Top thu mon duoc dung nhieu nhat o han năm 2024

Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia có nền thể thao thuộc nhóm mạnh tại khu vực Châu Á. Đặc biệt, bộ môn bóng chày, bóng đá, Taekwondo tại “xứ sở Kim Chi” được xem như môn thể thao vua và đã có hoạt động chuyên nghiệp từ sớm. Ngoài ra, tại xứ Hàn còn có rất nhiều bộ môn thể thao hấp dẫn khác rất được người dân yêu thích.

1. Taekwondo

Taekwondo là môn thể thao quốc gia của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo (Mudo) thường được tập luyện nhất của nước này. Trong tiếng Hàn, “Tae” có nghĩa là “cước pháp”; “Kwon” nghĩa là “thủ pháp”; và “Do” có nghĩa là “Đạo, con đường” (hay “nghệ thuật”). Vì vậy, “Taekwondo” có nghĩa là “Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân”.

Taekwondo được hình thành và phát triển vào những năm 1940 và 1950. Những người sáng lập Taekwondo đã học các yếu tố của Karate và Võ thuật Trung Quốc. Sau đó, kết hợp chúng với các môn võ thuật Hàn Quốc “Taekkyeon” (태격) tập trung vào động tác chân và đòn đánh, “Subak” (수박) môn võ tạo thành Taekkyeon và Gwonbeop (권 법무).

Năm 1945, sau khi Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc, các võ đường bắt đầu mở cửa tại Seoul. Trong đó, có 5 võ đường chính: Chung Do Kwan, Song Mu Kwan, Mu Deok Hwan, Ji Do Kwan và Chang Moo Kwan. Tại đây, các võ sĩ Hàn Quốc đã truyền lại các kỹ thuật khác nhau mà họ đã học được ở Nhật Bản trong thời kỳ đất nước bị chiếm đóng. Quân đội Hàn Quốc sử dụng Taekwondo như một môn chiến đấu không vũ trang trong thời gian này. Điều này đã thúc đẩy Taekwondo trở nên phổ biến trong quần chúng một cách đáng kể.

Top thu mon duoc dung nhieu nhat o han năm 2024

Năm 1952, sau một cuộc biểu tình quân sự, Tổng thống Hàn Quốc Lee Seung Man đề nghị kết hợp các môn phái lại với nhau. Và vào năm 1955, những người đứng đầu võ đường bắt đầu làm việc cùng nhau để thành lập nền võ thuật thống nhất của Hàn Quốc.

Ban đầu, giáo phái này được gọi là Tae Soo Do. Cuối cùng, chữ “Su” được thay thế bằng “Kwon”, giống như gợi ý của Tướng quân đội Hàn Quốc Choi Hong Hi.

Vào năm 1959, Liên đoàn Taekwondo đầu tiên được thành lập lấy tên gọi “Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc”. Đến ngày 22/3/1966, tướng Choi Hong Hi thành lập Liên đoàn Taekwondo Quốc tế (International Taekwon-Do Federation – ITF) với 9 thành viên sáng lập gồm: Việt Nam Cộng hòa, Malaysia, Singapore, Tây Đức, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ai Cập và Hàn Quốc. Năm 1972, một tổ chức mới được thành lập với tên gọi là Liên đoàn Taekwondo Thế giới (World TaeKwonDo Federation – WTF), do Tiến sĩ Un Yong Kim làm chủ tịch. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.

Hiện nay, Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) có 193 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu tại Thế vận hội 2000 và 2004.

2. Ssireum

Ssireum, môn vật truyền thống của Hàn Quốc, cũng là một môn thể thao thi đấu dân gian, trong đó 2 đấu thủ nắm vào Satba (dây vải thắt quanh lưng và bắp đùi), sử dụng toàn bộ sức mạnh và các kỹ thuật của mình để vật đối thủ xuống sàn đấu. Lịch sử môn Ssireum bắt đầu cùng thời với sự hình thành sinh hoạt cộng đồng. Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống lại những loài thú hoang, không phải chỉ để tự vệ, mà còn để tìm thức ăn. Bên cạnh đó, các cộng đồng này không thể tránh khỏi việc xung đột với những bộ tộc khác. Vì vậy, con người phải luyện tập những hình thức võ thuật khác nhau để bảo vệ chính mình.

Lúc bấy giờ, người thắng cuộc trong mỗi giải đấu Ssireum theo tập tục sẽ được tặng thưởng một con bò, không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn là một vật có giá trị trong xã hội nông nghiệp

Top thu mon duoc dung nhieu nhat o han năm 2024
.

Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, Ssireum vẫn nổi bật như một môn thể thao thu hút nhiều người, chứ không chỉ đơn thuần là một trò thi đấu dân gian được tổ chức vào các ngày lễ hội. Hiệp hội Ssireum Hàn Quốc cũng đã rất thành công trong việc quảng bá cho thế giới biết đến môn vật này thông qua việc tổ chức những trận thi đấu có chất lượng cao. Ssireum giờ đây đã nổi tiếng như là một trong những môn thể thao quốc gia được nhiều người yêu thích đến nỗi các trận đấu vật đều được tường thuật trên truyền hình để mọi khán giả đều có thể theo dõi tại nhà. Các luật đấu và nguyên tắc được điều chỉnh phù hợp hơn, Ssireum không ngừng phát triển từ một môn vật truyền thống kết hợp với các phương pháp tự vệ đã trở thành một môn thi đấu dân gian được nhiều người yêu thích và đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Hàn Quốc ngày nay.

3. Bóng chày

Nhắc đến môn thể thao vua, chúng ta đều nghĩ ngay đến bóng đá. Tuy nhiên ở “xứ sở Kim Chi”, bóng chày mới được coi là môn thể thao vua.

Bóng chày xuất phát từ Mỹ và du nhập vào Hàn Quốc vào năm 1905, đến nay đã nền bóng chày Hàn Quốc đã “hot” không kém bất kỳ môn thể thao nào. Môn thể thao này sớm nhận được sự yêu mến đông đảo từ công chúng. Sự lớn mạnh của bóng chày Hàn Quốc có thể thể hiện qua số lượng cổ động viên đông đảo. Theo khảo sát do kênh truyền hình Arirang thực hiện, bóng chày đã vượt qua bóng đá, trở thành môn thể thao được ưa chuộng hàng đầu tại Hàn Quốc. Khảo sát của Arirang cho thấy, thị phần bóng chày tại Hàn Quốc chiếm hơn 52%, bằng cả bóng đá và bóng rổ cộng lại. Số cổ động viên tăng lên sau mỗi mùa giải với ước tính lượng fan lên tới 8.000.000 người.

Top thu mon duoc dung nhieu nhat o han năm 2024

Vị thế của môn thể thao vua này ở Hàn Quốc được chứng minh khi nó đi vào đời sống sinh hoạt của người dân. Khi có trận đấu bóng chày lớn, người người nhà nhà đi xem thi đấu. Mỗi dịp đến sân cổ vũ bóng chày được là một ngày hội với khán giả hâm mộ tại Hàn Quốc. Trong các trận đấu lớn, việc có được tấm vé vào sân xem trận bóng chày cũng khó không kém xem bóng đá. Cơn sốt vé một phần do niềm đam mê của người hâm mộ, một phần khác do sức chứa các sân bóng chày tại Hàn Quốc chỉ vào khoảng 20.000 chỗ, bằng 1/2 sức chứa của các sân bóng đá. Bên cạnh đó, các cửa hàng thời trang cũng bán rất nhiều quần theo phong cách của môn thể thao này. Đặc biệt là sự thịnh hành của áo bóng chày Hàn Quốc, mẫu áo này đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và trở thành một xu hướng thời trang lúc bấy giờ.

Giải bóng chày nhà nghề Hàn Quốc có 10 đội. Cổ động viên của mỗi đội đều có cổ vũ cho đội nhà riêng, không giống bất cứ đội nào. Để ủng hộ đội Busan Giant, bạn phải đội mũ nylon màu da cam lên đầu, sau đó dùng mũ để thu nhặt rác trên khán đài sau trận đấu. Cổ động viên đội Hanhwa Eagles không mang gì vào sân mà chỉ cổ vũ 100% bằng giọng của mình, trong khi đó, fan của đội Changwon Dino dùng một tờ giấy báo cuộn lại, phát ra âm thanh âm thanh, độc đáo mà rất tiết kiệm.

Với sự phát triển vượt bậc của thể thao, đặc biệt là bóng đá, độ phổ biến của bóng chày 10 năm trở lại đây đã phần nào phai nhạt. Dù vậy, bóng chày vẫn là một trong những môn thể thao nhiều người yêu thích tại Hàn Quốc. Mọi người dân Hàn Quốc đều có thể dễ dàng đến cá phòng tập đánh bóng chày và trải nghiệm đánh bóng với một mức chi phí không đáng kể.

4. Bóng đá

Bóng đá hay còn gọi là “túc cầu”, “đá banh”, “đá bóng” là một môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, thường mỗi đội sẽ có 11 cầu thủ trên sân. Trò chơi này dùng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối phương. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng (trừ trường hợp ném biên). Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu. Bóng đá là môn thể thao được yêu thích, theo dõi, được rất nhiều người yêu thích trên thế giới, và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ.

Ở Hàn Quốc, Bóng đá trở thành môn thể thao phổ biến kể từ sau World Cup vào năm 2002. Đặc biệt là sự nghiệp thành công của chàng tiền đạo điển trai Son Heung Min càng khiến cho môn thể thao này được quan tâm hơn bao giờ hết tại xứ Hàn.

Top thu mon duoc dung nhieu nhat o han năm 2024

Từ những thập niên 1950 và 1960, Hàn Quốc đã nhanh chóng nổi lên là một thế lực bóng đá tốt ở Châu Á và là đội bóng đá Châu Á thành công nhất trong lịch sử, đã 10 lần tham dự World Cup, trong đó có 9 lần tham dự các kỳ World Cup liên tiếp, nhiều hơn bất kỳ quốc gia Châu Á nào khác.

Thành công lớn nhất của bóng đá Hàn Quốc ở đấu trường thế giới là vị trí hạng 4 World Cup 2002 trên sân nhà. Đội đã có những bước cải thiện đáng kể về khả năng thi đấu ở các giải đấu thế giới khi lọt vào đến vòng 16 đội ở World Cup 2010. Ở đấu trường châu lục, Hàn Quốc đã có 2 lần giành chức vô địch và 4 lần hạng nhì ở Asian Cup. Ngoài ra họ cũng đoạt 4 huy chương vàng tại các năm 1970, 1978, 1986 và 2014 ở Asian Games.

Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Hàn Quốc thường được người hâm mộ và giới truyền thông thế giới gọi là “The Red” do màu áo đấu chính của họ. Và nhóm cổ động viên của đội được chính thức gọi là “Quỷ Đỏ”.

5. Golf

Vốn là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, xuất phát điểm rất thấp nhưng chỉ sau vài chục năm, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển. Một đất nước không lớn về cả diện tích lẫn dân số nhưng là một cường quốc về văn hóa – thể thao, họ luôn đứng trong hàng ngũ các nước đứng đầu ở khu vực và thế giới. Môn thể thao và ngành công nghiệp Golf của Hàn Quốc đã ra đời và phát triển trong hoàn cảnh đó.

Năm 1900, Hàn Quốc mới chỉ có sân golf 6 hố, đến năm 1924, nơi đây đã có sân golf 18 lỗ đầu tiên. Năm 1929, Hàn Quốc đã tổ chức thành công giải Vô địch Golf Triều Tiên lần thứ I, đánh dấu chương đầu cho sự phát triển môn golf ở “xứ sở Kim Chi”. Tuy nhiên, vài thập kỷ sau đó, sự phát triển môn golf đã trải qua nhiều thăng trầm do ảnh hưởng của chiến tranh và những biến động chính trị trong nước. Đến giữa thập niên 60, môn golf bước vào quỹ đạo phát triển mới cùng với sự khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế Hàn Quốc. Các hiệp hội golf lần lượt ra đời như Hiệp hội Golf Hàn Quốc (1965), Hiệp hội sân golf Hàn Quốc (1966) và sau đó là Hiệp hội Golf Chuyên nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội Golf không Chuyên nghiệp Hàn Quốc và nhiều tổ chức golf khác. Ngay sau khi thành lập, Hiệp hội golf Hàn Quốc đã gia nhập Liên minh Golf Châu Á và Liên minh Golf Quốc tế với sứ mạng thúc đẩy golf Hàn Quốc phát triển cũng như góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế quốc tế của đất nước.

Top thu mon duoc dung nhieu nhat o han năm 2024

Bằng những nỗ lực không ngừng, ngày nay môn Golf đã trở thành môn thể thao đại chúng ở trong nước và Hàn Quốc tự hào là cái nôi của nhiều golf thủ tài năng trên Thế giới. Nếu như trước đây, golf được coi là môn thể thao quý tộc, chủ yếu dùng để tiếp khách, kinh doanh thì đến nay golf được đông đảo người dân Hàn Quốc tham gia rộng rãi. Số người chơi golf hiện nay đã lên đến 5.000.000, trong đó nam giới chiếm 65% và nữ giới khoảng 35%. Nếu trước đây, người chơi golf ở độ tuổi 45-50 thì những năm gần đây xu hướng trẻ hóa dần dần chiếm lĩnh với số lượng đông đảo các thanh niên 20-30 tuổi nhập môn và tỷ lệ phụ nữ chơi Golf cũng gia tăng đáng kể.

Số lượng vận động viên chuyên nghiệp trong Hiệp hội Golf Chuyên nghiệp (KPGA) và Hiệp hội golf Nữ Chuyên nghiệp (KLPGA) là trên 5,000 người, trong đó hơn 1.000 người là nữ. Pak Se-ri là nữ golf thủ đầu tiên mang vinh quang về cho đất nước Hàn Quốc khi đăng quang tại giải golf nữ nhà nghề của Mỹ (LPGA) năm 1999. Từ đó đến nay, rất nhiều tay golf Hàn Quốc, đặc biệt là nữ chiến thắng trong các giải lớn ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á,…

Từ đây, một mô hình kinh tế mới với tên gọi “Ngành công nghiệp Golf” đã được hình thành và phát triển. Khi nói về ngành công nghiệp Golf, người ra thường nói tới các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất chủ yếu như: sân golf, sân tập golf, các trung tâm chơi golf bằng màn hình, trang phục chơi golf, phụ kiện golf, tour đánh golf trong ngoài nước, truyền thông về golf, các giải đấu, sự kiện golf, hội chợ triển lãm golf.

Những môn thể thao ở xứ Hàn vừa giúp người dân ôn luyện đồng thời giúp họ gìn giữ các nét văn hóa của đất nước mình. Nếu có dịp du lịch Hàn Quốc, du khách hãy thử tìm hiểu và “thưởng thức” những trận đấu hấp dẫn, kịch tính của môn thể thao truyền thống này nhé!