Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

Nguyễn Hiền quê ở Dương A huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam, nhỏ tuổi mà sức học tinh thông. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (Tân Mùi ) , vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền (NH) mới 13 tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ Trạng Nguyên. Khóa thi của NH có 3 người đỗ cao và đều rất trẻ đó là NH, Trạng nguyên 13 tuổi , Lê Văn Hưu, bảng nhãn 18 tuổi, và Đặng Ma La, thám hoa 14 tuổi.

 

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

Nhà vua thấy NH còn trẻ tuổi mà đổ sớm, mới hỏi :– Trạng nguyên học ở đâu?

TH quỳ tâu :

– Thần xin tâu bệ hạ , thần chỉ học thần…và thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ.

Vua thấy Trạng nguyên nói năng quê kịch mà còn có vẻ kiêu căng không được vừa lòng nên truyền phán buộc trạng trở về học lễ nghĩa thêm. Trạng Hiền vì thế chưa được ban áo mão. 

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai
Trạng Hiền về quê, ngày ngày đọc sách nhưng vẫn ham chơi bời, thường lúc rỗi rãi vẫn còn trẻ chơi khăng, thả diều. Một lần, triều đình tiếp sứ Tàu, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Được như vậy, y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam xem sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng vị nào cũng loay hoay và đành lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua mới nhớ đến Trạng Hiền bèn cho người vời gặp . Viên quan được giao việc đến qua trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng. Thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà tứ chi lẫn tai, vòi… có thể ngoe nguẩy cử động được , sứ giả đoán chừng là Trạng Hiền bèn buông một vế đối thăm dò :

– Tự là chữ, cất giằng đầu ; tử là con , con ai con ấy?

Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buôn một câu :

– Vu là chưng , bỏ ngang lưng; đinh là đứa , đứa nào đứa này. 

Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận trên như cái giàn xay, dưới là chữ tử . Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Trạng Hiền cũng đối lại bằng khiết tự kết hợp với một phần nôm : chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc , bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh nghĩa là đứa, đi với đứa nào, đứa này là một vế đối ý rất chỉnh và rất xược.

Viên quan biết đích là Trạng bèn xuống ngựa truyền lại ý vua vời Trạng về kinh. Nhưng Trạng Hiền không chịu viện lẽ rằng trước vua cho Trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời Trạng lên lại cũng không giữ đúng lễ. Viên quan khong biết làm thế nào, phải trần tình dầu đuôi chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được . TH nghe biết chỉ cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ cho viên quan lên ngựa đi một đỗi, ông mới xui đám trẻ cùng hát :

Tích tịch tang, tích tịch tang !
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tích tịch tang, tích tịch tang !


Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải đó, vui vẽ ra về. 

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai
Sau lần ấy vua theo lễ cho mời ông, nhưng Trạng Hiền trải qua một cơn đau nặng đã mất sớm.

(Nguồn : http://hocmai.vn/mod/resource/view.php?id=19952)

Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường(nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông.

Khoa thi năm Đinh Mùi (1247), dưới triều Trần, đời vua Trần Thái Tông có sự kiện lạ, làm cả triều đình và bàn dân thiên hạ kinh ngạc. Đó là người chiếm bảng vàng nhất nước, đoạt học vị Trạng nguyên là một cậu bé 12 tuổi, tên là Nguyễn Hiền, người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường ( nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Truyện kể rằng, năm mới lên 6, 7 tuổi, Nguyễn Hiền theo học một nhà sư trong làng, sách chỉ đọc qua là nhớ, mỗi ngày học hết 20 trang. Sư viết được trang nào là Hiền thuộc ngay, như thể đã học trước rồi. Nguyễn Hiền có tính hay đùa nghịch, sau lưng các pho tượng Phật trong chùa, đều có những dòng chữ “ phạt 30 roi”. “phạt 60 roi” do Hiền viết. Một hôm sư ông phát hiện thấy, nhận ra nét chữ của Hiền. Đến giờ giảng bài trên lớp, sư bèn chọn câu văn trên sách Nho: “ Kính quỷ thần nhi viễn chi” (kính quỷ thần phải lánh xa), cho học trò chép học và răn rằng: “ Phật cũng là thần không được nhạo báng”. Nguyễn Hiền nhận thấy lỗi của mình, cậu đã tự lấy giẻ lau sạch chữ viết các pho tượng.

Có tài liệu chép rằng: Sau lần đó, vua Trần mời trạng ra giao chức Thượng thư bộ công. Khi trạng mất(có lẽ trạng mất sớm), nhân dân lập đền thờ tại quê, được vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên, không nhắc đến tên húy của trạng, để tỏ lòng tôn kính.

(Ngày Nay) - Ông trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi và trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Vị trạng nguyên được nhắc đến nói trên là ai?

  • icon

    Mạc Đĩnh Chi

  • icon

    Nguyễn Hiền

  • icon

    Trịnh Huệ

Giải thích Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết, khi lẫm chẫm biết đi, Nguyễn Hiền thường sang chùa - nơi sư trụ trì mở trường dạy học cho con em trong vùng, để xem anh chị học tập. Thấy cậu bé ham chữ nghĩa, nhà sư nhận Hiền làm học trò và cho vào lớp ngồi học. Nguyễn Hiền học rất thông minh, một trang sách chỉ đọc một lần là thuộc nên đã đọc được nhiều pho sách quý. Năm 11 tuổi, cậu đã nổi tiếng là thần đồng, nhiều chí sĩ xa gần đến thử tài đều bái phục. Năm 1247, triều đình nhà Trần mở khoa thi Tam khôi để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, Nguyễn Hiền cũng tham gia. "Bài thi nhà vua đề là Áp tử từ kê mẫu du hồ phú, tức bài phú nói về con vịt từ giã mẹ gà đi chơi hồ. Nội dung đề ra khá rộng và trừu tượng, lại yêu cầu diễn đạt bằng thể phú. Nguyễn Hiền đã viết một bài phú có tính chất nghị luận sâu sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống, vừa tỏ rõ khả năng uyên bác, văn chương. Vua đọc xong phê luôn hai chữ Thưởng tứ và lấy đỗ Trạng nguyên, tặng 4 chữ Khai quốc Trạng nguyên", sách Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi: "Mùa xuân, tháng 2 (đời vua Trần Thái Tông, năm 1247) mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ Thám hoa lang". Sách này viết "trước đây, hai khóa Nhâm Thìn (1232) và Kỷ Hợi (1239) chia làm giáp, ất, chưa có chọn tam khôi. Đến khoa này mới đặt", để lý giải vì sao Nguyễn Hiền được gọi là "Khai quốc Trạng nguyên". Ở tuổi 13, Nguyễn Hiền là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

  • icon

    Hỗ trợ Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám dạy các hoàng tử học

  • icon

    Không giao chức quan mà cho về quê giúp sư thầy dạy học cho trẻ con trong làng

  • icon

    Không giao chức quan mà cho về quê học thêm 3 năm mới bổ dụng

Giải thích Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết rằng, khi Nguyễn Hiền vào cung yết kiến, vua thấy Trạng nguyên quá nhỏ mà thông minh hơn người nên hỏi học ở đâu. Nguyễn Hiền cứ thật tình tâu: "Thần tự học lấy, nhưng có một đôi chữ không hiểu cần phải hỏi sư ông ở chùa làng". Nhà vua thấy Trạng nói năng tự nhiên, chưa hiểu phép tắc, lễ nghĩa, lại có ý tỏ ra kiêu căng nên cho là chưa thể bổ nhiệm chức quan trong triều. Vua cho Trạng về nhà học hành, chờ 3 năm sau khôn lớn mới bổ dụng. Trạng nguyên Nguyễn Hiền khi về nhà, ngoài đọc sách, phụng dưỡng mẹ vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi lại cùng đám trẻ trong làng đánh khăng, thả diều.

  • icon

    Cách xâu chỉ qua vỏ ốc

  • icon

    Nặn voi từ đất nhưng biết đi

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Sách chính sử không viết nhiều về Trạng nguyên Nguyễn Hiền, những câu chuyện về ông đa phần là giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc. Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về 2 giai thoại như sau: Khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến. Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, đám trẻ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển. Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy? Trạng nhanh chóng ứng đối: Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này! Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống ngựa và truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ. Viên quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát: Tích tịch tình tang; Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng; bên thì lấy giấy mà bưng; Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang. Viên quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.

  • icon

    Làm quan đến hàng Tướng quốc

  • icon

    Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công

  • icon

    Không làm quan, chỉ ở quê dạy học

Giải thích Sau nhiều lần "gỡ bí" cho triều đình nhà Trần trước sứ thần phương Bắc, Nguyễn Hiền được vua triệu về kinh đô, cho học tiếp Tam giáo khoa chủ, tức đạo Lão, đạo phật, đạo Khổng và bổ nhiệm chức quan. Theo cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Công (người đứng đầu bộ Công, tương đương chức bộ trưởng ngày nay). Trong những năm làm quan triều đình, Nguyễn Hiền đã hiến nhiều kế sách phò vua, giúp nước, đối phó với quân phương Bắc, Chiêm Thành. Ông cũng cho đắp đê quai vạc sông Hồng, đào kênh mương dẫn nước, giúp nông nghiệp phát triển.

  • icon

    Hà Nội

  • icon

    Nam Định

  • icon

    Nghệ An

Giải thích Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (có sách ghi là 1235), trong một gia đình nghèo ở làng Dương Miện, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, lộ Sơn Nam (nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).

  • icon

    12 nơi

  • icon

    22 nơi

  • icon

    32 nơi

Giải thích Năm 1255 (một số tài liệu ghi là 1256, 1257), Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi. Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông. Trong cuốn này có ghi câu thơ ca ngợi tài năng của vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam: "Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc/ Vạn niên thiên tuế lập tam tài". (Dịch: Mười hai tuổi khai khoa hai nước/ Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài). Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông "trạng non" - trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.

  • icon

    Thượng Huyền

  • icon

    Thượng Nguyễn

  • icon

    Thượng Nguyên

Giải thích Sau khi Trạng nguyên Nguyễn Hiền mất, huyện Thượng Hiền quê hương của ông đã được đổi tên thành Thượng Nguyên.

  • icon

    Để tránh tên huý của Trạng nguyên

  • icon

    Để đánh dấu vùng đất có Trạng nguyên

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Theo tài liệu Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục, huyện Thượng Hiền được đổi tên thành Thượng Nguyên để tránh tên huý Trạng nguyên Nguyễn Hiền - người con của vùng đất này. Cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam cũng viết, sau khi Nguyễn Hiền mất, "để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua mới kiêng tên ông, cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên. Vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và lập miếu thờ". Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đặt tại quê hương ông hiện nay còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, đặc biệt cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của Nguyễn Hiền.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các địa phương tăng cường thực hiện các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Yêu cầu này nhằm ngăn chặn tình trạng nhiều xe ô tô tắt thiết bị giám sát, che camera để 'né' vi phạm.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) -  EU thông báo rằng phái đoàn ngoại giao của họ sẽ tiếp tục hoạt động trở lại tại Ukraine.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) -  Thời tiết mù khô tại khu vực Tây Bắc đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch khai thác các chuyến bay tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) -  Bắt đầu từ 9 giờ ngày 10/4 đến hết ngày 3/5/2022, công chúng yêu nghệ thuật của Thủ đô sẽ được thưởng thức các tác phẩm gốm độc đáo tại Triển lãm “Chiếc giày gốm Bát Tràng và cuộc dạo chơi cùng văn hóa Ý” do Đại sứ quán Italy tại Hà Nội và Bảo tàng Nghệ thuật Hồn Đất Việt Bát Tràng (Bát Tràng Museum) tổ chức. Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Italy (số 18 phố Lê Phụng Hiểu, Hà Nội).

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) - Từ ngày 8 – 10/4 (tức mùng 8 – 10/3 âm lịch), tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX – năm 2022.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) - Vài giờ trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực vào ngày 1/4, Ye Qiwei đã làm điều tương tự như hàng triệu người khác ở Thượng Hải: cô đặt một đơn hàng tạp hóa khổng lồ thông qua một ứng dụng giao hàng.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) - Đầu tuần này, ông Ramzan Kadyrov - lãnh đạo nước Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, khẳng định rằng quân đội Nga sẽ tổ chức một cuộc tấn công không chỉ tại cảng Mariupol mà còn ở thủ đô Kyiv và các thành phố khác của Ukraine.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) -  Tối 10/4, tại thành phố Huế, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên - Huế phối hợp với Đại học Huế, Hội Hữu nghị Việt -Lào long trọng tổ chức Lễ đón mừng năm mới Bunpimay năm 2022 – Phật lịch 2565 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với nhiều hoạt động ý nghĩa cho khoảng 400 lưu học sinh Lào đang sống và học tập tại Thừa Thiên - Huế.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) - Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 9/4 đến 18 giờ ngày 10/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.181 ca mắc COVID-19, trong đó có 784 ca tại cộng đồng và 1.397 ca đã cách ly.

Trạng nguyên nguyễn hiền là ai

(Ngày Nay) -  Được tin bệnh nhi 9 tháng tuổi ở tỉnh Lâm Đồng vừa được các bác sỹ tại Bệnh viên Nhi Trung ương ghép gan thành công và sẽ xuất viện vào ngày 11/4, chiều 10/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ê kíp đã ghép gan cho bé thành công vào ngày 14/3 vừa qua.