Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Nguyên nhân là do thói quen này rất dễ khiến bé bị sặc sữa. Lúc đầu, bé có thể bú mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, một khi bé ngưng bú mà dòng sữa vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể khiến bé bị sặc. Chính vì vậy, một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc hay cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ là bạn cần chú ý giữ bình sữa khi cho bé bú. Nếu bé có thể tự cầm bình sữa thì bạn cũng cần chú ý quan sát để chắc chắn bé đang bú tốt.

Bạn có thể xem thêm: Bí quyết tập cho bé tự cầm bình sữa nhanh và hiệu quả nhất

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Rất khó để tránh được việc bé bị trớ sữa lên mũi khi bú bình dù mẹ có áp dụng triệt để các cách cho bé bú bình không bị sặc kể trên đi nữa. Do đó, nếu chẳng may bé rơi vào tình huống này thì mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:

  • Cho bé ngồi thẳng dậy, để bé ho và phun sữa ra. Nếu trẻ khó thở, da tím tái, bạn cần tìm cách hút sữa từ mũi và miệng của bé ra ngay lập tức
  • Nếu trẻ vẫn còn khó thở, hãy đưa bé đi khám. Trong lúc đợi xe, bạn hãy đặt bé nằm úp lên cánh tay bạn, vỗ nhẹ vào lưng khoảng 5 cái. Sau đó, lật lại xem bé đã hết sặc hay chưa
  • Nếu bé vẫn khó thở, hãy đặt bé nằm ngửa, ấn nhẹ vào lồng ngực bé 5 lần. Nếu vẫn không hết, hãy thực hiện lại các bước trên trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Bé bị sặc sữa lên mũi có thể là do rất nhiều nguyên nhân

Trẻ bị sặc sữa do bú bình có thể là rất nhiều nguyên nhân và đa phần những nguyên nhân đều có thể phòng ngừa rất dễ dàng:

1. Tư thế cho bú không đúng

Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ bú bình hay bị sặc. Nếu bạn cho trẻ nằm ngửa khi bú sữa chảy nhanh, khiến trẻ khó kiểm soát. Chính vì vậy, khi tập cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách, bạn nên tránh cho bé bú ở tư thế nằm, kể cả nằm ngửa hay nằm nghiêng. Không cho bé bú khi bé đang quấy khóc, trong lúc bé bú, không nên đùa giỡn vì như vậy sẽ khiến bé dễ bị sặc. Áp dụng cách cho bé bú bình không bị sặc này sẽ giúp bạn khắc phục nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bú bình hay bị sặc.

2. Kích thước núm vú quá lớn

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ bú bình hay bị sặc là sử dụng núm vú có kích cỡ không phù hợp. Nếu lỗ tiết sữa của núm vú quá to, sữa chảy ra với tốc độ nhanh khiến bé bú không bú kịp, thì sẽ dẫn đến tình trạng sặc, ho, ọc sữa.

Để tránh tình trạng này, cách cho bé bú bình không bị sặc là bạn hãy chọn núm vú có lỗ tiết sữa phù hợp. Nếu có ý định đổi núm vú bình sữa cho bé, hãy theo dõi các biểu hiện, nếu thấy bé khó chịu, bực bội khi bú bình do phải gắng sức bú, bạn có thể cân nhắc đổi cho bé núm vú có lỗ thoát sữa lớn hơn.

3. Trào ngược ở trẻ sơ sinh

Nếu bạn đã biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng tư thế, núm vú có tốc độ chảy phù hợp nhưng bé vẫn bị sặc sữa thì có thể là do chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải tình trạng này do cơ thắt thực quản dưới (luôn đóng chặt và chỉ mở khi nuốt, có nhiệm vụ giữ thức ăn luôn nằm trong dạ dày) vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé cũng vẫn còn yếu nên cũng khiến bé dễ bị trào ngược hơn. Nếu bé hay gặp phải tình trạng này, bạn có thể đưa bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh sữa mẹ, nhiều chị em vẫn bổ sung thêm sữa công thức cho em bé với mong muốn trẻ tăng cân. Vậy tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào là đúng và đảm bảo an toàn? Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ về những tư thế bú bình đúng chuẩn, tránh bị sặc cho trẻ. Vậy nên, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua nhé. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA!

3+ Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình

Cho trẻ bú bình không giống với cho trẻ bú sữa mẹ. Bởi khi bú sữa mẹ, lực hút của bé sẽ chủ động điều tiết tia sữa của mẹ chảy ra mạnh hay nhẹ. Nhưng khi bú bình, tư thế cho bú và tư thế cầm bình sẽ ảnh hưởng đến lực sữa bắn ra. Nếu cho bú không đúng cách rất dễ khiến trẻ bị sặc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, mẹ hãy tham khảo 3+ tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình an toàn dưới đây nhé. 

Tư thế ngồi ôm ngang

Tư thế cho bé bú bình ngồi ôm ngang gần giống với tư thế cho bé bú sữa mẹ ngồi ôm nôi. 

  • Để thực hiện tư thế này, mẹ hoặc ba cần tìm một điểm tựa lưng thoải mái. 

  • Sau đó, mẹ ôm ngang bé trong tay sao cho phần đầu tự bé tựa vào bắp tay, cao hơn so với phần thân người. 

  • Một tay của mẹ sẽ ôm bé, tay còn lại cầm bình sữa nghiêng so với miệng bé một góc khoảng 45 độ để tia sữa bắn ra đều đặn, không quá ít, không quá nhiều. 

  • Lưu ý: Khi cho bé bú bình ở tư thế này, mẹ cần đảm bảo phần đầu của bé cao hơn so với thân để tránh nguy cơ viêm tai. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Tư thế ngồi vào lòng 

Tư thế ngồi vào lòng thích hợp cho những bé thường hay bị trớ sau khi sinh. Tuy nhiên, tư thế này chỉ nên áp dụng đối với các bé đã ngồi được, có phần lưng cứng cáp. Nếu áp dụng cho em bé mới sinh sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống của trẻ. 

  • Đầu tiên, mẹ cũng nên tìm một điểm tựa lưng thoải mái và vững chắc ngồi. 

  • Tiếp đến, mẹ bé áp phần lưng bé vào bụng mình, đầu bé có thể tựa vào ngực hoặc vai mẹ, tùy ý thích. 

  • Một tay của mẹ cần vòng ôm lấy bé để cố định vị trí, tay còn lại cầm bình sữa dốc cao một góc khoảng 45 độ so với mặt song song. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Tư thế dựa lưng vào đùi

Tư thế cho bú tựa lưng vào đùi sẽ giúp mẹ giảm đau lưng và chủ động hơn trong việc cho em bé. 

  • Đầu tiên, mẹ cũng cần tìm một điểm tựa lưng thoải mái trước khi ngồi. Mẹ có thể ngồi dưới sàn nhà, trên giường hoặc trên ghế, tùy ý thích. 

  • Phần chân của mẹ choãi ra sao cho phần bắp chân tạo góc 90 độ với lưng. Mẹ đặt em bé nằm áp lưng lên chân, sao cho thoải mái nhất. 

  • Một tay mẹ dùng để giữ em bé, một tay khác cầm bình sữa và cho bé ti. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Xem thêm: Tư thế cho trẻ bú nằm an toàn, không bị sặc 

Những lưu ý khi cho bé bú bình tránh bị sặc

Khi cho em bé bú bình, mẹ cần chú ý nhiều thứ để đảm bảo an toàn, tránh bị sặc, gây nguy hiểm. Sau đây là 3 điều mẹ không thể làm lơ khi cho con ti bình: 

Cho bé ti đúng tư thế

  • Đầu cao hơn phần thân: Khi cho em bé ti bình, mẹ cần đảm bảo phần đầu lúc nào cũng phải cao hơn phần thân của con. Như vậy, em bé sẽ không bị sặc, dễ ti hơn và tránh nguy cơ bị viêm tai. 

  • Bình sữa phải ở góc nghiêng với miệng: Nếu bình sữa vuông góc hoặc song song với miệng sẽ khiến em bé mất nhiều sức hơn trong khi ti. Đồng thời, tia sữa bắn ra cũng không đảm bảo, dễ khiến trẻ bị sặc. Vì vậy, mẹ nên giữ bình sữa ở góc nghiêng 45 độ so với miệng để giúp bé dễ ti và đảm bảo tia sữa bắn ra có lực vừa phải. 

  • Tránh thay đổi tư thế liên tục: Việc thay đổi tư thế liên tục trong thời gian cho bú dễ khiến trẻ khó chịu bụng, gây nôn trớ. Vì vậy, mẹ nên giữ nguyên một tư thế từ đầu đến cuối trong thời gian cho ti. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Chú ý và hỗ trợ bé trong suốt thời gian bú

Trong thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình, mẹ cần theo dõi từng dấu hiệu và hành động của trẻ. Qua đó giúp phán đoán nhu cầu và tình hình của trẻ. Tuyệt đối tránh trường hợp cho trẻ tự cầm bình ti, hoặc lơ là trong thời gian cho ti, có thể khiến trẻ bị sặc, không xử lý được kịp thời. 

Bên cạnh đó, việc quan sát sẽ giúp mẹ biết được tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình có đúng hay không, có cần điều chỉnh không. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc quan sát, hỗ trợ con trong suốt quá trình cho bú bình nhé.

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Vỗ ợ hơi sau khi bú xong

Bú bình có một nhược điểm cực kỳ lớn là lượng hơi bé bú vào nhiều hơn so với bú mẹ. Vì vậy, sau mỗi lần trẻ ti xong mẹ nên chủ động vỗ ợ hơi cho bé, giúp trẻ không bị chướng bụng. Việc làm này cũng giúp trẻ ít bị trớ và sặc hơn sau mỗi lần ti. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Các bước chuẩn bị cho trẻ bú bình an toàn, tốt nhất

Trước khi tiến hành cho trẻ bú bình, mẹ cần trải qua nhiều bước chuẩn bị với yêu cầu khắt khe. Cụ thể như sau:  

  • Lựa chọn bình sữa phù hợp: Hiện nay trên thị trường có vô vàn thương hiệu, loại bình sữa, núm ti khác nhau. Mỗi loại đều đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, kích thước và chất liệu. Vậy nên, mẹ cần đầu tư nhiều thời gian trong việc lựa chọn loại bình phù hợp với em bé của mình. Các tiêu chí mẹ nên áp dụng để chọn bình gồm: ít chi tiết thừa, dễ vệ sinh, chất liệu an toàn, phù hợp để tiệt trùng. 

  • Tiệt trùng các dụng cụ hỗ trợ bú sữa: Để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ khi bú bình, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ trước khi cho bé sử dụng. Nếu có sẵn máy tiệt trùng, mẹ có thể cho tất cả dụng cụ vào máy để làm sạch. Nếu không có, mẹ có thể tự tiệt trùng bằng nước sôi trước mỗi lần sử dụng cho bé để đảm bảo diệt khuẩn hoàn toàn. 

  • Kiểm tra nhiệt độ sữa: Nhiệt độ của sữa cực kỳ quan trọng mỗi khi cho trẻ bú bình. Nếu mẹ pha sữa cho bé bằng nước lạnh sẽ khiến trẻ bị đi ngoài, đau bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Nhưng nếu mẹ pha sữa bằng nước nóng sẽ làm giảm dinh dưỡng trong sữa, thậm chí có thể khiến trẻ bị bỏng. Chính vì vậy, mẹ nên dùng nước ấm khoảng 60 đến 70 độ để pha sữa cho em bé. Đồng thời khi pha xong, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ti. Tuyệt đối không cho trẻ ti ngay, rất dễ bị bỏng. 

  • Kiểm tra độ mạnh của tia sữa: Ngoài ra, trước khi cho trẻ ti mẹ cũng cần kiểm tra độ mạnh yếu của tia sữa. Hãy đảm bảo tia sữa chảy ra bình thường, không bị tắc cũng không bị quá mạnh. Đặc biệt lưu ý, người lớn không dùng miệng để mút hoặc nếm thử sữa của trẻ. Hãy bấm sữa ra mu bàn tay trong quá trình kiểm tra. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Mách mẹ cách xử lý nếu con bị sặc sữa khi bú bình

Dù cho trẻ bú sữa mẹ hay bú bình, trẻ đều có nguy cơ bị sặc sữa. Vậy trong trường hợp này, ba mẹ cần xử lý thế nào để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ hãy tham khảo 3 bước sau đây để biết thêm thông tin hữu ích nhé. 

  • Vỗ lưng: Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp thấp đầu. Tiếp đến vỗ mạnh vào phần lưng trẻ khoảng 5 đến 6 cái và lật trẻ xoay về đằng trước để kiểm tra. Nếu trẻ chưa có dấu hiệu phục hồi, hay phục hồi yếu ớt, hãy tiếp tục sơ cứu ấn ngực. 

  • Ấn ngực: Mẹ giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, sau đó dùng tay ấn mạnh xuống phần xương ức. Tốc độ ấn cần nhanh, khoảng 1 giây 1 lần ấn, liên tục 5 đến 6 lần kề nhau. Nếu trẻ không có dấu hiệu phục hồi hoặc phục hồi kém, tiến hành thông đường thở. 

  • Thông đường thở: Mẹ hãy dùng miệng hút phần miệng sau đó đến phần mũi cho trẻ. Làm liên tục khoảng 5 lần sau đó kiểm tra sự hồi phục của trẻ. Khi con đã ổn định và phục hồi, mẹ nên đưa ngay đến trung tâm y tế để kiểm tra và theo dõi. 

Trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không

Trên đây là thông tin bật mí cho mẹ về các tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình an toàn, ít bị sặc nhất. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay cho em bé nhà mình. Đồng thời, mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng trước và trong khi cho trẻ bú bình để tốt nhất cho sức khỏe của con mẹ nhé. 

 

  Tài liệu tham khảo

Bottle feeding advice - Truy cập ngày 29/7/2022

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/bottle-feeding/formula-milk-questions/