Trắc nghiệm sóng điện từ là gì

Nhằm giúp các em học sinh khối 12 có thêm tài liệu bổ trợ cho quá trình học tập chủ đề kiến thức dao động và sóng điện từ trong chương trình Vật lý 12, THI247.com giới thiệu đến các em tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm dao động và sóng điện từ. Tài liệu gồm 40 trang trình bày chi tiết lý thuyết SGK và tuyển chọn những bài tập trắc nghiệm hay nhất, đặc sắc nhất về chủ đề dao động và sóng điện từ, nhằm giúp các em hiểu sâu, nắm chắc lý thuyết, kỹ năng giải trắc nghiệm dao động và sóng điện từ, để các em học tốt hơn chương trình Vật lý 12 và ôn tập hướng đến kỳ thi THPT Quốc gia môn Vật lý.

Khái quát nội dung tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm dao động và sóng điện từ:
A. Tóm tắt lí thuyết
I. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
1. Mạch dao động
+ Cấu tạo: Gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm thành mạch kín.
+ Hoạt động: Muốn mạch hoạt động ta tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện trong mạch. Tụ điện sẽ phóng điện qua lại trong mạch nhiều lần tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.
+ Khảo sát bằng dao động kí: Người ta sử dụng hiệu điện thế xoay chiều được tạo ra giữa hai bản của tụ điện bằng cách nối hai bản này với dao động kí thì thấy trên màn một đồ thị dạng sin.
2. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động
a. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng.
b. Định nghĩa dao động điện từ
: Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện (hoặc cường độ điện trường E và cảm ứng từ B) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.
c. Chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động.
3. Năng lượng điện từ
: Trong quá trình dao động của mạch, năng lượng từ trường và năng lượng điện trường luôn chuyển hoá cho nhau, nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.
II. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
a. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy.
+ Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ của Pha-ra-đây.
+ Kết luận: Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.
b. Điện trường biến thiên và từ trường.
Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.
2. Điện từ trường và thuyết điện từ Mắc – xoen
a. Điện từ trường.
+ Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.
+ Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất, gọi là điện từ trường.
b. Thuyết điện từ Mắc – xoen.
Mắc-xoen đã xây dựng được một hệ thống bốn phương trình diễn tả mối quan hệ giữa:
+ Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+ Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.
Hệ phương trình Mắc-xoen là hạt nhân của thuyết điện từ, khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường.
III. SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Sóng điện từ
a. Sóng điện từ là gì?

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
b. Những đặc điểm của sóng điện từ.
2. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển

a. Các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ: Không khí hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn, nên các sóng này không thể truyền đi xa. Không khí cũng hấp thụ mạnh các sóng ngắn.
b. Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li: Các sóng ngắn phản xạ rất tốt trên tầng điện li.
3. Mạch dao động hở. Anten
+ Mạch dao động kín là mạch mà điện từ trường hầu như không bức xạ ra bên ngoài.
+ Mạch dao động hở là mạch có bức xạ điện từ trường ra bên ngoài.
+ Anten chính là một dạng mạch dao động hở, là một công cụ hữu hiệu để bức xạ hoặc thu sóng điện từ.
V. NGUYÊN TẮC THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN
1. Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
+ Phải dùng các sóng điện từ cao tần để tải các thông tin gọi là các sóng mang.
+ Phải biến điệu các sóng mang.
+ Ở nơi thu, dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
+ Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.
2. Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản: Micrô – Mạch phát sóng điện từ cao tần – Mạch biến điệu – Mạch khuyếch đại – Anten phát.
3. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản: Anten thu – Mạch khuyếch đại dao động điện từ cao tần – Mạch tách sóng – Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần – Loa.
B. Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng

[ads]