Trước hành Đông của chủ nghĩa phát xít liên Xô đã có thái độ như thế nào

Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

Bản chất sự liên kết giữa các nước trong “phe Trục” là gì?

Hậu quả lớn nhất của Hiệp định Muyních là

Đáp án: D

Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…91...SGK Lịch sử 11 cơ bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

19/07/2020 7,209

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít

Đáp án chính xác

Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: D

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Trả lời:

Đáp án D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường chiến tranh xâm lược và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu vềcuộc chiến chống phát xít Đức của Liên Xôcác em nhé!

Kiến thức mở rộng về cuộc chiến chống phát xít Đức của Liên Xô

1. Khái quát chung về chủ nghĩa phát xít

a. Chủ nghĩa phát xít là gì?

Trên thế giới đã có khá nhiều tranh luận về định nghĩa cũng như bản chất của chủ nghĩa phát xít. Có thể nói chủ nghĩa phát xít là hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Chủ nghĩa phát xít luôn muốn thế giới phải khuất phục và tiêu diệt hết tất cả những dân tộc không đi theo chủ nghĩa này.

Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng chủ nghĩa tư tưởng là một hệ tư tưởng chính trị và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế, độc tài; có sự đối lập về những quan điểm về một nhà nước dân chủ.

b. Biểu tượng chủ nghĩa phát xít

Lịch sử không hề có một biểu tượng chính thức cho chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên biểu tượng chữ “Vạn” (Swastika) màu đen trên cờ Đức Quốc Xã vẫn có thể coi là đại diện cho toàn bộ chủ nghĩa phát xít. Năm 1920, cờ của phát xít Đức ra đời với thiết kế lá cờ có nền đỏ, một vòng tròn trắng và ở giữa là chữ “Vạn” (Swastika) màu đen.

Nhiều người cho rằng chữ “Vạn” trên cờ của Đức Quốc xã là chữ “Vạn” trong Phật giáo. Thực chất 2 biểu tượng này không hề có sự liên quan đến nhau.

Chữ “Vạn” ở cờ phát xít Đức có nguồn gốc từ chữ Vạn (Swastika) của người Aryan. Theo Hitler, người Aryan cổ xưa là một dân tộc hiếu chiến, thượng đẳng và Hitler khẳng định rằng dân tộc Đức có nguồn gốc từ tộc người này. Chính vì vậy biểu tượng của người Aryan là Swastika được chọn trở thành biểu tượng trong cờ phát xít Đức. Nó cũng trở thành biểu tượng của sự thống trị độc tài, tàn bạo của phát xít Đức nói riêng và chủ nghĩa phát xít nói chung.

c. Đặc điểm chủ nghĩa phát xít

Khi nói đến bản chất chủ nghĩa phát xít, các học giả cho rằng những yếu tố như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chuyên chế,… là những đặc điểm cấu thành chủ nghĩa phát xít. Có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng chúng ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa phát xít như sau:

- Xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ.

- Xây dựng quân đội hùng mạnh với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt.

- Đàn áp các phong trào cánh tả được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ.

- Thủ tiêu kinh tế thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Kích động tư tưởng dân tộc, kêu gọi tinh thần yêu nước phụng sự Tổ quốc.

- Kích động tư tưởng phân biệt chủng tộc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng dân tộc.

2. Chủ nghĩa phát xít Đức

a. Bối cảnh ra đời

- Đức trở thành nước thua trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì vậy Đức phải gánh chịu khoản bồi thường thiệt hại chiến tranh theo quy định trong Hòa ước Versailles năm 1919.

- Điều này đã đưa đến sức ép rất lớn cho nền kinh tế Đức. Đặc biệt khi chính phủ in tiền để trả nợ cho đất nước, nước Đức đã lâm vào khủng hoảng chưa từng có: siêu lạm phát khiến giá cả tăng cao, vấn đề lương thực dẫn đến nhiều cuộc bạo động, nạn thất nghiệp ngày càng tồi tệ.

- Ngay lúc này, sự kiện thị trường chứng khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 càng khiến nước Đức trở nên bất ổn và hỗn loạn hơn bao giờ hết.

- Tình trạng căng thẳng cùng sự bất lực của chính Đảng đã khiến người dân ngày càng bất mãn. Lợi dụng thời cơ này, Đảng Quốc xã và Hitler đã đưa ra những lời hứa hẹn về một chính quyền mạnh mẽ, giúp nước Đức vượt qua thời kì khó khăn và biến Đức trở thành một cường quốc.

- Chính vì vậy, Đảng Quốc xã đã chiếm được lòng tin của ngời dân, trở thành đảng nắm quyền kế tục thay cho Đảng Công dân Đức. Với sự kiện Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, chủ nghĩa phát xít đã thực sự lên nắm quyền tại Đức.

b. Tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức

Nếu tìm hiểuvì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức,bạn sẽ hiểu vì sao phát xít Đức nổi tiếng với sự tàn bạo và độc tài, gây ra rất nhiều tội ác cho toàn nhân loại. Trong đó chúng ta có thể kể đến việc châm ngòi cho Thế chiến II. Tháng 9 năm 1939, phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Hitler đã tiến hành xâm lược Ba Lan. Cuộc xâm lược này đã khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức theo hiệp ước 2 nước này đã ký kết với Ba Lan. Đây chính là sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh đẫm máu với cái chết của hơn 70 triệu người trong lịch sử.

Một tội ác khác của phát xít Đức mà nhân loại không thể nào quên đó là tội ác diệt chủng. Trong giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945, người Do Thái cùng nhiều nạn nhân khác đã bị sát hại bởi Đức Quốc xã. Họ bị bắt đến các trại tập trung, bị tra tấn dã man rồi bị thủ tiêu bằng nhiều phương thức tàn bạo như dùng súng hay dùng thuốc độc.

Trong đó cuộc thảm sát có quy mô nhất chính làHolocaust dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.

3. Diễn biến cuộc chiến chống phát xít Đức của Liên Xô

- Sáng 22/06/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. (Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay).

- Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

- Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát -“nút sống” của Liên Xô- nhưng không chiếm được. Quân đội Liên xô diễu binh trong lễ kỷ niệm lần thứ 10.

- Cuộc phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công.

- Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06/1944. phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

* Ở Mặt trận Bắc Phi:Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ – Anh phản công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.

* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

* Ở Thái Bình Dương:Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông,tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức. Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Hè 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âubằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩnbị tấn công Đức.

- Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

- Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu

4. Ý nghĩa của cuộcchiến chống phát xít Đức

Kết quả quan trọng nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại là sự thất bại cay đắng của phe phát xít và tạo làn sóng giải phóng các dân tộc khỏi sự nô lệ của các quốc gia khác trên thế giới: Ấn Độ, Myanmar, Philippines, Campuchia, Lào, Việt Nam và các nước khác.

Chiến thắng vĩ đại trên đã đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội, tạo ra những thay đổi quan trọng đối với hệ thống quan hệ xã hội thế giới.

Ngày 9-5 là ngày "Chiến thắng vĩ đại" của nhân dân Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít.Đồng thời, đây cũng là ngày lễ tuyệt vời để người dân Nga, Belarus và Ucraina tưởng nhớ những người lính đã hy sinh cho độc lập dân tộc, mang lại cho nhân dân tự do và hạnh phúc.Cho dù thời gian có trôi qua, những quốc gia này vẫn sẽ luôn ghi nhớ chiến thắng vĩ đại này như một phần của lịch sử, "phẩm giá" của dân tộc.