Túi thai 16mm la bao nhiêu tuần

- Bình thường thì ngày rụng trứng ( có khả năng thụ thai) sẽ là ngày thứ 14 ( đối với vòng kinh 28 ngày, đều). Nếu ko sẽ thường là 14 ngày tính từ ngày đầu của kỳ hành kinh tiếp theo. Thế nên, nếu vòng kinh của bạn dài 35-40 ngày ( ko biết có lúc nào > 40 ngày ko, và có đều ko) thì ngày rụng trứng của bạn sẽ vào khoảng ngày 26 của chu kỳ kinh nguyệt. Như vậy khi đi siêu âm em bé của bạn có thể sẽ nhỏ hơn tuổi thai theo KCC khoảng 2 tuần. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Và thực tế là bạn ko thể biết là cái tháng mà mình có bầu đấy, nếu như mình hành kinh thì vòng kinh sẽ là bao nhiêu ngày mà. Thế nên 1 điều hết sức quan trọng để theo dõi em bé của bạn cho đến lúc sinh là phải có những giấy tờ siêu âm trong 3 tháng đầu. Tại trong 3 tháng này, đa phần các em bé đều phát triển như nhau. Còn sau này thì đứa lớn nhanh đứa lớn chậm, nên dự kiến sinh sẽ ko chính xác bằng.

- Cách đây 10 ngày bạn siêu âm túi ối là khoảng 4,2 mm và sau khoảng 1 tuần là 11,4 mm. Như vậy là có lớn lên. Thường thì khi thai khoảng 5 tuần đường kính túi ối khoảng 5 mm, sau 1 tuần ( tức 6 tuần) thì đk túi ối tăng gấp đôi: khoảng 10 mm. Mọi số đo chỉ là tương đối và tùy thuộc vào bác sỹ đặt con trỏ đo ntn, hoặc cắt hình ảnh siêu âm ntn thôi. Giống như 1 quả dưa chuột ấy, nếu bạn cắt ngang thì sẽ là hình tròn nhưng nếu cắt vát thì sẽ ra hình bầu dục và đường kính đo sẽ lớn hơn.

Cái quan trọng là túi ối của bạn có phát triển. Cộng thêm là bác sỹ bảo có hình ảnh của túi noãn hoàng. Đây là 1 thành phần nuôi dưỡng phôi, nếu túi noãn hoàng tròn đều...( bs bảo bt) thì đấy là 1 dấu hiệu cho thấy em bé vẫn phát triển bt.

Về lý thuyết thì khi phôi có thể xh ở tuổi thai 6 tuần và khi phôi xuất hiện thì cũng có thể thấy tim thai. Nhưng thường là ở tuần thứ 7. Trong trường hợp 8 tuần mà vẫn chưa thấy tim thai thì vẫn phải hẹn bn kiểm tra siêu âm sau 1 tuần.

Như vậy em bé của bạn mới khoảng 5-6 tuần thôi nên việc chưa thấy tim thai cũng có thế là bt. Tớ nghĩ bạn ko việc gì phải lo lắng cả. Cứ theo dõi tiếp bằng siêu âm.

Lần đầu mang thai, chắc hẳn các mẹ còn rất bỡ ngỡ với các thuật ngữ y học để theo dõi sự phát triển của con, trong đó có thuật ngữ túi thai. Vậy túi thai là gì? Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì thế, hôm nay, mekhoeconthongminh.com sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.

1. Túi thai là gì?

Túi thai (hay còn gọi là túi ối) được hiểu đơn giản là túi chứa em bé ở bên trong. Túi thai có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi từ khi còn hợp tử cho đến lức chào đời.

Việc siêu âm thấy túi thai cũng chính là dấu hiện đầu tiên để bác sĩ nhận biết bạn đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ.

Túi thai 16mm la bao nhiêu tuần

Túi thai (túi ối) là túi chứa em bé, có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi

2. Thai mấy tuần tuổi thì siêu âm túi thai?

Thai mấy tuần tuổi thì siêu âm túi thai? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Các mẹ cần biết rằng, quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng thành công sẽ tạo ra bộ 46 nhiễm sắc thể, được gọi là hợp tủ. Trứng được thụ tinh gọi là phôi dâu và chúng tiếp tục di chuyển vào tử cung của người mẹ để làm tổ. Vào khoảng ngày thứ 17 của thai kỳ, mẹ có thể sử dụng phương pháp siêu âm bằng đầu đò để thấy túi thai. Lúc này, kích thước túi thai khoảng 2 – 3mm.

Tuy nhiên, thời gian xuất hiện túi thai ở mỗi người là khác nhau, chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế, sau ngày thứ 17, nếu mẹ đi siêu âm mà vẫn chưa thấy túi thai thì cũng không nên lo lắng gì nhiều, có thể kiểm tra lại vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ để có kết quả chính xác nhất.

Khi túi thai xuất hiện, phôi thai dần hình thành trong tử cung và dần hình thành thành một em bé hoàn chỉnh cho đến ngày chào đời. Quá trình này được gọi là sự hình thành và phát triển của thai nhi.

3. Vì sao mẹ cần phải theo dõi túi thai sớm?

Thời gian đầu mang thai có rất nhiều biến cố xảy ra, đặc biệt là ở những mẹ có tiền sử bị sảy thai hoặc khó có con. Vì thế, khi phát hiện có túi thai, các bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi túi thai sớm để phòng ngừa các biến cố xảy ra ở thời điểm này, nhất là quá trình trứng thụ tinh, di chuyển vào tử cung. Đồng thời, trong giai đoạn này, mẹ thường xuyên gặp phải triệu chứng mệt mỏi, nôn ói, sốt,…nên cần được theo dõi để ngăn ngừa những tác động nguy hiểm đến phôi thai.

Vì thế, khi phát hiện có thai, mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ ngay để theo dõi sự hình thành của túi thai và quá trình phát triển của phôi thai, bảo vệ bé an toàn và hiệu quả.

4. Kích thước của túi thai theo tuần tuổi

Túi thai có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, kích thước của túi thai cũng thay đổi theo sự phát triển của thai nhi trong từng tuần tuổi.

Kích thước của túi thai là một trong những chỉ số cho biết bé có phát triển bình thường hay không và nó có liên quan mật thiết đến chỉ số nước ối. Vì thế, mẹ cần phải theo dõi cẩn thận.

Dưới đây là kích thước túi thai theo tuần tuổi của thai nhi, các bạn có thể tham khảo:

Tuổi thai (Tuần)

Đường kính túi thai (mm)

4 tuần

3 - 5

5 tuần

5 - 10

6 tuần

10 - 15

7 tuần

15 - 20

8 tuần

20 - 25

9 tuần

25 - 30

Cứ như vậy, đến tuần thứ 39 của thai kỳ, kích thước của túi thai rơi vào khoảng từ 175 – 180mm.

Nếu như mẹ thấy tuổi thai lớn hơn so với kích thước của túi thai thì hãy nhanh chóng đi thắm khám để bác sĩ kịp thời điều chỉnh.

6. Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?

Thông thường sau 7 tuần, bạn sẽ nghe thấy nhịp tim của con. Một số trường hợp có thể đo được nhịp tim của bé ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6. Có người trễ hơn là tuần thứ 7 hoặc thứ 10.

Và ở tuần thứ 7, khi nghe được nhịp tim thai thì đường kính túi thai rơi vào khoảng từ 15 – 20mm. Bạn có thể dựa vào đây, để nhận biết sự phát triển của thai nhi.

Túi thai 16mm la bao nhiêu tuần

Thông thường từ tuần thứ 7, túi thai khoảng 15 - 20mm thì mẹ sẽ nghe được tim thai của bé

7. Túi thai như thế nào là bất bình thường?

Các chỉ số túi ối sẽ tăng theo tỉ lệ thuận với tuổi thai. Trong suốt 9 tháng 10 ngày, mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra túi ối, tuổi thai xem chúng có phát triển tương ứng với nhau không, liệu có những biến cố nào xảy ra với phôi không, đặc biệt là khi trứng di chuyển từ ống dẫn trứng đến thành tử cung làm tổ.

Tình trạng bất thường này thường báo hiệu 2 điều:

  • Mẹ đang bị thiếu nước ối.
  • Cân nặng của thai nhi nhẹ hơn so với tuổi thai.

Vì thế, trong trường hợp túi ối nhỏ hơn một chút thì mẹ cần đi khám định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp với đó, mẹ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để có một sức khỏe tốt trong cả thai kỳ.

Trên đây là một số thông tin về túi thai. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã biết túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai. Nếu phát hiện điều gì bất thường xảy ra, bạn hãy đến bệnh viện ngay để kịp thời xử lý.