Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Trung Quốc

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam\VnEconomy, PGS.TS. Phạm Tất Thắng, Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương), cho rằng tình trạng này diễn ra liên tục, kéo dài trong nhiều năm, lặp đi lặp lại khiến các nhà quản lý mất nhiều công sức, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH LÀ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẤT

Tất cả những giải pháp lâu nay chúng ta đã làm chỉ mang tính chất tạm thời, tình thế. Như trao đổi giữa các bộ, ngành của Việt Nam với các bộ, ngành bên Trung Quốc, thiết lập vùng xanh tại cửa khẩu, khử khuẩn phương tiện vận chuyển, trao đổi lái xe tại cửa khẩu… nhằm thực hiện phòng chống dịch Covid-19.

Những biện pháp này, Việt Nam đã làm “hết lòng” với phía Trung Quốc nhưng tình trạng cấm biên vẫn xảy ra. Việc đóng - mở không loại trừ nguyên nhân mang màu sắc chính trị, nhưng chúng ta phải thấy Trung Quốc cần sản phẩm Việt Nam và Việt Nam cũng cần xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

“Về lâu dài, chúng ta vẫn phải xác định rằng Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thậm chí có những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng tuyệt đối như gạo, cá tra, thanh long, dưa hấu… Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục xuất khẩu tiểu ngạch thì sẽ luôn gặp phải những “tai ương” này, lúc mở lúc đóng”, ông Thắng thẳng thắn nói.

Vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này, theo ông Thắng, không có con đường nào khác là giảm nhanh xuất khẩu theo tiểu ngạch, chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Phía Trung Quốc cũng yêu cầu phía Việt Nam làm như vậy. “Việt Nam muốn xuất khẩu chính ngạch đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

Tức là chúng ta cần từ bỏ cách thức xuất khẩu theo hình thức đường mòn lối mở, gom hàng đưa lên ô tô rồi chuyển ra cửa khẩu, mà cần chuyển sang ký kết hợp đồng theo hướng chính ngạch”, ông Thắng đề xuất.

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam, nhận định dù Covid-19 hay sau này, khi Trung Quốc đã xây xong đường biên giới chặt chẽ, chắc chắn họ cũng sẽ chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch trong quan hệ với Việt Nam. Điều này cũng đúng khi mức thu nhập trung bình của Trung Quốc đã tăng lên mức cao hơn, họ phải bảo vệ người tiêu dùng nước họ.

Do đó, họ có quyền đòi hỏi kiểm soát về nguồn hàng, số lượng, chất lượng. Yêu cầu này cũng cho thấy thị trường Trung Quốc không còn dễ dãi như trước đây.

Nhớ lại cách đây 2-3 năm, khi hai nước chưa có mối quan hệ thương mại chặt chẽ như hiện nay, ông Thành chia sẻ, thương lái của Trung Quốc đã về đồng bằng sông Cửu Long, đến từng miệt vườn, vùng nguyên liệu để đặt hàng. Đồng thời họ kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa được đưa vào trong nước họ.

Ở các vùng nguyên liệu đó cũng tuân thủ rất chặt chẽ để bán được hàng, giữ mối buôn. Đây cũng là những tín hiệu tích cực cho nông nghiệp Việt Nam nhưng cũng là cản trở theo cách làm truyền thống của Việt Nam.

“Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tính trước được vấn đề. Không chỉ tư duy coi mình là nạn nhân của việc cấm biên hay các quy định chặt chẽ từ phía Trung Quốc, mà cần đặt địa vị mình từ phía họ, họ đã có những bước phát triển lên và đây là đòi hỏi chính đáng của người mua”, ông Thành khẳng định.

Trung Quốc hiện đã là thị trường khó tính hơn, đòi hỏi nhiều hơn, nên chúng ta cần cân đối, dịch chuyển sang các thị trường khác và cần cam kết các vùng nguyên liệu từ các nước trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP… Đồng thời, đẩy mạnh khai thác thị trường này cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.

“Về mặt ngắn hạn, như thể chúng ta bị bất ngờ trong đóng biên; nhưng về dài hạn, với sự thay đổi tư duy, chúng ta sẽ có nền nông nghiệp bền vững hơn trong cả khâu sản xuất và phân phối”, ông Thành tin tưởng.

CẦN CÓ DOANH NGHIỆP HẠT NHÂN DẪN DẮT XUẤT KHẨU

Giống các bình luận trên, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng cho rằng, việc Trung Quốc đóng cửa, gây khó với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã xảy ra nhiều năm nay và liên tục. Việc đặt xuất khẩu sản phẩm nông sản tươi vào Trung Quốc ở mức độ quá cao (70-80%) nên tự nó đã gây rủi ro, vi phạm quy luật của thị trường là không “đặt tất cả trứng vào một giỏ”. Trong khi chúng ta đặt quá mức và kéo dài trong nhiều năm.

Nhưng động thái đáng mừng trong nước, theo bà Lan, đó là các cơ quan nhìn nhận khá rõ vấn đề này và đang tỏ ra cố gắng khắc phục dài hạn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã đưa ra những phương châm, cách thức làm mới, quyết tâm thay đổi lại cách làm nông nghiệp.

Không chỉ vậy, tại diễn đàn Mekong Connect 2021, đã lần đầu hội tụ 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về bàn việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và với tất cả các ngành liên quan phục vụ nông nghiệp như chế biến sâu, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường trong nước và quốc tế.

“Đã có những động thái, Việt Nam đã tính lại cách làm về lâu dài,… đây chính là điều vô cùng quan trọng để khắc phục những rủi ro của thị trường hiện nay. Chúng ta chấp nhận sự trả giá với thị trường Trung Quốc để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, xác lập lại thị trường quốc tế của Việt Nam”, bà Lan nhấn mạnh.

Ông Thắng bình luận thêm, về phương tiện, từ bỏ xuất khẩu theo container, theo đường bộ sang đường sắt, đường thủy là việc không hề đơn giản, đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp công nghệ bảo quản nông sản trong thời gian dài. Điều này chúng ta đã làm được nhưng cần làm mạnh hơn.

Bên cạnh đó, cần đổi mới ngay từ trong nội bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, theo hướng các doanh nghiệp có uy tín, có tiềm lực về kinh tế, kinh nghiệm làm hạt nhân, xung quanh là các hợp tác xã, hộ nông dân. Chúng ta đã làm được điều này như với mặt hàng sữa, từ chỗ không có gì ở thị trường Trung Quốc, nhưng với cách làm của Vinamilk, TH True Milk, chúng ta đã làm được điều này.

Đặc biệt, theo ông Thắng, người nông dân phải sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có chứng nhận an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu... Điều này chúng ta cũng đã làm được nhưng cần nhân rộng trên toàn quốc.

Đơn cử, như với vải thiều Lục Ngạn, từ chỗ vụ nào cũng “giải cứu”, nhưng từ năm ngoái chúng ta đã thay đổi cách làm, vải thiều được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, nên vải thiều đã được xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính.

Về thị trường, chúng ta cần mở rộng sang các thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc, như các thị trường có FTA với Việt Nam là CPTPP, RCEP, EVFTA… Cùng với đó, sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo các cam kết trong các FTA mà chúng ta đã ký kết. Căn cứ vào những cam kết trong các FTA để điều chỉnh lại sản xuất nông nghiệp. Một khi sản phẩm Việt Nam đủ tiêu chuẩn vào EU, Mỹ thì đương nhiên dễ dàng vào được thị trường Trung Quốc.

Một vấn đề quan trọng nữa, ông Thắng cho rằng, cho đến nay chúng ta chưa có một khảo sát hay nghiên cứu nào về sản phẩm Việt Nam trong thị trường Trung Quốc. Từ trước tới nay, chúng ta chỉ đưa sản phẩm thô lên cửa khẩu rồi chuyển sang phương tiện vận chuyển phía Trung Quốc.

“Vì vậy, ngay từ bây giờ, cần tập trung nghiên cứu sản phẩm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Cần biết sản phẩm của chúng ta được tiêu thụ như thế nào, giá cả ra sao, phục vụ đối tượng nào, khối lượng bao nhiêu, người tiêu dùng Trung Quốc có ưa chuộng sản phẩm đó không… để thể hiện trên các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch”, ông Thắng đề xuất.

Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

-  Chính sách phát triển:

+ Chuyển đổi cơ chế quản lí từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ.

+ Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng khoa học kĩ thuật.

-  Thành tựu:

+ Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.

+ Cơ cấu:

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: chế tạo máy, điện tử,…

Duy trì phát triển các ngành công nghiệp truyền thống: hóa dầu, luyện kim,…

- Phân bố:

Tập trung chủ yếu ở miền Đông, các thành phố lớn:

+ Công nghiệp hiện đại phân bố ở các trung tâm công nghiệp.

+ Công nghiệp truyền thống phân bố khắp cả nước, nhất là các vùng nông thôn.

2. Nông nghiệp

- Chính sách phát triển:

+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

+ Cải tạo, xây mới hệ thống giao thông, thủy lợi.

+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Miễn thuế nông nghiệp.

-  Thành tựu

+ Sản lượng nông sản tăng, nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới về sản lượng: lương thực, bông, thịt lợn.

+ Cơ cấu:

Trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi

Trồng trọt: Cây lương thực chiếm chủ yếu. Một số sản phẩm có thể kể đến như lúa gạo, lúa mì, ngô, mía, chè,…

Chăn nuôi: lợn, cừu, bò

-  Phân bố:

+ Các đồng bằng là các vùng nông nghiệp trù phú.

+ Trồng trọt :

Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng phía đông:

Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc: trồng lúa mì, ngô, củ cải đường

Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

+ Chăn nuôi:

Miền Đông: bò, lợn

Miền Tây: cừu, dê

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 - Xem ngay