Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Táo bón là hiện tượng nhiều trẻ 3 tháng tuổi gặp phải bởi lẽ hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển toàn diện. Đây là nỗi lo lắng và phiền muộn của rất nhiều ông bố, bà mẹ vì lúc này, trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu nên quấy khóc không ngừng. Vậy khi trẻ 3 tháng bị táo bón, bố mẹ phải làm sao để con mau khỏi bệnh?

1. Hiện tượng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi là gì?

Trẻ 3 tháng tuổi thường đi đại tiện khoảng 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp từ 3 – 5 ngày con mới đi đại tiện, phân keo dính và phải rặn mạnh thì trẻ có thể đã bị táo bón.

Thế nhưng, trên thực tế vẫn xuất hiện những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như khoảng 3 ngày trẻ mới đi đại tiện nhưng phân của con vẫn mềm xốp, dễ đi thì không được gọi là táo bón.

Táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi là điều mà các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bởi lẽ táo bón sẽ khiến con bị đầy hơi, khó chịu, khó ngủ, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Rất nhiều trẻ bị táo bón khi mới 3 tháng tuổi

2. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng bị táo bón

2.1. Do chế độ ăn uống của mẹ

Với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, phần lớn nguồn dưỡng chất mà con hấp thụ là truyền từ cơ thể của mẹ sang. Vì vậy, nếu mẹ ăn nhiều đồ khó tiêu, cay nóng và ít chất xơ thì khả năng trẻ bị táo bón sẽ tăng lên rất cao.

Để ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi, các mẹ cho con bú nên ăn thức ăn mát và có nhiều chất xơ như củ quả, rau xanh và trái cây. Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp một lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung thêm lợi khuẩn tốt cho đường ruột bằng những loại thực phẩm lên men như sữa chua.

2.2. Do trẻ 3 tháng tuổi uống sữa ngoài

Sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Trong trường hợp người mẹ không có đủ sữa cho con bú vì một lý do nào đó thì buộc phải cho con dùng thêm sữa ngoài.

Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của con lúc này vẫn còn non yếu nên sẽ rất khó để hấp thụ và tiêu hóa sữa công thức. Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến nguy cơ trẻ 3 tháng bị táo bón tăng cao. Nếu bố mẹ pha sữa không đúng công thức thì cũng làm tăng nguy cơ gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ.

2.3. Do trẻ 3 tháng mắc phải bệnh lý nào đó

Bệnh lý bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Một số căn bệnh bẩm sinh tiêu biểu trẻ thường hay mắc phải là suy tuyến giáp, đại tràng bị phình to,… Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ 3 tháng tuổi uống thêm thuốc kháng sinh để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Những loại thuốc này có thể khiến trẻ bị rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột, dẫn tới rối loạn tiêu hóa và gây ra chứng táo bón.

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng bị táo bón

3. Cách điều trị chứng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Với những trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón do bú sữa mẹ thì lúc này, điều mẹ cần phải làm là thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình. Theo đó, mẹ nên bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt cho nhuận tràng và giàu chất xơ như củ quả tươi, rau xanh.

Với những trẻ bị táo bón do uống sữa ngoài, bố mẹ nên đổi loại sữa công thức khác phù hợp hơn. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn về cách lựa chọn loại sữa công thức sao cho phù hợp nhất với trẻ.

3.2. Ngâm hậu môn của con trong nước ấm

Nước ấm có công dụng kích thích và làm mềm cơ vòng hậu môn, giúp trẻ bị táo bón dễ đi đại tiện hơn. Lúc này, bố mẹ nên ngâm hậu môn của con trong nước ấm khoảng 1 – 2 lần/ ngày. Mỗi lần từ 5 – 10 phút để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

3.3. Massage bụng cho trẻ bị táo bón

Massage bụng cho trẻ bị táo bón là cách làm vô cùng hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng hàng ngày. Theo các chuyên gia, cách này sẽ giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn và khiến con cảm thấy vô cùng thoải mái, sảng khoái.

Trước tiên, bố mẹ hãy sử dụng 3 ngón tay của mình xoay quanh rốn của con. Trong khi xoay, bố mẹ nên ấn vào bụng con với một lực đạo nhẹ, vừa đủ. Việc làm này sẽ giúp phần thức ăn khó tiêu hóa trong bụng của trẻ mềm ra và dần dịch chuyển xuống dưới hậu môn. Để kích thích trẻ bị táo bón đi ngoài, bố mẹ nên massage bụng cho con nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 3 phút.

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Nếu trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón lâu ngày không khỏi, bố mẹ nên đưa con tới viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ bị táo bón khi mới 3 tháng tuổi. Trong trường hợp đã áp dụng những cách này tại nhà mà chứng táo bón của con vẫn không khỏi, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phương pháp xử trí phù hợp nhất.

Việc trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều mẹ lo lắng, băn khoăn không biết liệu đó có phải là các vấn đề đáng lo ngại không và nên làm gì khi con gặp phải triệu chứng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin cần thiết để giúp mẹ bình tĩnh xử trí triệu chứng đi ngoài ít của con.

Trẻ sơ sinh bình thường (đặc biệt là những trẻ bú mẹ) thường đi tiêu sau một vài cữ bú, việc trẻ 3 ngày không đi ngoài có thể do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

1.1. Do “giãn ruột”

Từ 2 tháng tuổi trở đi con có thể bị “giãn ruột”. Lúc này ruột trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thụ tốt nên chất thải cũng sẽ ít đi. Do đó thay vì đi ngoài mỗi ngày thì con có thể rơi vào trường hợp 2-3 ngày mới đi một lần.

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở đi con có thể bị “giãn ruột”, lúc này ruột trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thụ tốt nên chất thải cũng sẽ ít đi (ảnh minh họa)

1.2. Do con bú kém

Do con bú kém, tiêu thụ lượng sữa mẹ ít nên sẽ đi ngoài ít hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, mẹ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chất béo nhưng lại ăn ít rau xanh, trái cây và các sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, vì vậy khiến sữa bị “nóng” và con đi ngoài ít hơn.

1.3. Do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề

Hệ tiêu hóa của con còn khá nhạy cảm nên có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong sữa ngoài nên sẽ đi ngoài không thường xuyên.

Một số ít trường hợp trẻ có bất thường về thể chất, dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài như: Bất thường về vị trí trực tràng, độ kín của hậu môn hoặc tắc nghẽn ruột có thể dẫn đến các dấu hiệu táo bón, khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý nguy hiểm như lồng ruột, viêm ruột… có thể khiến trẻ sơ sinh không thể đi đại tiện trong một thời gian dài. Bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh như suy giáp, bệnh ngộ độc trong quá trình phát triển của thai nhi, làm ảnh hưởng đến chức năng của ruột già và khiến phân khó đi qua hậu môn…

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Trẻ 3 ngày không đi ngoài do bú kém hoặc do ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ (ảnh minh họa)

2. Cách xử trí khi trẻ 3 ngày không đi ngoài

Khi trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài nhưng vẫn khỏe mạnh thì mẹ không nên quá lo lắng. Nếu trường hợp trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, phân lẫn máu, người mệt mỏi, mẹ nên đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị cho con nhanh chóng.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ như rau xanh,… ăn hoa quả như đu đủ, chuối tiêu, bưởi, khoai lang, sữa chua; tạm dừng những đồ ăn cay, nóng, viên uống bổ sung canxi, sắt…

– Ngoài ra có thể mát xa bụng nhẹ nhàng cho trẻ giúp kích thích nhu động ruột, phân di chuyển dễ dàng để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn…

Trẻ 3 tháng tuổi bao lâu đi ngoài

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về triệu chứng đi ngoài ít của con

Trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, vì vậy mẹ cần theo dõi thật kĩ càng và bình tĩnh để xử lý đúng các trường hợp xảy ra với con.