Trò chơi văn hóa dân gian là gì

  • Trang chủ
  • Trò chơi dân gian
  • Về trò chơi dân gian
  • Trò chơi dân gian là gì? Khái niệm, lịch sử phát triển và đặc điểm.

Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò chơi của trẻ. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò cò của trò chơi ăn quan... tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa Việt Nam đến khắp năm châu. Trò chơi dân gian là một trong những thành tố của nền văn hóa dân tộc, nó xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh lễ hội, trò chơi dân gian cũng là một hình thức vui chơi giải trí nhưng lại không đơn thuần chỉ là một “trò chơi”, nó là một thú vui nhưng cũng vừa là một giá trị văn hóa, một người bạn tinh thần, một phương thức hiệu quả để giáo dục nhân cách con người. Xét trên nhiều khía cạnh, trò chơi dân gian là một nét văn hóa có giá trị, ảnh hưởng

Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hằng ngày, trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động tụm năm tụm bảy vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn. Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và luôn sôi nổi, hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi như thế là trò chơi dân gian.

Trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư thế giới của Pháp (xuất bản 10/1988) thì cái gọi là “trò chơi” này “là một hoạt động thoát khỏi những toan tính kiếm sống, sinh lợi của đời thường”.

Bên cạnh đó, cuốn Đại từ điển Bách Khoa Toàn thư của Liên Xô cũ (xuất bản 1922) cũng có viết rằng “trò chơi được coi là một hoạt động không tính lợi (phí sản xuất). Ở đó, động cơ hành động không nằm ở kết quả cuộc chơi mà nằm ngay ở quá trình hoạt động (quá trình chơi)” [12,17]. 

Còn theo tác giả người Pháp Pancan thì:

“Trò chơi là một hình thức giải trí tốt nhất để giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống”. 

Hay theo GS Tô Ngọc Thanh thì “Trò chơi là một hoạt động dưới dạng trình diễn những tín hiệu và thông qua quy luật sáng tạo và nâng cao nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội và bản thân”.

Trò chơi văn hóa dân gian là gì

Hầu hết những khái niệm về “trò chơi” đều cho nó gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí. Trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân. 

Nằm trong nền văn minh Phương Đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính. Sự khó khăn, cực nhọc là điều không thể tránh khỏi đối với người dân Việt. Điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng, 7 tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Suy cho cùng trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian và phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.

Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất.

Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của cả một xã hội, nó thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng một cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó, để xác định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trò chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Trò chơi văn hóa dân gian là gì

Cuộc sống nông nghiệp lúa nước đặt nhân dân Việt dưới bao nỗi cơ cực, khổ sở, nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giải trí, bù đắp năng lượng tiêu hao trở thành một yếu tố thường xuyên và liên tục đối với nhân dân. Với nhu cầu cần có một tinh thần thỏa mái, một tâm thái vui vẻ để nỗi cực nhọc cũ qua đi và bắt đầu với khó khăn mới đã làm thúc đẩy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân.

Mặt khác, do điều kiện tự nhiên nên người nông dân Việt chỉ có hai mùa vụ trong một năm, xong mùa vụ thì thường rất nhàn rỗi: “ Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”, đây là khoảng thời gian mọi người đợi cho lúa được phơi khô, đợi nước về ruộng và cũng là đợi cho sức khỏe bản thân được phục hồi sau một mùa vụ vất vả.

Trò chơi văn hóa dân gian là gì

Nhu cầu muốn nghỉ ngơi, vui chơi khi gặp được những khoảng thời gian rảnh lại càng tạo một điều kiện tốt để nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời và phát triển, qua nhiều giai đoạn dài lịch sử, các hình thức vui chơi, giải trí đã đồng thời xuất hiện và trong đó có trò chơi dân gian.

Trò chơi dân gian xuất hiện trong xu thế chung và bên cạnh rất nhiều hình thức vui chơi giải trí khác như hội hè, đình đám, lễ hội nhưng có thể nói trò chơi dân gian đã luôn giữ được chỗ đứng của mình bởi hội hè hay đình đám chỉ diễn ra trong những khoảng thời gian và không gian nhất định trong năm trong khi đó trò chơi dân gian lại là một hình thức giải trí có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, 8 quanh năm suốt tháng, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, nghĩa là trò chơi dân gian đáp ứng rất tốt nhu cầu vui chơi giải trí của quần chúng nhân dân. Do vậy, đó chính là nguồn gốc cho sự ra đời của trò chơi dân gian Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển Không ra đời, phát triển theo phương hướng đột biến, vừa ra đời đã có ngay một hệ thống trò chơi hoàn chỉnh, trò chơi dân gian là kết quả của tự tích góp từ từ, liên tục từ óc sáng tạo, trí tuệ của nhân dân qua nhiều giai đoạn lịch sử. Sự sáng tạo, hình thành nên các trò chơi dân gian của ông cha ta đi từ ngẫu nhiên, tình cờ đến ý thức sáng tạo.

Đầu tiên, trò chơi dân gian được hình thành một cách ngẫu nhiên trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Người Việt ta từ thuở hồng hoang đã mang trong mình tâm thức gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên. Coi thiên nhiên ngang tầm với sự tồn tại, phát triển của con người. Đời sống nông nghiệp khiến người Việt gắn bó nhiều hơn với mặt đất, đất là nơi gieo trồng và cũng là nơi nhân dân buông mình nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Gắn bó với mặt đất như vậy nên người Việt ta rất hay có thói quen cùng nhau viết hoặc vẽ trên mặt đất. Mặt đất lại trở thành nơi nuôi dưỡng những óc tưởng tượng, rất có thể việc bẻ một cành cây nhỏ, vẽ những nét ngoằn ngoèo vô thức trên mặt đất lại là cơ sở để quần chúng nhân dân sáng tạo ra những trò chơi dân gian đầu tiên.

Từ thực tế, ta sẽ nhận thấy rằng rất nhiều trò chơi dân gian của người Việt ta đều được bố trí vẽ chơi trên mặt đất. Trò Lò cò trong ô, Lò cò suồn, Lò cò xoắn ốc đều phải vẽ hình trên mặt đất để chơi, đó là những đường kẻ hình vuông, hình xoắn ốc, ngoài ra còn có trò xây nhà bằng những đường kẻ trên đất, đó không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có thể nói rằng trò chơi dân gian đã ra đời ngẫu nhiên, tình cờ từ đời sống sinh hoạt của nhân dân.Bên cạnh sự ngẫu nhiên qua thói quen, trò chơi dân gian Việt còn được hình thành, phát triển ngẫu nhiên qua dáng dấp của hoạt động nông nghiệp. Có thể thấy, trong đời sống nông nghiệp có gì thì trong trò chơi dân gian có cái đó.

Trò chơi văn hóa dân gian là gì

Chẳng hạn với trò đi Cà Kheo, đó là sự vận dụng công cụ mà nhân dân dùng để đi qua những trũng bùn, khe suối, khúc sông cạn, nhưng nó đã dần dần đã trở thành một trò chơi dân gian để tranh tài về sự khéo léo. Hoặc đối với Trò bắt cá chạch, bắt lươn, trò Bắt vịt trên cạn, dưới nước, trò đi Câu ếch, trò Giã gạo, Ném vòng cổ vịt, Thổi cơm và nhiều trò chơi khác, đây là những trò chỉ nghe qua 9 tên gọi đã biết cách chơi vì đó chính là những hoạt động thường nhật của quần chúng nhân dân.

Từ thực tiễn đó, ta có thể khẳng định rằng trò chơi dân gian đã ra đời, phát triển một cách ngẫu nhiên từ cuộc sống sinh hoạt đời thường của nhân dân. Nhưng qua thời gian, cùng với nhu cầu vui chơi giải trí tăng mạnh kết hợp với sự sáng tạo, trí tưởng phong phú của ông cha ta, trò chơi dân gian Việt dần dần thoát khỏi sự ngẫu nhiên, tình cờ đó và tiến tới những bước phát triển cao hơn, nhiều trò chơi dân gian mang sự tinh nhuệ, nhanh nhẹn cần trí tuệ, óc phán đoán khác lần lượt được ra đời, như trò chơi Ô ăn quan, trò Tam cúc hay Cờ người v v, những trò chơi này có sự khác biệt so với với những trò chơi nói trên, người chơi luôn luôn phải cần đến trí tuệ, sự linh hoạt và một óc phán đoán tốt.

Trải qua một thời gian dài, cho đến nay hình thức của trò chơi dân gian đã rất đa dạng, phong phú và muôn hình muôn vẻ. Sự hình thành, phát triển của trò chơi dân gian Việt đã đi từ ngẫu nhiên đến nhu cầu cần và đủ. Từ đó, ta thấy được trí tuệ, trí tưởng tượng, trí óc của ông cha ta thể hiện qua các trò chơi dân gian, trò chơi dân gian trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần Việt

Trò chơi dân gian Việt Nam ta xuất hiện từ rất lâu đời, qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử. Cho đến nay, trò chơi dân gian đã có một hệ thống rất đa dạng, phong phú. Nói đến trò chơi dân gian, ta vẫn thường nghe đến “trò chơi dân gian ngày tết” hay “trò chơi dân gian lễ hội”, những cụm từ nói trên đều đi ra từ khái niệm trò chơi dân gian nhưng không gian để tiến hành trò chơi là trong lễ hội hay vào dịp xuân, đó là một cách phân loại trò chơi theo không gian. Nếu phân loại theo độ tuổi thì ta lại có trò chơi dân gian trẻ con, trò chơi dân gian người lớn, như vậy có nhiều cách để phân loại trò chơi dân gian.Ở đây, căn cứ vào nội dung và hình thức biểu hiện của từng trò chơi ta có thể phân trò chơi dân gian ra nhiều loại hình khác nhau, cụ thể như:

1. Trò chơi luyến ái 

Đặc điểm

Là nhóm trò chơi mang tính chất thiên về tình yêu đôi lứa, như Ném còn, Đánh đu… Trong nhóm trò chơi luyến ái, thành phần tham gia luôn luôn là có cả nam và nữ, ngoài hình thức là một trò chơi thì trò chơi luyến ái tạo điều kiện để nam nữ trong làng được tự do vui chơi, tìm hiểu nhau. Dưới chế độ phong kiến xưa, nam nữ thường bị cấm cản bởi những lễ giáo phong kiến, họ không được tự do tìm hiểu và chọn lựa người mình yêu, nhưng trò chơi luyến ái đã đáp ứng được nhu cầu này của các nam thanh nữ tú, họ được thân mật nhau mà không bị lễ giáo, lệ làng bác bỏ, và sau nhiều trò chơi như thế có người đã thành vợ thành chồng. Trò chơi luyến ái còn mang một chút tín ngưỡng dân gian, gửi gắm trong đó ước nguyện của nhân dân về sự bình an, mùa màng tươi tốt. Cũng bởi tính thiêng đó mà trò chơi luyến ái thường diễn ra trong không gian lễ hội, ít khi diễn ra ở những không gian thường.

Một số trò chơi tiêu biểu: đánh đu, ném còn

Trò chơi văn hóa dân gian là gì

2. Trò chơi phong tục

Đặc điểm

Trò chơi phong tục gồm các trò chơi nghiêng tính thiêng liêng, mang dáng dấp của những nghi lễ, phong tục xa xưa của người Việt. Nhóm trò chơi dân gian này chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của dân tộc, lưu giữ đậm nét tín ngưỡng, phong tục dân tộc, từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh cho đến quan niệm về thờ cúng thần linh, trời đất. Bởi tính chất linh thiêng nên trò chơi phong tục cũng được diễn ra nhiều trong không gian lễ hội.

Một số trò chơi tiêu biểu: Pháo đất, Đánh phết.

3. Trò chơi trận chiến 

Đặc điểm

 Nhóm trò chơi trận chiến mang tính chất thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa đội chơi này với đội chơi khác, đó là những cuộc thi đấu đầy tinh thần thượng võ dân tộc như Thi chèo trũm, Đua thuyền… Không gian của trò chơi rất rộng, trò chơi trận chiến luôn tạo ra sự sôi nổi, náo nhiệt và hấp dẫn. Nó thể hiện rõ sức mạnh, sự tinh nhuệ, năng động, sung sức của lớp lớp thế hệ trẻ dân tộc, sức mạnh được phô bày ra giữa thiên nhiên, trời đất, nó thể hiện quan niệm sống hết mình, cố gắng vượt lên những bất lợi của thiên nhiên, vượt qua khó khăn của người Việt. Trò chơi chiến trận có hai loại thành phần tham gia, một là giữa cá nhân với nhau, hai là giữa tập thể với tập thể, tất cả hai thành phần tham gia này đều là những con người có khiếu, có tài, đại diện cho một thôn, làng hoặc bảng. Đây là nhóm trò chơi có số người cổ vũ rất nhiều, nó đem lại nhiều niềm vui cho cả những người ngoài cuộc chơi. 

 Một số trò chơi tiêu biểu: Chơi trận giả, Đua thuyền

4. Trò chơi trí tuệ

 Đặc điểm

 Nhóm trò chơi trí tuệ chiếm một phần khá lớn trong trò chơi dân gian, nếu trò chơi trận chiến thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai và khéo léo thì nhóm trò chơi trí tuệ lại thể hiện và rèn luyện trí óc, khả năng quan sát và tư duy của người chơi. Nó được nhiều thành phần và 18 đối tượng người chơi ưa thích.

Một vài trò chơi trí tuệ như Ô ăn quan, Tổ tôm, Cờ chân chó.

Trò chơi văn hóa dân gian là gì

 5. Trò chơi nghề nghiệp

 Đặc điểm

Nhóm trò chơi nghề nghiệp là tập hợp những trò chơi mô phỏng và mang dáng dấp những nghề nghiệp, những công việc hằng ngày của nhân dân dưới hình thức vừa làm vừa chơi, như trò Thi cấy lúa, Thi bắt vịt, Bắt cá. Mục đích của những trò chơi nghề nghiệp này là tạo cho mọi người sự phấn khởi, hào hứng trước những công việc mình đang làm, những công việc này sẽ được thể hiện dưới hình thức một cuộc thi tài với yếu tố thắng thua được đặt lên hàng đầu.

 Một số trò chơi tiêu biểu: Thi cấy lúa, Thi bắt vịt trên cạn.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.

Trò chơi văn hóa dân gian là gì