Trục răng là gì

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về thế nào là hàm răng chuẩn, dấu hiệu và cách khắc phục của những hàm răng bị sai lệch, Nha khoa Platinum sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản thông qua bài viết dưới đây.

Hàm răng chuẩn có đặc điểm gì?

Một hàm răng chuẩn sẽ mang đến cho chủ nhân gương mặt cân đối, khả năng nhai tốt và đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Tổng thể hàm răng sẽ có sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới về cả sự đối xứng răng lẫn tương quan xương 2 hàm. Vậy thế nào là hàm răng chuẩn?

Nhiều bác sĩ nha khoa và các chuyên gia thì hàm răng chuẩn phải đảm bảo 4 tiêu chí dưới đây:

Hàm răng cần có sự tương quan hài hòa với khuôn mặt

Hàm răng chuẩn phải đạt sự tương quan hài hòa trong tổng thể khuôn mặt, tạo nên tỉ lệ cân đối giữa 3 phần trán – mũi – cằm.

Khuôn mặt có tỉ lệ hợp lý

Trục răng là gì
Kích thước có tỷ lệ chuẩn của khuôn mặt

Khuôn mặt được phân chia làm 3 phần:

  • Từ chân tóc đến đầu mũi
  • Từ đầu mũi đến gốc mũi
  • Từ gốc mũi đến hết cằm

Gương mặt hài hòa sẽ thon gọn xuôi về dưới, xương hàm cằm không thô, mắt cân đối, khi cười hàm răng vẫn giữ được điều này thì đó là dấu hiệu của một hàm răng chuẩn.

Tương quan chuẩn của 2 hàm răng trên và dưới

Dấu hiệu để đánh giá tương quan và mức độ hài hòa của 2 hàm như sau:

  • Nhóm răng phía trước hàm trên bao gồm: răng cửa chính, cửa bên, răng nanh phải trùm bên ngoài nhóm răng hàm dưới. Hai nhóm răng này có mức độ tiếp xúc với nhau khoảng 2/3 thân trong của hàm trên với rìa răng hàm dưới khi khép hàm.
Trục răng là gì
Tương quan chuẩn của 2 hàm răng
  • Nhóm răng sau gồm răng hàm và răng tiền hàm của hai hàm trên – dưới (số 1 trở vào trong) gặp nhau ở mặt nhai và đối xứng qua từng răng, khớp cắn không bị sai.

Trục đối xứng hoàn hảo

Trục răng là gì
Gương mặt có trục đối xứng hoàn hảo

Khi bạn dùng một trụ kéo từ đỉnh trán qua đỉnh mũi xuống đến cằm thì trục sẽ là một đường thẳng tắp, không bị gãy, gấp khúc, không bị lệch trái hay phải tại vị trí của khuôn miệng.

Dấu hiệu của những hàm răng bị sai lệch

Trục răng là gì
Hình ảnh minh họa của những hàm răng bị sai lệch

Hàm răng bị sai lệch

Dấu hiệu

Hàm răng hô ·       Có sự bất cân đối giữa hàm trên – dưới

·       Hàm dưới bị lùi vào khuất sâu ở trong hàm trên

·       Nhai và ăn khó khăn

Hàm răng bị móm ·       Xương hàm dưới đưa ra phía trước nhiều hơn so với hàn trên

·       Khó khăn trong việc ăn uống và phát âm

Hàm răng khớp cắn hở ·       Nhóm răng của hai hàm răng không thể chạm vào nhau ở mọi trạng thái nào.

·       Khó khăn trong việc ăn uống

Hàm răng khớp cắn chéo ·       Hàm răng bị xô lệch gây khó khăn trong sinh hoạt, cắn xé thức ăn.

·       Hình dạng khuôn mặt có thể bị thay đổi

Lợi ích khi có một hàm răng chuẩn

Một hàm răng chuẩn, trắng sáng sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

Giúp bạn tự tin

Khi bạn có hàm răng đẹp chuẩn thì bạn sẽ tự tin hơn, thoải mái trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Hơn nữa, hàm răng đẹp chuẩn sẽ giúp bạn mang lại một nụ cười duyên, mang sức hút riêng.

Tự tin hơn trong cuộc sống, giúp bạn cải thiện hơn trong mối quan hệ xung quanh, tạo cơ hội thăng tiến cho bản thân. Cuộc sống luôn tích cực, vui vẻ, sẽ mang lại nhiều sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Giúp giảm được các bệnh lý răng miệng

Hàm răng chuẩn, đều, chắc khỏe giúp cho việc vệ sinh răng miệng được dễ dàng và hạn chế được sự phát triển của các vi khuẩn ở răng miệng. Từ đó ngăn chặn được những bệnh lý như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu …

Giúp hàm răng chắc khỏe

Hàm răng đều, chắc khỏe sẽ thực hiện chức năng nhai, nghiền thức ăn được tốt hơn. Đặc biệt, thức ăn nhai kỹ sẽ tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa từ đó tránh được các bệnh lý ở đường tiêu hóa, hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ thức ăn.

Giúp cải thiện khả năng phát âm

Khả năng phát âm có ảnh hưởng lớn từ hàm răng. Những người nói ngọng, phát âm không rõ, không chuẩn thì răng thường bị hô, răng khấp khểnh, mất răng … Điều này chứng minh rằng, hàm răng chuẩn giúp bạn phát âm tốt hơn, tự tin và giao tiếp được dễ dàng.

Để có hàm răng chuẩn thì phải làm gì?

Rất nhiều người không có hàm răng tiêu chuẩn như mình mong muốn. Nhưng hiện nay, với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, bạn sẽ không phải lo lắng về hàm răng bị xô lệch, móm hay hô nữa.

Trục răng là gì
Niềng răng khắc phục hiệu quả vấn đề hàm răng bị sai lệch

Niềng răng vừa giúp căn chỉnh lại hàm và tương quan 2 hàm, vừa có thể sắp xếp, chỉnh lại vị trí của răng sao cho đạt chuẩn nhất. Kết quả của quá trình niềng răng không chỉ đem lại hàm răng cân đối, hài hòa, đạt khớp cắn chuẩn, đều đặn và thẳng hàng với nhau nhất.

Nha khoa Platinum, một địa chỉ niềng răng uy tín và chất lượng ở TPHCM. Phòng khám được thành lập bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, tận tâm và trách nhiệm với nghề. Nha khoa Platinum còn cung cấp dịch vụ niềng răng với gói dịch vụ trả góp với lãi suất 0%.

Quý khách có thể liên hệ ngay qua Hotline: 028 3920 9969 – 096 779 7799 hoặc inbox Fanpage Nha khoa Platinum đẻ được tư vấn dịch vụ chỉnh nha hiện đại và miễn phí bởi các bác sĩ chuyên môn cao.

>> Xem ngay: Bảng Giá Dịch vụ Tham Khảo – Nha Khoa Platinum

>> Xem ngay: Niềng răng hô giá bao nhiêu?

1) Răng của tôi còn tốt, tại sao bác sĩ chỉnh nha lại đề nghị nhổ để chỉnh nha?

Nhổ răng khi chỉnh nha nhằm mục đích tạo khoảng trống để di chuyển răng. Nếu không có khoảng trống, răng sẽ không thể di chuyển được.

Để răng di chuyển, cần phải có khoảng trống. Nếu bạn bị hô nhiều hoặc chen chúc nhiều, bác sĩ cần khoảng trống nhiều để xếp răng, thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Nếu không, răng không thể di chuyển được, hoặc sẽ bị chìa ra trước.

Trục răng là gì

Hình: Cung hàm thiếu chỗ nhiều thường sẽ được chỉ định nhổ răng. Thường là răng số 4 theo mũi tên.

Trục răng là gì

Hình: Nếu không nhổ răng, sau khi xếp đều bệnh nhân có thể gặp tình trạng răng bị chìa. Lý do bị chìa là vì thiếu chỗ, răng phải chìa ra trước thì mới xếp trên cung răng được.

Nhổ răng đem lại một khoảng trống tương đối lớn (khoảng 6-8mm mỗi bên), nên thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp răng có kích thước to, chen chúc hoặc hô nhiều. Thông thường, bác sĩ sẽ kéo lùi nhóm răng cửa vào khoảng trống răng đã nhổ nhằm giảm hô (điều trị hô), hoặc xếp đều nhóm răng cửa bị chen chúc vào khoảng trống nhổ răng (răng chen chúc), hoặc là kéo chiếc răng khểnh vào vị trí nhổ răng (điều trị răng khểnh),v.v... Vì vậy, chiếc răng thường được chỉ định để nhổ là răng số 4, tức là sau chiếc răng nanh (đếm từ răng cửa vào là răng số 4: răng cửa giữa là răng số 1, răng cửa bên là răng số 2, răng nanh là răng số 3).

Thông thường, sau khi chỉnh nha, khoảng trống sẽ được đóng lại, vì vậy bệnh nhân không phải trồng lại răng sau khi chỉnh nha vào vị trí răng đã nhổ.

Trục răng là gì

Hình: Khoang trống răng sau khi chỉnh nha được đóng kín. Nếu không dùng dụng cụ "banh môi" và đếm số răng, người bình thường rất khó nhận biết, kể cả bác sĩ chỉnh nha.

Trong một số trường hợp, có thể còn khoảng trống nhỏ, do kích thước răng không phù hợp (quá to hoặc quá nhỏ so với hàm đối diện), hoặc do răng bị dị dạng (răng hình chêm, răng dính với răng). Khi đó bác sĩ sẽ đề nghị trám lại hoặc làm veneer để thay đổi hình dạng răng và đóng kín khe hở.

Trục răng là gì

Hình: răng cửa bên dị dạng không thể đóng kín bằng chỉnh nha vì các răng khác đã gài khớp tốt. Giải pháp phù hợp là Veneer sứ cho răng dị dạng sau khi chỉnh nha để đóng khe hở. Mục tiêu của chỉnh nha trong trường hợp này là chỉnh các răng khác ở vị trí tốt để làm Veneer.

2) Mài kẽ răng là gì? Tại sao bác sĩ lại đề nghị phải mài răng để chỉnh nha?

Mài kẽ răng khi chỉnh nha là kỹ thuật mài 2 mặt bên của răng, nhằm mục đích làm cho răng "thon gọn" lại, đồng thời tạo khoảng trống để di chuyển răng.

Trục răng là gì

Hình: kỹ thuật "mài kẽ răng".

Thông thường, bác sĩ chỉ có thể mài kẽ một ít cho mỗi răng (khoảng 0.3 - 0.5mm), vì nếu mài quá nhiều ở 1 răng bệnh nhân sẽ dễ bị ê buốt. Vì vậy, kỹ thuật mài kẽ thường được áp dụng cho nhiều răng, từ 4,6,8 thậm chí 10 răng phía trước để tạo đủ khoảng trống di chuyển răng.

Trục răng là gì

Hình: trước và sau khi mài kẽ răng ở 4 răng cửa.

Thực tế, có những trường hợp răng cửa hình tam giác, chỉ tiếp xúc một phần it mặt bên thì mài kẽ sẽ hiệu quả: vừa có khoảng trống để di chuyển răng, vừa đóng lại được khe hở tam giác nướu, mà phần mô răng bị mài lại rất ít, nên gần như không ảnh hưởng đến răng.

Trục răng là gì

Hình: trước và sau khi mài kẽ ở răng có hình tam giác và khe hở nướu, và được đóng lại bằng Invisalign.

Ngược lại, nếu răng của bạn có tiếp xúc mặt bên tốt theo dạng mặt phẳng, thì khi mài sẽ phạm nhiều mô răng, dễ bị ê buốt, nhất là với bệnh nhân trẻ em.

Trục răng là gì

Hình: mài kẽ với mục tiêu kéo lùi giảm hô quá mức có thể gây ê buốt vì chạm vào phần ngà răng. Bệnh nhân trẻ tuổi dễ ê buốt hơn bệnh nhân lớn tuổi.

Như vậy, tùy thuộc vào khoảng trống cần thiết để di chuyển răng, bác sĩ sẽ đề nghị nhổ răng hoặc mài kẽ. Trong trường hợp thiếu chỗ quá nhiều, thậm chí cần phải kết hợp cả hai: nhổ răng và mài kẽ.

Mài kẽ răng thường được bác sĩ chỉnh nha chỉ định trong những trường hợp cần khe hở it để di chuyển răng như hô nhẹ (kéo lùi it), răng chen chúc nhẹ, hoặc để điều chỉnh khớp cắn trong trường hợp răng 2 hàm có kích thước không phù hợp.

3) Răng khôn là gì? Tại sao bác sĩ chỉnh nha đề nghị tôi nhổ răng khôn? Tôi đã nhổ răng số 4 để chỉnh nha rồi, tại sao lại phải nhổ thêm răng khôn?

Răng khôn là răng cối lớn trong cùng, hay còn gọi là răng số 8, được mọc khi bệnh nhân 18 tuổi "nếu có đủ khoảng trống". Trong trường hợp cung hàm bệnh nhân nhỏ, không có đủ khoảng trống, răng khôn có thể chưa mọc, mọc kẹt, hoặc bị ngầm.

Răng khôn có kích thước tương đối lớn, bằng với một răng cối lớn (là răng ăn nhai số 6, số 7 trong miệng bệnh nhân đếm từ rang cửa vào trong). Vì vậy, răng khôn thường không đủ chỗ để mọc, hoặc nếu mọc lên sẽ đẩy các răng của bệnh nhân ra trước, gây xô lệch hoặc hô thêm. Thực tế, một số bệnh nhân cảm thấy răng của họ bị hô hoặc chen chúc nhiều hơn so với lúc 16,17 tuổi (trước khi răng khôn bắt đầu mọc).

Trục răng là gì

Hình: răng khôn mọc kẹt và mọc ngầm vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các răng khác và đẩy răng ra trước.

Khi răng khôn mọc, nó sẽ đẩy các răng khác ra phía trước, vì vậy sẽ làm giảm khả năng kéo lùi nhóm răng cửa để giảm hô, hoặc mất đi khoảng trống để xếp đều răng (khoảng trống từ việc nhổ răng số 4), ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Vì vậy, khi bác sĩ chỉnh nha cảm thấy răng khôn gây bất lợi cho quá trình điều trị, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân nhổ răng khôn.

Trục răng là gì

Hình: Một bệnh nhân vừa có răng khôn mọc kẹt, vừa cần nhổ răng để xếp đều răng chen chúc. Nếu bạn có nhiều vấn đề như răng khôn mọc kẹt, răng bị hô hoặc chìa nhiều, kích thước răng to, thì khả năng bạn phải nhổ tổng cộng 8 răng là "hoàn toàn có thể xảy ra"!

Như vậy, răng khôn thường được chỉ định nhổ khi trong quá trình chỉnh nha, răng khôn mọc đẩy ra phía trước. Hoặc trong trường hợp bác sĩ muốn kéo lùi hàm tối đa, thì việc nhổ răng khôn để "ngăn ngừa hậu họa" có thể sẽ được tính đến.

Trong những trường hợp bệnh nhân đến gặp bác sĩ chỉnh nha sau khi răng khôn đã mọc hoàn toàn và đẩy hàm ra trước nhiều, thì kết quả chỉnh nha có thể sẽ chỉ ở mức độ nào đó, ngay cả khi đã nhổ răng số 4, vì bản chất cung răng đã bị đẩy ra trước quá nhiều.

4) Tôi thấy chỉnh nha phải nhổ răng nhiều quá. Như vậy có ảnh hưởng sức khỏe của răng, sức nhai của hàm không?

Trên thực tế, không có bác sĩ chỉnh nha nào muốn nhổ răng của bệnh nhân, trừ khi thật sự cần thiết. Tuy nhiên, xét về lâu dài, một hàm răng có khớp cắn tốt sẽ vẫn tốt hơn một hàm răng "có nhiều răng" nhưng tiếp xúc giữa các răng không tốt.

Sức nhai của hàm răng sẽ phụ thuộc vào bề mặt răng "thật sự tiếp xúc" với hàm đối diện khi ăn nhai. Nghĩa là nếu bạn có chiếc răng khểnh hay răng bị lệch vào trong hay ra ngoài, thì những răng đó "không có tiếp xúc nhai".

Trục răng là gì

Hình: răng khểnh không có tiếp xúc nhai, không được tính vào "sức nhai" của bệnh nhân.

Khi chỉnh nha, bác sĩ có thể nhổ đi chiếc răng bạn đang dùng để ăn nhai, nhưng sau đó sẽ kéo chiếc răng khểnh (hoặc răng bị lệch lạc khác) vào "vị trí ăn nhai". Vì vậy, sức nhai sẽ được phục hồi sau khi chỉnh nha.

Trục răng là gì

Hình: răng sau khi chỉnh nha có khớp cắn tốt, đa phần được bệnh nhân nhận xét là "cải thiện chức năng ăn nhai" sau khi chỉnh nha.

Sức khỏe của răng: một chiếc răng sẽ có được "độ bền" lâu dài và tuổi thọ cao nếu trục răng được đặt ở vị trí thẳng góc so với cung hàm. Ví dụ trường hợp răng cửa bị chìa ra trước, dưới tác dung của lực nhai, phần chân răng có thể bị ảnh hưởng, và "sức khỏe" của răng có thể không được tốt bằng một chiếc răng có trục dựng thẳng so với nền xương hàm.

Trục răng là gì

Hình: răng bị chìa có lực nhai không thẳng góc với nền hàm, về lâu dài có thể bị tiêu xương, tụt nướu ảnh hưởng thẩm mỹ và sức khỏe của răng. Thông thường, khi bệnh nhân lớn tuổi và kết hợp với nhiều yếu tố khác như tuổi tác, bệnh lý kèm theo thì răng mới biểu hiện rõ.

Khi chỉnh nha , bác sĩ sẽ cố gắng dựng trục răng phù hợp với nền xương hàm, nhằm giúp cho răng có "sức khỏe" khi ăn nhai tốt nhất.

Trục răng là gì

Hình: Một trường hợp răng bị chìa 2 hàm, bác sĩ nhổ 4 răng để dựng trục răng. Thực tế, phụ huynh và bệnh nhân thường ít khi đồng ý nhổ 4 răng chỉ để cải thiện "độ chìa" của răng vì thẩm mỹ vẫn đang ở tình trạng "chấp nhận được"!

Ngoài ra, trên thực tế đôi khi không thể đạt được độ nghiêng trục lý tưởng, vì cần phải dựa vào khoảng trống trên cung hàm. Nếu răng cửa bệnh nhân bị chìa quá nhiều và đã mài kẽ hết mức có thể, bệnh nhân cần chấp nhận răng hơi chìa ở mức độ nào đó. Thông thường, lý do là bệnh nhân đến quá trễ, khi răng đã bị chìa quá nhiều.

Như vậy, niềng răng không phải là một dụng cụ "thần kỳ" có thể di chuyển răng mà không có khoảng trống. Niềng răng không thể giúp răng cửa lùi lại, dù chỉ là 0.5mm nếu bác sĩ không tạo ra khoảng trống. Khoảng trống có thể được hình thành từ mài kẽ răng, hoặc nhổ răng, hoặc nghiêng răng ( mở rộng hàm ). Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cách phù hợp.

* Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người.

Bài viết bởi BS Võ Tuấn Anh - Nha khoa Lan Anh

tag: nha khoa tốt ở tphcm, niềng răng có đau không