Tuần thứ bao nhiêu thì đi tiêm phòng uốn ván?

Như các mũi tiêm phòng khác, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thường gặp là sưng hoặc dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Việc sưng đau sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các thai phụ cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.

Tham khảo: Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Trực khuẩn của uốn ván phát triển rất tốt ở những mô bị nhiễm khuẩn, tổn thương và các bé hay mắc uốn ván từ dây rốn không được vệ sinh sạch sau sinh. Thường thì loại trực khuẩn này sẽ ủ bệnh trong cơ thể chúng ta tầm 10 ngày (4-21 ngày). Và mức độ bị nhiễm độc, vị trí, độ rộng, điều kiện yếm khí tại vết thương mà có triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện đại nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao, chiếm tỉ lệ khoàng 30 - 80% các trường hợp.

Vì lợi ích của tiêm phòng uốn ván khi mang thai rất lớn so với các nguy cơ, do đó các bà bầu nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ để tạo miễn dịch cho con. Nếu chẳng may quên không chích uốn ván cho mẹ thì sản phụ nên sanh đẻ tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định, đảm bảo đỡ đẻ sạch và tiêm vắc xin đầy đủ cho bé sau sinh.

Tham khảo: Cách trị cảm cho bà bầu không cần dùng thuốc

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết và bắt buộc đối với tất cả phụ nữ mang thai, kể cả phụ nữ mang thai lần 2 để đảm bảo an toàn nhất cho quá trình sinh nở. Có rất nhiều phụ nữ mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc chính đáng này.

Bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai

Uốn ván là một tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh gây ra do vi khuẩn Clostridium tetani có độc tố cực mạnh. Đây là loại vi khuẩn  có mặt ở mọi nơi, đất, cát, nước. Vi khuẩn có khả năng tồn tại mạnh ở môi trường bên ngoài, và khó tiêu diệt ngay cả với nhiệt độ cao và thời gian dài.

Phụ nữ mang thai bị uốn ván rất nguy hiểm
Phụ nữ mang thai bị uốn ván rất nguy hiểm

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván thông qua các vết thương hở gây nên bệnh uốn ván với các triệu chứng của tổn thương thần kinh nặng, gây co cứng cơ ở toàn cơ thể điển hình là các cơn giật. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong do liệt cơ  hấp.

Phụ nữ có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván trong quá trình sinh đẻ nếu chưa có kháng thể gây nên uốn ván tử cung. Trẻ em sinh ra từ bà mẹ chưa có kháng thể uốn ván dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván thông qua vị trí cắt và buộc dây rốn gây nên tình trạng uốn ván rốn.

Uốn ván rốn sơ sinh ra tình trạng vô cùng nguy hiểm do có thể khiến cho trẻ suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tử vong. 

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2

Bệnh uốn ván có tỉ lệ tử vong rất cao, trên 90% đối với người trưởng thành, và lên tới 95% đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêm phòng vacxin uốn ván là cách duy nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của loại vi khuẩn nguy hiểm này.

Tiêm phòng vacxin uốn ván là cách tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, giúp cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu. Đối với phụ nữ mang thai, quá trình này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván trong quá trình chuyển dạ. Kháng thể mà mẹ truyền cho con cũng giúp giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm trùng rốn thông qua vết cắt dây rốn.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2

Chính bởi vậy, tiêm phòng vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai là việc làm cần thiết và quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé.

=>>Xem thêm: Mang thai lần 2 sinh sớm hay muộn?

Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2

Đối với phụ nữ có thai lần đầu, việc tiêm phòng uốn ván thường được thực hiện theo nguyên tắc: tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 2 mũi này như sau: Mũi đầu tiên ngay khi phát hiện có thai và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng. 

Trường hợp phụ nữ mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván như thế nào thì còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 lần mang thai để tính toán phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Nếu thời gian giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và mẹ bầu đã được tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván trong lần mang thai đầu, thì lần này, mẹ bầu chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván khi thai được 24 tuần tuổi.

Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm, thì lịch tiêm vacxin uốn ván sẽ tương tự như lần đầu mang thai. Điều đó có nghĩa là thai phụ sẽ phải tiêm thêm 2 mũi vacxin, mũi 1 ngay khi phát hiện có thai và mũi 2 sau đó 1 tháng.

Do đã có kinh nghiệm ở lần mang thai trước nên quá trình mang thai lần 2 thường đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chuẩn sức khỏe thật tốt cũng như tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Vắc xin uốn ván tiêm cho phụ nữ mang thai lần 2
Vắc xin uốn ván tiêm cho phụ nữ mang thai lần 2

Trước tiên, mẹ nên tuân thủ kĩ lịch khám thai của bác sĩ, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như phát hiện những bất thường trong quá trình phát triển của bé để có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm thêm các xét nghiệm như giang mai, rubella, viêm gan B,… để chắc chắn rằng lượng kháng thể trong cơ thể vẫn đủ để ngăn ngừa được bệnh. Đối với một số vacxin có hiệu lực ngắn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc tiêm phòng bổ sung để tăng cường miễn dịch. 

Thông thường, vacxin cúm nên được tiêm mỗi năm 1 lần. Vacxin tiêm phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cũng nên được tiêm nhắc lại 1 lần vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, kể cả mẹ đã được tiêm phòng vacxin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi còn nhỏ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: sắt, acid folic, canxi, kẽm,.., hạn chế những thực phẩm không có lợi: đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,… cũng như có một chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Quá trình mang thai dù là lần thứ mấy cũng đều mang những ý nghĩa thiêng liêng. Tiêm phòng nói chung và vacxin uốn ván nói riêng là một trong những phương pháp để đảm bảo cho sự thiêng liêng ấy được trọn vẹn. Hi vọng với những thông tin trên đây đã giúp mẹ biết mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào.