nên thà chết chứ không chịu qua sông.

“Sử ký” có ghi: Trong chiến tranh Hán – Sở, Hạng Vũ đã bị bại dưới tay Lưu Bang. Sở Vương đã thống lĩnh đội quân chỉ còn 800 người đột phá vòng vây, đi tới bờ Ô Giang.

Lúc này đình trưởng Ô Giang khuyên Hạng Vũ mau sang sông, đến Đông Sơn nuôi quân để báo thù rửa hận.

Tuy vậy, Hạng Vũ chỉ cười nói: “Hạng Vũ ta đã từng cùng tám nghìn người vượt sông, bây giờ không một người nào còn, ta sao còn dám nhìn mặt phụ lão Giang Đông?”

Nói xong, ông rút kiếm tự vẫn bên bờ Ô Giang.

Giả thuyết trên xuất phát từ ý kiến của tác giả “Sử ký” là Tư Mã Thiên.

Do thời điểm viết “Sử ký” gần với thời đại của Tây Sở Bá vương, lại thêm lời văn hùng hồn, đanh thép, nên giai thoại này được lưu truyền rộng khắp. Hậu thế sau này khi nói đến cái chết của Hạng Vũ phần lớn đều nghĩ đến giả thuyết này.

Thậm chí, có người cho rằng bên cạnh việc cảm thấy có lỗi với phụ mẫu, Hạng Vũ còn quyết định tự vẫn khi thấy người thiếp yêu của mình bị thời cuộc ép chết.

“Sử ký” cũng viết: “Hạng Vũ còn có một con ngựa quý tên là Ô Truy (một loại ngựa lông có hai màu xanh trắng) và người thiếp yêu tên Ngu Cơ được Hạng Vũ vô cùng yêu quý. Đây là hai vật quý, hai thứ được Hạng Vũ xem trọng nhất đời.

Hạng Vũ đã từng một thời oai phong thét ra lửa với danh xưng Tây Sở Bá vương, cuối cùng, bị Hán vương Lưu Bang - kẻ từng bị Hạng Vũ coi chẳng ra gì bị bức ép đến trắng tay.

Trong hoàn cảnh lính ít, đất hẹp, nhìn đại thế đã mất, lại thấy hai bảo bối bên mình Ngu Cơ và ngựa Ô Truy sợ khó mà giữ được. Nghĩ tới đó, Hạng Vũ không nén được buồn đau.

Cảm khái, Hạng Vũ cất tiếng: “Hạng Vũ ta là anh hùng đội trời đạp đất, sức có thể bạt núi. Nhưng thời vận không đến, trời đã quên mất ta, cưỡi ngựa Ô Truy mà không khỏi nuối tiếc, hối tiếc mà không biết làm thế nào? Ngu Cơ ơi, ta biết làm sao?”

Tống nghĩa là ai

“Sở Hán xuân thu” ghi lại: Người đẹp Ngu Cơ trước câu hỏi của Sở vương đã ứng đáp: “Quân Hán đã đầy đất, bốn bề tiếng ca nước Sở não nề. Đại vương chí khí đã hết, tiện thiếp cũng chẳng thể giúp chàng”.

Hạng Vũ đau đớn rơi lệ, mọi người xung quanh đều khóc theo, không ai dám nhìn ông. Không khí thê lương bao trùm. Trở về trướng, nhân lúc quân vương không đề phòng, Ngu Cơ rút kiếm tự sát.

Hạng Vũ sinh thời là người hiếu thắng, lại trọng sĩ diện, tận mắt chứng kiến người thiếp yêu mến nhất bị thời vận éo phải tự sát, trong lòng vừa thương tâm, vừa xấu hổ, lòng tự trọng bị đả kích kịch liệt.

Lúc đó, quân Sở đang thế bại vọng, Hạng Vũ liều mình mang theo tàn binh bại tướng tháo chạy đến bờ sông. Cuối cùng lại cảm thấy thẹn với lòng mình, thẹn với phụ mẫu, rút kiếm tự sát.

Dựa theo giả thuyết trên, cái chết của người đẹp Ngu Cơ chính là một trong những nguyên nhân dẫn đấy việc Tây Sở Bá vương tự vẫn.

Hạng Vũ hi sinh thân mình vì muôn dân bách tính

Một giả thuyết khác đầy tính nhân văn lại cho rằng: Hạng Vũ nguyện hi sinh thân minh vì đại cuộc, bách tính, vì muốn kết thúc chiến tranh, cứu nhân dân thoát khỏi cảnh chiến loạn lầm than.

Theo “Sử ký” ghi chép: Trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng, giằng co mấy tháng mà thế trận vẫn bất phân thắng bại. Trận chiến này già trẻ lớn bé đều mệt mỏi khổ đau, bách tính oán giận ngút trời.

Hạng Vũ thấy vậy liền nói thẳng với Lưu Bang rằng: “Thiên hạ náo loạn đã nhiều năm, cũng vì hai người chúng ta. Nay bổn vương muốn đơn phương độc mã khiêu chiến với Hán vương, hai ta sống mái một phen, đừng để thiên hạ tiếp tục chịu khổ.”

Vì vậy, khi Hạng Vũ dẫn theo tàn binh bại tướng tới Ô Giang, định vượt sông nuôi quân báo thù, nhưng nghĩ tới chiến tranh lại một lần nữa khiến dân chúng lầm than, nên đã nguyện hi sinh thân mình vì sự bình an cho thiên hạ.

Điều này khiến nhiều sử gia cho rằng Hạng Vũ có tấm lòng yêu dân như con, lấy đại cuộc làm trọng.

Tuy nhiên giả thiết này có nhiều phần là suy đoán vì nó mâu thuẫn với tính cách của Tây Sở Bá vương - một danh tướng nổi tiếng bạo ngược.

Sinh thời, Hạng Vũ đã từng giết hơn 20 vạn quân Tần, đốt cung A Phòng trong ba tháng.

Với tính cách bạo ngược như vậy, giả thiết ông hi sinh thân mình vì đại cuộc là điều khó có thể xảy ra.

Câu nói thách đấu trên của Hạng Vũ có thể cũng là một loại mưu kế để dẫn dụ Lưu Bang mắc bẫy, bởi lẽ nếu đấu tay đôi, Hán vương khó có thể là đối thủ của một Sở vương dày dặn kinh nghiệm trên trận mạc.

Đấu tay đôi với Hạng Vũ, Lưu Bang nắm chắc phần thua, thậm chí còn không có cơ hội rút lui.

Đặt trong hoàn cảnh lịch sử, khi đến bờ Ô Giang, Hạng Vũ chật vật bất kham, mất hết can đảm, đến lúc đó mới rủ lòng cảm khái cho bách tính thiên hạ, nguyện lấy bản thân để đổi lấy bình an cho muôn dân là điều có thể xảy ra, nhưng xác suất là không lớn.

Chọn giả thiết này là nguyên nhân chủ yếu cho cái chết của Hạng Vũ cũng không thỏa đáng.

Hạng Vũ bị giết chứ không tự vẫn?

Cũng có một giả thuyết khác nói rằng, không phải Hạng Vũ không muốn vượt sông về Giang Đông mà là không có cơ hội vượt sông!

Nhiều nhà sử học hiện đại phản bác Sử Ký của Tư Mã Thiên và cho rằng Hạng Vũ không phải “tự sát mà chết” ở bên bờ sông Ô Giang mà là bị “quân Hán vây hãm và tàn sát mà chết” ở phía Đông Thành.

Nhà logic học Phùng Kỳ Dung trong cuốn “Hạng Vũ không chết bên bờ Ô Giang” đã sử dụng các luận chứng từ một loạt các tài liệu chính sử như “Sử ký”, “Hán thư”, “Sở Hán xuân thu” để chứng minh cho giả thiết này.

Trong các tài liệu trên, duy chỉ có “Hạng Vũ bản kỷ” có nhắc tới: “Hạng vương vì muốn băng qua dòng Ô Giang, nên đã nghỉ chân lại bên đình Ô Giang”, ngoài ra không có một câu chữ nào nói Hạng Vũ tự vẫn.

Ngược lại nhiều tài liệu lịch sử khác lại có nhắc tới việc Hạng Vũ “bỏ mạng tại Đông thành”, “Kỵ binh truy sát Hạng Vũ tại Đông thành”.

Cũng qua tìm hiểu trong “Quát địa chí” về khu vực phía Nam huyện Trường Giang, nhiều chứng cớ khẳng định Sở vương vong mạng tại Đông thành xưa kia (An Huy ngày nay), cách Ô Giang khoảng 120km.

Sau khi trở tay không kịp trước đòn tấn công của Lưu Bang và các nước chư hầu, Hạng Vũ mang theo 800 kỵ binh mở đường máu, phá vòng vây định chạy về hướng Giang Đông.

Khu vực phía Nam sông Trường Giang chính là căn cứ địa của Hạng Vũ. Hơn nữa, các thuộc hạ của Hạng Vũ tại đây vẫn rất trung thành với ông.

Vương Cộng Thị ở Nam Sở, cho tới khi Hạng Vũ đã chết vẫn còn rất trung thành, quyết đối kháng với Lưu Bang tới cùng.

Nước Lỗ rất thần phục Hạng Vương nên không chấp nhận hàng Hán, chỉ đến khi Lưu Bang mang đầu Hạng Vũ bêu riếu thì tướng sĩ nước Lỗ mới chịu hạ vũ khí.

Theo các nhà sử học này thì nếu như Hạng Vũ có thể vượt sông thuận lợi thì nhất định có thể xây dựng lại lực lượng, đánh bại Lưu Bang.

Tuy nhiên, Hạng Vũ dù rất muốn vượt sông song khi chạy tới Đông Thành thì bị quân Hán bao vây.

Trong cuộc hỗn chiến cuối cùng ấy, Hạng Vũ dù sức lực hơn người song vẫn bị Quán Anh giết chết. Đông Thành nằm cách sông Ô Giang tới 240 dặm, do vậy, về căn bản, Hạng Vũ không có cơ hội nào để vượt sông.

Giả thuyết này của các nhà sử học này bị rất nhiều người phản đối, song dẫu sao nó cũng chỉ là một giả thuyết, một sự suy đoán của người đời sau.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về cái chết của Sở vương, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Hạng Vũ đã qua đời ở sông Ô Giang.

Nguyên nhân là bởi, thời đại mà Tư Mã Thiên sống chỉ cách thời điểm diễn ra cuộc tranh hùng Hán Sở chỉ 70 năm. Do vậy, Tư Mã Thiên có điều kiện tiếp xúc với những tư liệu sát thực nhất, cũng có nghĩa là tiếng nói của Tư Mã Thiên là có căn cứ và đáng tin cậy nhất.

Suy cho cùng với những cứ liệu đáng tin cậy, việc Hạng Vũ tự sát chứ không chịu vượt sông về Giang Đông chủ yếu liên quan tới tính cách của vị Tây Sở Bá Vương này.

Là người cố chấp, kiêu ngạo và độc đoán, lại thiếu tính nhẫn nhục, kiên trì nên sau khi gặp thất bại đau đớn, Hạng Vũ chỉ biết chọn cho mình cái chết chứ không thể làm lại từ đầu.

Cái chết của Hạng Vũ đầy khảng khái, bi hùng nhưng cũng khiến cho người đời sau phải hối tiếc là vì thế…

NỖI OAN NGÀN NĂM CỦA HẠNG VŨ

Những phát hiện khảo cổ mới đây cho thấy, cung A Phòng, tòa cung điện huyền thoại của Trung Quốc chưa bao giờ bị đốt, thậm chí chưa bao giờ được xây dựng. Và từ hàng ngàn năm nay, người ta đã nghi oan cho Hạng Vũ…

Cung điện lớn nhất thế giới?

Cung A Phòng được xây dựng vào năm Thủy Hoàng thứ 35, tức năm 212 trước Công Nguyên tại khu lâm uyển (khu rừng dành riêng cho vua chúa đi săn) nằm ở bờ nam sông Vị Hà. Vị trí của cung A Phòng, theo phỏng đoán, nằm ở vị trí cách trung tâm thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc 30km về phía tây, đối diện với kinh đô Hàm Dương của nhà Tân qua sông Vị Hà.

Công trình cung A Phòng vô cùng quy mô, khi Tần Thủy Hoàng còn sông chỉ xây xong một tòa tiền điện (phần cung điện phía trước). Sách “Sử ký” phần “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” có chép, chỉ riêng phần tiền điện này của cung A Phòng đã có diện tích vô cùng lớn: “Chiều từ đông sang tây của phần điện phía trước cung A Phòng dài 500 bộ (hơn 800m), chiều nam bắc dài 50 trượng (hơn 150m), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới có thể dựng được cột cờ 5 trượng”.

Tính theo các đơn vị đo lường ngày nay thì diện tích của cung A Phòng vào khoảng 80 ngàn mét vuông, có thể chứa hàng chục ngàn người. Ngoài ra, theo những mô tả khác thì cung A Phòng có tới hơn 70 cung thất lớn nhỏ khác nhau, trong một ngày mà thời tiết ở các cung thất, điện đài không nơi nào giống với nơi nào. Nếu theo mô tả này thì cung A Phòng là cung điện lớn nhất trong lịch sử kiến trúc thế giới.

Tuy nhiên, tòa cung điện nguy nga tráng lệ này sau đó đã bị thiêu rụi.

Tống nghĩa là ai

Nỗi oan của Hạng Vũ

Lâu nay, các sử gia đều cho rằng, người đốt rụi cung A Phòng chính là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Bằng chứng cho kết luận này chính là những ghi chép trong sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên, cuốn cổ sử nổi tiếng của Trung Quốc. Trong phần “Hạng Vũ bản kỷ” của sách này chép: “(Hạng Vũ) tàn sát Hàm Dương, giết Tần Vương Tử Anh, đốt sạch cung điện nhà Tần, lửa cháy ba tháng không tắt…”. Tuy nhiên, những phát hiện khảo cổ gần đây lại chứng minh rằng, Hạng Vũ bị oan.

Theo Xinhuanet, vào năm 2002, các chuyên gia Trung Quốc đã thành lập đội khảo cổ cung A Phòng với mong muốn tìm được những dấu vết còn sót lại của tòa cung điện huyền thoại đã bị lửa đốt rụi. Tuy nhiên, kết quả khai quật nằm ngoài dự liệu. Người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của việc bị đốt cháy tại di chỉ lâu nay vốn được cho là của cung A Phòng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều mảnh ngói thời Hán xuất hiện tại di chỉ này, điều này chứng tỏ, cung A Phòng còn tồn tại tới thời nhà Hán và người thời Hán đã dùng những mảnh ngói này để tu sửa cung điện? Từ đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã kết luận: Cung A Phong chưa hề bị đốt, và lâu nay người ta đã đổ oan cho Hạng Vũ.

Khi kết luận này được công bố đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng, rất có thể trải qua hai ngàn năm bị vùi lấp, những dấu vết của vụ cháy đã gần như biến mất. Hoặc cũng có thể các nhà khảo cổ đã khai quật sai địa điểm (?!).

Đội khảo cổ cung A Phòng thì không cho rằng như vậy. Theo họ, một cung điện khác là cung Trường Lạc, được xây dựng vào thời nhà Hán, về niên đại cách thời gian xây dựng cung A Phòng không xa và cũng bị đốt cháy. Tuy nhiên, dấu vết vụ cháy để lại tại di tích của cung Trường Lạc rất rõ ràng chứ không giống như ở di chỉ của A Phòng.

Về vị trí khai quật, đội khảo cổ này cho rằng, địa điểm mà họ khai quật không thể sai vì nó được ghi trong rất nhiều tài liệu. Trước nay, các chuyên gia lịch sử uy tín nhất ở Trung Quốc đều cho rằng đó chính là vị trí xây dựng cung A Phòng.

Ngoài ra các nhà khảo cổ này cũng cho rằng, lâu nay căn cứ duy nhất để khẳng định Hạng Vũ đã đốt cung A Phòng chính là những ghi chép của “Sử ký”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Tư Mã Thiên chỉ nói, Hạng Vũ tiến vào Hàm Dương và “đốt cung điện nhà Tần” chứ không nói Hạng Vũ đốt cung A Phòng. Hơn nữa, cũng theo ghi chép của “Sử ký” thì cung A Phòng được xây dựng ở bên ngoài chứ không phải bên trong của Hàm Dương.

Các nhà khảo cổ còn đặt ra nghi vấn rằng, có thể cung A Phòng mới chỉ nằm trên kế hoạch chưa chưa bao giờ được xây dựng. Bởi lẽ, với quy mô được mô tả như trong sử sách thì cung A Phòng chỉ có thể là một cung điện “trong mơ” chứ không thể hoàn thành được với trình độ lao động sản xuất thời bấy giờ. Ngoài ra, từ thời Tần Thủy Hoàng cho tới Tần Nhị Thế và Tần Vương Tử Anh, toàn bộ các hoạt động của triều Tần đều diễn ra tại cung Hàm Dương hoặc Vọng Di cung. Sử sách chưa bao giờ có ghi chép bất cứ hoạt động nào của triều Tần diễn ra ở cung A Phòng.

Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi, song nếu như những phỏng đoán của các nhà khảo cổ là chính xác thì có lẽ hàng ngàn năm nay, người ta đã thực sự nghi oan cho Hạng Vũ.

Vậy là thông qua bài viết này, du khách đã có thêm sự hiểu biết về nhân vật lịch sử: Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Lịch sử - đất nước - con người Trung Hoa còn có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón du khách đến khám phá. Hãy để Viet Viet Tourism mang đến cho du khách một hành trình du lịch Trung Quốc trọn vẹn và đầy ý nghĩa nhé!