Trình bày suy nghĩ về ý kiến Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình

Gorki – nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa đã từng nói: ” Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa về tầm quan trọng của việc đọc sách với con người. Sách là kho tàng quý báu của nhân loại. Hãy cùng theo dõi bài viết để có những luận điểm về Ý nghĩa của việc đọc sách.

Show

Sách là gì?

Sách là một loạt các văn bản hoặc hình ảnh viết tay hoặc in, được buộc hoặc dán lại với nhau trên một mặt. Mỗi mặt của một trong các trang tính này được gọi là một trang. Nếu một cuốn sách chỉ chứa thông tin ở dạng điện tử được xem trên thiết bị có màn hình thì nó được gọi là sách điện tử hoặc sách điện tử. Theo Từ điển tiếng Việt đưa ra giải thích về sách được hiểu là “tập hợp một số loại giấy nhất định được in ra, đóng lại với nhau thành một cuốn sách”.

Có thể thấy sách là kiến thức của con người đã được tích lũy, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích được tích lũy qua hàng nghìn năm của nhân loại. Sách chứa đựng rất nhiều kiến thức từ trong học tập đến trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Sách còn là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được chia sẻ, nhân rộng ra đến mọi người. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.

Trình bày suy nghĩ về ý kiến Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình

Sách là sản phẩm sáng tạo bằng trí tuệ và tâm hồn của con người, là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục mà còn rèn luyện nhân cách con người. Ý nghĩa của việc đọc sách là vô cùng to lớn và rộng mở.

Thứ nhất: Đọc sách cung cấp tri thức cho con người để học tập và làm việc. Có thể thấy mỗi chúng ta trải qua quá trình học tập đều cần sự giúp đỡ của những cuốn sách. Đó là sách giáo khoa, sách bài tập,… cung cấp cho chúng ta một khối lượng tri thức để phục vụ cho quá trình học tập những năm đầu đời của con người. Không có sách chúng ta không thể hiểu các vấn đề cũng như nghiên cứu, học tập được.

Thứ hai: Đọc sách giúp mở ra chân trời tri thức mới cho chúng ta. Việc học sách giáo khoa là chưa đủ. Ngoài những kiến thức cần thiết cơ bản ra mỗi người cần trang bị hành trang cho bản thân để hiểu biết hơn, giỏi giang và có ích hơn qua các loại sách khác nhau. Mỗi một cuốn sách lại cho chúng ta những thông tin về các vấn đề và lĩnh vực khác nhau. Càng đọc nhiều ta càng hiểu biết thêm một vấn đề nào đó. Sách cung cấp tri thức về văn học, về lịch sử, về xã hội, sách kinh tế,…

Đọc càng nhiều chúng ta càng biết nhiều và có thể trả lời hàng vạn câu hỏi khác nhau: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?… Đọc sách còn cho ta biết về lịch sử các quốc gia, đọc sách giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau trên khắp thế giới và biết đến rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó.

Thứ ba: Đọc sách dạy con người rèn luyện tâm tính, giúp chúng ta có cách sống, cách làm người có ích. Khi đọc sách, với sự kiên nhẫn đọc sẽ giúp con người vô cùng bình tĩnh, bình thản và làm việc một cách chắc chắn hơn. Đọc sách có thể rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại cho con người. Đọc sách cũng cho chúng ta có sự trân trọng và biết ơn thành quả ngày nay; biết suy nghĩ cao cả, hi sinh vì người khác cũng như có những ý tưởng làm việc trong nhiều lĩnh vực và những hiểu biết sâu sắc khác mà không đâu mang lại.

Thứ tư: Đọc sách giống như một hình thức giải trí, giảm căng thẳng mệt mỏi cho con người. Thay vì cuộc sống chỉ gắn liền với điện thoại, máy tính ti vi với việc sử dụng facebook, zalo,… con người có thể nghỉ ngơi và tận hưởng thư giãn bên sách.

Thứ năm: Việc đọc sách còn giúp tích lũy được một lượng vốn kiến thức, hiểu biết rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp các bạn tự tin hơn vào bản thân trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Đọc sách cũng giúp con người khắp phục lỗi sai về cách dùng từ, về nói năng sao cho đúng cho hay. Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đọc nhiều bạn sẽ thấy nhiều cách dùng từ khác nhau và sử dụng từ ngữ không sai chính tả, hay và phù hợp trong từng hoàn cảnh của cuộc sống.

Không chỉ vậy, khi làm công việc bất kỳ thì việc đọc sách liên quan công việc đó càng cần thiết.Việc tìm hiểu và đọc những cuốn sách có liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn của mình sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, kiến thức, hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về nghề nghiệp mình đang làm. Khi đã có vốn kiến thức, hiểu biết chắc chắn về chuyên môn, nghề nghiệp, tay nghề của bạn sẽ được nâng lên, phong cách làm việc sẽ chuyên nghiệp hơn, từ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động chắc chắn sẽ tốt hơn.

Có thể thấy ý nghĩa của việc đọc sách là rất thiết thực và cần thiết. Thực tế những người đọc nhiều sách luôn có khả năng tư duy đa chiều, kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng…  Mỗi người cần rèn luyện kĩ năng đọc sách để giúp ích cho bản thân và cho cả xã hội.

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 2)

A. ĐỀ THI 

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, vê những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sổng bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

(Bàn về việc đọc sách, Nguồn: Internet)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử đụng trong trích đoạn trên.

Câu 2. Đoạn trích tập trung vào vấn đề chủ yếu nào?

Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?

Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của M.Gorki được trích dẫn ở đoạn văn bản phẩn Đọc hiểu: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Câu 2. (5 điểm)

Từ cảm nhận về đoạn thơ sau đây, anh/chị hãy chỉ ra nét đặc sắc nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu đốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi đầu không bước nữa

Gục lên súng mủ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Phù lưu Chanh, 12 – 1948)

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIẾM)

Câu 1. Phương thức nghị luận. (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn tập trung bàn về tác dụng của sách và việc đọc sách. (1 điểm)

– Nêu đủ 2 ý trên. (1 điểm)

– Nêu được 1 ý. (0,5 điểm)

– Trả lời sai hoặc không trả lời. (0 điểm)

Câu 3. Tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”, vì:

– Sách giúp con người tự nhận thức về mình: hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.

– Sách giúp con người nhận thức về cuộc sống con người: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

– Nêu đủ 2 ý trên. (1 điểm)

– Nêu được 1 ý. (0,5 điểm)

– Trả lời sai hoặc không trả lời. (0 điểm)

Câu 4. Nêu một thông điệp quan trọng từ văn bản (0,5 điểm)

Có thể chọn một trong những câu quan trọng trong đoạn như:

– Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

– “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

– “Mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiệu càng tốt”.

– Chọn được một thông điệp hợp lí và diễn đạt gọn, trong sáng. (0,5 điểm)

– Chọn được nhưng diễn đạt chưa thật trong sáng. (0,25 điểm)

– Câu trả lời không rõ ràng, không thuyết phục hoặc không trả lời. (0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)

Câu 1.(2 điểm)

Yêu cầu vê kĩ năng (0,5 điểm)

– Biết cách viết một đoạn văn trong bài nghị luận xã hội.

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cán làm nổi bật các ý sau đây:

– Nêu rõ quan điểm, bày tỏ sự đồng tình: (0,5 điểm)

– Bàn luận tập trung làm rõ: (1 điểm)

+ Sách là nguồn kiến thức.

+ Kiến thức là nguồn sống của con người (dẫn chứng).

+ Cẩn phải tạo thói quen đọc sách. Phê phán một số người không chịu đọc sách, hoặc chưa biết cách đọc sách.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu chung:

Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm)

Trình bày đẩy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn để.

+ Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.

+ Kết bài khái quát được vấn để và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Xác định đúng vấn để cần nghị luận (0,5 điểm)

Đoạn thơ tái hiện khung cảnh núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và nên thơ cùng những chặng đường hành quân đầy gian khó của đoàn binh Tây Tiến.

– Triển khai mạch bài hợp lí, lập luận thuyết phục (3 điểm)

Bài làm có thể trình bày theo định hướng sau:

a) Mở bài:

Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ cần tìm hiểu.

b) Thân bài

Ý 1: Phân tích đoạn thơ (2 điểm)

– Hai câu đầu: Khơi gợi cảm xúc “nhớ chơi vơi” để trở về với những hoài niệm.

– Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và nên thơ.

– Hình ảnh đoàn binh trên những chặng đường gian khó, đầy thử thách và hi sinh.

Ý 2: Chỉ ra được nét đặc sắc nổi bật trong bài thơ (1 điểm)

– Cảm hứng lãng mạn: Thể hiện trực tiếp nỗi nhớ da diết, cồn cào khôn nguôi; tô đậm vẻ dữ dội, hoang sơ của núi rừng; sự trẻ trung, lãng mạn của người lính; bút pháp tương phản, đối lập.

– Tinh thần bi tráng: Nói nhiều tới gian khổ và hi sinh; nhưng cách nói hóm hỉnh, ngang tàng, ngạo nghễ; giảm đi ấn tượng nặng nể, bi thảm; làm nổi bật tinh thần quả cảm vượt mọi thử thách của đoàn quân.

c) Kết bài:

Đánh giá khái quát về thành công của đoạn thơ.

– Sáng tạo (0,5 điểm)

+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,5 điểm)

+ Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,25 điểm)

+ Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0 điểm)

– Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 điểm)

+ Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)

+ Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0 điểm)

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 1 tại đây